Lợi ích, chỉ số đánh giá và cách tối ưu hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là điều cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Vì nếu không thực hiện thì doanh nghiệp sẽ không thể nắm được yếu tố nào đang hoạt động tốt và kém để đưa ra những giải pháp khắc phục. Vậy hãy cùng tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Những lợi ích khi phân tích hiệu quả kinh doanh

Hieuquakinhdoanh

Giải pháp tối ưu hiệu quả kinh doanh
Việc thu thập thông tin để phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp những nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ biết cân đối và phát huy được những mặt tốt và cải thiện những mặt đang còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan chức năng Nhà Nước, phân tích hiệu quả kinh doanh giúp đánh giá được mức lợi nhuận thu về và hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà Nước. Từ những vấn đề này sẽ đưa ra quyết định nên đầu tư tiếp hay không.

Đối với các tổ chức hay cá nhân cho vay, họ sẽ dựa trên việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động cho vay của mình nếu vẫn có thể đảm bảo nguồn vốn và lãi của họ.

2. Những nguyên nhân khiến việc kinh doanh kém hiệu quả

Hieuquakinhdoanh

Hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng đến nhiều phương diện

2.1 Định hướng sai lệch

Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì việc định hướng dựa trên hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng hắn hơn. Về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không... từ đó có định hướng cụ thể và rõ ràng

2.2 Không kiểm soát chi phí

Chi phí là yếu tố quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp đau đầu khi gặp phải. Vì tiền là “ mạch máu” của doanh nghiệp, nếu không thể cân đối thu chi thì doanh nghiệp sẽ có khả năng bị ảnh hưởng rất cao. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, thì cần dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đo lường khả năng sinh lời...

Bạn có thể bắt đầu bằng việc lập kế hoạch phân tích và tổng hợp những nguồn thu, chi của doanh nghiệp, để đưa ra những phương án vận hành hợp lý và loại bỏ những chi phí không cần thiết.

2.3 Định giá sản phẩm/ dịch vụ không chuẩn

Một doanh nghiệp khi kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ thì nên có chiến lược định giá hợp lý. Bắt đầu từ việc tham khảo thị trường, đối thủ... để có thể đưa ra mức giá hợp lý. Sẽ dễ dàng hơn khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua một sản phẩm có mức giá phù hợp, điều này cũng quyết định tới doanh thu của doanh nghiệp.

Hãy cân nhắc đến những yếu tố như: giá nhập hàng, giá thị trường, chi phí marketing, chi phí vận chuyển... và rất nhiều loại chi phí khác nữa. Cố gắng ổn định mức giá cho sản phẩm của bạn để có thể kinh doanh một cách tốt nhất.
> Xem thêm:

2.4 Hiệu suất làm việc của nhân viên chưa cải thiện

Nhân viên là mảnh ghép của doanh nghiệp, họ đóng góp giá trị và công sức cho sự phát triển của công ty. Vì vậy, bạn nên đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên và tối ưu nó, giúp họ cải thiện hơn trong công việc.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, họ thường sử dụng những phần mềm quản lý công việc, giúp nhân viên nắm bắt được thông tin nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, và cấp trên cũng có thể quản lý được hiệu suất và tiến độ làm việc của nhân viên. Kết nối các phòng ban với nhau một cách hiệu quả.

3. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hieuquakinhdoanh

Dựa vào các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh để tối ưu công việc

3.1 Sự hài lòng của khách hàng

Thành công của doanh nghiệp là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và làm họ hài lòng. Bước tiếp theo là chăm sóc khách hàng một cách chu đáo và giữ chân họ ở lại trong những lần sử dụng sản phẩm/dịch vụ tiếp theo. Nếu có thể biến họ thành khách hàng trung thành sẽ giúp cho doanh nghiệp đỡ đi một khoản chi phí để mở rộng và tìm kiếm những khách hàng mới.

3.2 Lượng khách hàng mới trung bình

Số lượng khách hàng mới là một cách tuyệt vời để đo lường sự thành công của doanh nghiệp đồng thời dự đoán sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì một số lượng khách hàng cố định, có thể bạn cần khởi động chiến lược marketing để thu hút thêm khách hàng mới. Bằng cách quản lý thông tin khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể dễ dàng đếm số lượng khách hàng mới của mình.

Nếu tiếp cận được lượng khách hàng mới đều đặn, đây có thể xem là sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Bạn cần khởi động những chiến dịch Marketing để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Và quản lý họ bằng phần mềm quản lý công việc để chăm sóc và đánh giá hiệu quả.

3.3 Lượng hàng đã bán

Bạn cần dựa vào chỉ số này để đánh giá: Số lượng hàng đã bán / Tổng lượng hàng ban đầu x 100. Từ đây bạn sẽ đánh giá được tốc độ mà sản phẩm/ dịch vụ đó được tiêu thụ
Ví dụ: Bạn đã bán được 70% lượng hàng của mình là quần áo chỉ trong 1 tuần. Đây được xem là tốc độ tiêu thụ rất nhanh đối với bạn. Đối với vấn đề này, bạn cần đưa ra kế hoạch nhập hàng để có thể không bị thiếu hụt hàng khi kinh doanh.
Để kiểm soát được nó, bạn nên sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng hàng còn lại trong kho và lượng hàng tiêu thụ,... Từ đó sẽ dễ dàng đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp hơn với tình hình.

