8 cách giúp tăng Review (đánh giá) cho Website thương mại điện tử

Đánh giá online (Reviews) đã trở thành một tính năng thiết yếu và cần thiết cho hầu hết các website thương mại điện tử, đặc biệt với tính cách “bán tín bán nghi” của đa số người Việt Nam thì Reviews càng trở nên công cụ thúc đẩy bán hàng mạnh mẽ hơn bất kì công cụ nào. Bởi một khi đã đọc đến Reviews trên site của bạn, khách hàng đã thể hiện sự quan tâm và khả năng mua hàng sẽ rất cao nếu như đọc được các Reviews tích cực. Chính vì vậy, việc tập trung vào tăng những Reviews cho website của bạn là cực kì cần thiết nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp online của mình lên một bước phát triển mới.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Search Engine Land năm 2014, có khoảng 88% khách hàng quyết định mua hàng từ các site có Reviews tích cực. Những reviews trên website là “tín hiệu tin cậy” giúp truyền cảm hứng và tạo sự an tâm trong tâm trí người tiêu dùng. Review bằng việc mô tả lại các tính năng hay chất lượng sản phẩm dựa trên cái nhìn của người tiêu dùng sẽ giúp khách hàng thêm tin cậy vào doanh nghiệp của bạn. Khi khách hàng đọc được những đánh giá tích cực và khách quan, chắc chắn họ sẽ có nhiều khả năng mua hàng hơn. Ngoài ra, việc thêm Reviews cũng sẽ góp phần giúp thúc đẩy tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

Để giúp bạn làm quen và áp dụng tính năng Reviews cho website của bạn, ở bạn viết này, Haravan muốn giới thiệu đến bạn 8 cách hiệu quả nhất để tăng thêm các đánh giá trực tuyến, giúp cải thiện lượt truy cập trên website cũng như tăng tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn.

1. Tạo sự uy tín đối với khách hàng

Những đánh giá tích cực từ khách hàng là vô giá trong việc cải thiện độ tin cậy cho website của bạn. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng đều không có thói quen để lại bất kì đánh giá nào sau khi mua sản phẩm hay dịch vụ. Có thể do họ không hài lòng hoặc sản phẩm/dịch vụ của bạn không mang lại gì đó đặc biệt giúp họ có động lực để viết đánh giá về nó.

Để thúc đẩy khách hàng quay lại viết reviews, bạn có thể tạo thêm các chiến dịch khuyến mãi hoặc tặng miễn phí… Việc này không chỉ giúp tăng uy tín cho doanh nghiệp bạn mà còn khuyến khích khách hàng thích thú để lại những đánh giá tích cực. Ví dụ: Bạn có thể tặng 1 phiếu mua hàng cho những khách hàng để lại Đánh giá sau 24h mua hàng…

>> Đọc ngay: 9 cách chiếm lòng tin khách hàng ngay cả khi bạn chưa có doanh số

2. Sử dụng bên thứ 3 cung cấp dịch vụ đánh giá trực tuyến

Bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị thứ 3 chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá website để giúp tăng nhanh reviews cho website của mình như Bazaarvoice hoặc Reevoo. Họ sẽ đóng vai như một khách hàng thực tế đã mua sản phẩm/dịch vụ trên trang web để đưa ra những đánh giá tin cậy và chận thực nhất. Đây là cách hiệu quả và dễ dàng để xây dựng lòng tin của khách hàng cho cửa hàng trực tuyến của bạn.

3. Tăng tương tác người dùng

Nếu có khả năng viết, khả năng chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tăng đánh giá trực tuyến cho doanh nghiệp bằng việc xây dựng hình ảnh của mình như một chuyên gia trong ngành. Bạn có thể làm điều này bằng cách viết những bài chia sẻ về ngành nghề mình đang kinh doanh hoặc thuê chuyên gia tư vấn và đưa ra các tips về sản phẩm/dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Khi bạn đặt đã có những nội dung chia sẻ hay và hữu ích, mọi người sẽ bắt đầu tin tưởng và chia sẻ nội dung của bạn với những người khác, giúp tăng sự tương tác người dùng và nhờ đó, những đánh giá từ phía khách hàng cũng tăng lên.

>> Xem thêm: Tuyệt chiêu viết content chết người từ Reviews của người dùng

4. Tập trung vào những khách hàng hiện tại

Những đánh giá tích cực có thể giúp bạn lôi kéo được nhiều khách hàng hơn nữa, và nếu bạn tập trung vào sự hài lòng của những khách hàng hiện tại và tạo mối quan hệ lâu dài với họ, bạn có thể biến họ thành những khách hàng trung thành của mình, đồng thời sẽ giúp bạn có thêm những đánh giá tích cực từ những khách hàng này.