3.4 Tỷ lệ chuyển đổi

Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi dựa trên công thức sau: Số lượng khách mua hàng/ Số lượng khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: 1 tháng, cửa hàng của bạn tiếp cận được 1000 khách hàng và trong số đó có 300 người là khách hàng tiềm năng → Tỷ lệ chuyển đổi là 300/1000= 30%.

Từ đây để tính được số tiền để có được tỷ lệ chuyển đổi 1 khách hàng này bạn cần dựa vào các chi phí khác để đưa ra đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh chính xác hơn. Để cải thiện tỷ lệ này, bước đầu tiên bạn nên đào tạo nhân viên để tăng hiệu suất làm việc và tạo ra nhiều hiệu quả hơn cho công việc.

3.5 Đo lường doanh số của nhân viên

Sử dụng công thức: Doanh thu ròng / số lượng nhân viên.

Đây là chỉ số giúp bạn đưa ra những quyết định cho việc tuyển dụng tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn có được hiệu quả tốt.

Đặt ra KPI bán hàng rõ ràng cho từng nhân viên để thúc đẩy khả năng của họ một cách tốt nhất. Bạn nên dựa trên những kết quả từ tháng trước đó để đặt ra mục tiêu phù hợp cho từng người.

3.6 Chỉ số tăng trưởng từng kỳ

Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua doanh thu từng kỳ để đảm bảo duy trì được doanh nghiệp hay đưa ra những giải pháp để cải thiện bằng công thức: (Doanh thu kỳ hiện tại - Doanh thu kỳ trước)/ Doanh thu kỳ trước x 100.

Hoặc bạn có thể theo dõi số liệu ở hệ thống báo cáo của các phần mềm quản lý bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn mà cũng đảm bảo về tính chính xác hay thiếu sót trong các giao dịch làm bạn nhầm lẫn.

4. Cách tối ưu hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Hieuquakinhdoanh

Để phát triển doanh nghiệp cần cải thiện hiệu suất kinh doanh

4.1 Quản lý kho hàng

Sắp xếp và quản lý kho hàng cẩn thận để tối ưu hơn trong việc nhập và xuất hàng, tránh nguy cơ hết hàng hay tồn hàng. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi những việc này. Phần mềm sẽ tự động cập nhật số lượng sau mỗi giao dịch được thực hiện, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian hơn mà vẫn đáp ứng được hiệu quả công việc

4.2 Tối ưu quy trình

Quy trình bán hàng cần được tối ưu ngay từ đầu để có được sự hài lòng của khách hàng, họ sẽ không cần phải chờ đợi hay mất thêm thời gian vào những công đoạn khác nữa để thoải mái hơn trong việc tham quan và mua sắm. Đó là dựa trên việc bày trí các sản phẩm một cách hợp lý để thu hút khách hàng hơn.
Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cửa hàng như quầy thanh toán, máy quét, phần mềm quản lý bán hàng, có thể tạo thêm các chương trình tích điểm đổi quà để kích cầu khách hàng mua sắm nhiều lần hơn tại cửa hàng của bạn.

4.3 Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh

Hiện nay, quản lý bằng phương thức truyền thống không còn được nhiều doanh nghiệp áp dụng, vì nó gây tốn thời gian và công sức mà hiệu quả mang lại không cao. Phương thức truyền thống chỉ phù hợp với các đối tượng mô hình nhỏ và ít nhân viên.

Rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng để cập nhật các giao dịch phát sinh trong ngày, quản lý thu chi, dòng tiền ra vào để nắm bắt dễ hơn và tránh nhầm lẫn. Hơn nữa những phần mềm này còn có các tính năng đặc biệt giúp doanh nghiệp vận hành tối ưu hơn và quản lý cửa hàng dễ dàng hơn.
Không còn tốn thời gian và công sức để tính toán và báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần. Phần mềm này sẽ giúp chủ cửa hàng theo dõi nhân viên làm việc, KPI của từng người và cả hiệu quả hoạt động của họ nữa.

5. Kết luận

Trên đây là các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng tôi đã tổng hợp lại để giúp các bạn đang muốn phân tích thực trạng của doanh nghiệp đưa ra quyết định khắc phục phù hợp hơn. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm phần mềm bán hàng để áp dụng cho doanh nghiệp của mình thì có thể tham khảo Haravan. Với kinh nghiệm triển khai cho hơn 50.000 nhà bán hàng vừa và nhỏ, Haravan có thể giúp bạn quản lý bán hàng đa kênh với các giải pháp Marketing hiệu quả và quản lý vận hành.

Có thể bạn quan tâm:

>> Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả

>> Upsell là gì? Kỹ thuật bán hàng gia tăng giúp kiếm lợi nhuận hiệu quả

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Top 5 đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày chuyên nghiệp

09/11/2022 MKT Nguyệt

Cách thiết kế quán bida đơn giản, đẹp, thu hút khách hàng

09/11/2022 MKT Nguyệt

Top 7 chợ đầu mối trái cây từ Nam ra Bắc lớn nhất Việt Nam

09/11/2022 MKT Nguyệt