Theo một bài báo đăng trên Forbes.com, hơn 80% doanh thu tương lai của công ty sẽ đến từ hơn 20% khách hàng trung thành nhất. Để tạo cảm hứng và sự thỏa mãn cho các khách hàng hiện tại, bạn nên dành cho họ những mã giảm giá hoặc những ưu đãi đặc biệt, như vậy sẽ làm cho họ cảm thấy mình được chăm sóc, được tôn trọng. Từ đó kích thích họ quay lại mua hàng và viết những đánh giá tích cực cho sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

>> Đọc ngay: 3 cách để giữ chân khách hàng hiệu quả

5. Khám phá phần mềm Email Marketing

Email marketing được chứng minh là phương tiện đứng thứ 2 giúp thúc đẩy bán hàng sau kênh tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn thực sự coi trọng việc tăng doanh số và mong muốn tạo một cộng đồng dựa trên những khách hàng của mình thì công cụ email marketing là một thành phần thiết yếu trong chiến dịch của bạn.

Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 chuyên về công cụ email marketing như: Getresponse, Mailchimp….Nhưng dù làm việc với bên nào, thì để phát triển được chiến dịch email marketing, điều trước tiên và bắt buộc bạn cần có là dữ liệu (địa chỉ email) những khách hàng mục tiêu của mình. Bạn có thể gửi những email tự động tới họ để cung cấp mã giảm giá hoặc những ưu đãi bất ngờ để kích thích họ để lại những đánh giá tích cực về sản phẩm của bạn. Nên nhớ rằng, chiến dịch này sẽ hiệu quả nhất khi bạn gửi email 1 vài ngày sau khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ trên site của bạn.

6. Đòn bẩy truyền thông xã hội

Việc phát triển rộng rãi và phố biến của các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Linkedln, Twitter, Pinterest và một số kênh khác đã tạo nên những diễn đàn lý tưởng để tìm kiếm và kết nối khách hàng. Mạng truyền thông xã hội có thể là nguồn hiệu quả và thu hút các đánh giá từ khách hàng của bạn. Các khách hàng online thường để lại phản hồi về sản phẩm/dịch vụ của bạn trên các kênh này thay vì viết reviews trên website của bạn. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng tốt hơn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tính năng Star Rating & Reviews trên Fanpage

7. Thêm tính năng đánh giá và xếp hạng trên trang web của bạn

Nhiều nhà cung cấp phần mềm thương mại điện tử, ngay cả Haravan đều cung cấp tính năng Review để bạn có thể thêm vào cửa hàng của bạn (Xem thêm ứng dụng Product reviews tại Haravan). Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng để tạo cửa hàng online cho mình, hãy cân nhắc tạo thêm tính năng reviews ngay từ giai đoạn này. Nếu bạn đã dùng một nền tảng kinh doanh trước đó, hãy kích hoạt ngay tính năng đánh giá và xếp hạng cho website ngay bây giờ.

8. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

Và cuối cùng, cách hiệu quả và đáng tin cậy nhất để tạo nên những đánh giá trên trang của bạn vẫn chính là việc cung cấp những dịch vụ đặc biệt cho khách hàng của bạn. Nên nhớ rằng, khách hàng không nơ bạn lòng trung thành. Thay vào đó, bạn phải cố gắng để lấy được sự trung thành của họ bằng cách đảm bảo sự hài lòng cho mỗi khách hàng ngay từ lần mua hàng đầu tiên.

Những đánh giá trực tuyến chắc chắn sẽ giúp bạn thúc đẩy bán hàng online và tăng lợi nhuận, tăng doanh thu. Hy vọng những mẹo nhỏ Haravan gửi đến bạn trên đây sẽ giúp tăng những đánh giá từ phía khách hàng, tạo nên những tác động tích cực cho website thương mại điện tử của bạn, giúp đẩy mạnh doanh số cũng như tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Nguồn: Volusion Blog

>> Bài viết có cùng chủ đề:

Lợi ích cho nhà bán hàng khi kinh doanh đa sàn Thương mại điện tử

Đâu là tương lai của thương mại điện tử? 10 Insight về sự bành trướng của một ngành công nghiệp

Chia sẻ cách làm Marketing gian hàng trên sàn thương mại điện tử trong ngày MegaSale từ Seller chuyên nghiệp

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: