Concept là gì? Ý nghĩa và tính chất của concept trong các lĩnh vực

“Lên concept chụp hình/ concept sự kiện” vốn là những thuật ngữ không quá xa lạ với chúng ta. Nhưng không phải ai cũng biết được rõ ràng và chi tiết “concept là gì” hay sự khác nhau giữa ý nghĩa và tính chất của concept trong từng lĩnh vực. Hãy cùng Haravan tìm hiểu khái niệm và các bước để lên concept hoàn chỉnh nhé!

1. Concept là gì?

Concept là gì

Concept là ý tưởng chủ đạo được thể hiện xuyên suốt chiến dịch

Concept chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình hoặc mục tiêu nào đó. Ngoài ra, concept còn được định nghĩa là những ý tưởng “xương sống” chủ đạo sẽ diễn ra xuyên suốt và đồng nhất trong từng hoạt động nhỏ của chương trình.

Dựa trên bảng concept được miêu tả chi tiết, nhân sự sẽ thấu hiểu được tường tận ý nghĩa và mong muốn của chiến dịch. Từ đó triển khai những hoạt động thể hiện tinh thần mà bạn concept đang muốn hướng đến.

Tuỳ theo lĩnh vực mà concept sẽ được định nghĩa để được phục vụ cho những mục đích khác nhau.

2. Phân biệt Concept và Idea?

Đều thể hiện hàm ý là “ý tưởng” nhưng giữa Concept và Idea vẫn tồn tại nhiều điểm khác nhau. Idea là một phần con của concept, là những ý tưởng được xây dựng và phát triển dựa trên concept được quy định từ ban đầu.

Nếu như concept thể hiện trọn vẹn những ý tưởng trong một chương trình, lĩnh vực thì idea là những ý tưởng rời rạc thường được thể hiện nhất thời và thiếu hệ thống.

3. Ý nghĩa và tính chất Concept trong từng lĩnh vực?

Concept khi đặt trong những bối cảnh khác nhau sẽ thể hiện những ý nghĩa và tính chất khác nhau.

3.1. Concept trong nội thất là gì?

Concept thiết kế là những ý tưởng thiết kế nội thất được hình thành và xây dựng bởi những kiến trúc sư nhằm mang đến cái nhìn tổng quát về các mẫu thiết kế nội thất của gia chủ. Một bản concept trong nội thất có thể bao gồm nhiều yếu tố từ các thông tin tổng quan như bố trí không gian đến các chi tiết nhỏ hơn như chất liệu, màu sắc của những món đồ nội thất.

Để xây dựng nên bản concept nội thất hoàn chỉnh, các kiến trúc sư phải tiến hành khảo sát nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi xây dựng ngôi gia. Khách hàng có thể yêu thích phong cách tối giản với gam màu trắng - đen hoặc cũng có thể dành sự ưu ái cho những tone màu trầm, ấm. Dựa trên những yêu cầu mà khách hàng gửi đi, các kiến trúc sư sẽ bắt đầu hình thành bản concept nội thất chi tiết nhằm phác họa rõ nét hình ảnh cuối cùng mà khách hàng nhận được.

Ngoài ra, dựa trên bản concept nội thất, bên thi công còn có thể bố trí không gian, nội thất phù hợp cho từng khu vực. Nói cách khác, concept nội thất chính là bản “tài liệu tham khảo” cho các bên thi công.

Concept là gì

Concept trong lĩnh vực nội thất

3.2. Concept trong lĩnh vực thời trang là gì?

Có thể nói dù concept được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau song “ý nghĩa cốt lõi” của thuật ngữ này vẫn không thay đổi. Concept trong lĩnh vực thời trang hay còn được gọi tắt là concept fashion là những phong cách chủ đạo được thể hiện trong bộ sưu tập thời trang như concept Tết, concept giáng sinh,...

Thông qua concept trong lĩnh vực thời trang, nhà thiết kế thời trang sẽ thể hiện tinh thần, phong cách của bộ sưu tập mà mình đang hướng đến và dựa vào đó để phát triển ý tưởng cho những trang phục tiếp theo.

Concept là gì

Concept trong lĩnh vực thời trang

3.3. Concept khi chụp ảnh là gì?

Concept trong chụp ảnh những mô tả tổng quát về bố cục, mô hình, tinh thần của buổi chụp ảnh. Thông qua concept chụp ảnh, nhiếp ảnh gia lẫn các nhân sự chỉnh sửa ảnh sẽ hỗ trợ sắp xếp bố cục, các vật thể/ chủ thể một cách khéo léo để thể hiện rõ nét tinh thần của bức ảnh.

Concept khi chụp ảnh sẽ giúp nhiếp ảnh gia lẫn khách hàng tiết kiệm được phần lớn thời gian khi không phải loay hoay trong quá trình chuẩn bị, set up hay chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp. Đồng thời thể hiện được mong muốn và tinh thần mà khách hàng yêu cầu dễ dàng hơn.

Concept là gì

Concept khi chụp ảnh

3.4. Concept trong lĩnh vực tổ chức sự kiện là gì?

Concept sự kiện sẽ thể hiện tổng quát những ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong buổi sự kiện từ cách setup sân khấu, các khu vực đón khách đến các vật thể được thiết kế và trưng bày trong sự kiện. Thông qua concept sự kiện, bạn sẽ thể hiện được mục tiêu và tinh thần của thương hiệu đồng thời xây dựng được hình ảnh rõ nét cho tâm trí của người tham gia sự kiện.

Concept là gì

Concept khi tổ chức sự kiện

4. Các bước để lên concept hoàn chỉnh

Để xây dựng concept hoàn chỉnh, bạn cần phải trải qua nhiều bước khác nhau để thấu hiểu được tâm tư và mong muốn của khách hàng. Đồng thời triển khai ý tưởng cũng như hoàn thiện chúng một cách chỉn chu và chuyên nghiệp. Cụ thể, bạn cần phải trải qua 5 bước khác nhau để hoàn thiện một bản concept:

4.1. Thấu hiểu mong muốn của khách hàng

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để thực hiện concept. Thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng phổ biến tinh thần đến đội ngũ nhân sự.

Bạn có thể thấu hiểu mong muốn của khách hàng thông qua những cuộc gặp mặt trực tiếp/ trực tuyến, biểu mẫu hay thông tin mà khách hàng gửi đến,... Những thông tin mà bạn có thể khai thác từ khách hàng để lên concept hoàn chỉnh bao gồm:

  • Mục tiêu của khách hàng cho concept là gì?

  • Tinh thần mà phía khách hàng muốn thể hiện trong concept?

  • Những lưu ý khi xây dựng concept cho khách hàng?

  • Những điều bắt buộc phải có trong concept là gì?

4.2. Nghiên cứu và thu thập những thông tin liên quan đến Concept

Sau khi có được những thông tin từ phía khách hàng, bạn sẽ tiến hành thu thập những dữ liệu liên quan đến concept bao gồm: những nghiên cứu liên quan, hình ảnh chủ đạo, hình ảnh minh họa, màu sắc, tinh thần mong muốn hướng đến,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo concept của nhiều bên khác cả trong nước lẫn ngoài nước để mở rộng góc nhìn và xây dựng concept sáng tạo, độc đáo hơn. Tuy nhiên, bạn nên dựa trên câu trả lời của khách hàng để thu thập thông tin nhằm tiết kiệm thời gian cũng như khai thác đúng và đủ những thông tin liên quan.

Concept là gì

Nghiên cứu và thu thập thông tin trong quá trình xây dựng concept

4.3. Sáng tạo dựa trên thông tin đã thu thập

Sau khi tìm kiếm và thu thập được những thông tin liên quan, bạn cần phải tổng hợp lại một cách hệ thống. Những thông tin này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn phát triển những concept về sau.

“Sáng tạo dựa trên thông tin và yêu cầu” là bước tiếp theo mà bạn cần phải thực hiện để xây dựng bản concept hoàn chỉnh. Các nhân sự trong bộ phận sẽ tiến hành nêu lên những ý tưởng concept để thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn này, bạn nên đề cao tinh thần sáng tạo và cá tính của các thành viên trong đội ngũ để nâng cao năng suất làm việc của tập thể.

4.4. Thống nhất ý tưởng

Dựa trên những ý tưởng concept mà nhân sự đóng góp, bạn sẽ tiến hành thu thập lại thành những phương án và tiến hành bình chọn concept sẽ mang đến hiệu quả cao nhất. Khi lựa chọn concept cuối cùng, bạn cần phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng

  • Tính cụ thể, chi tiết và rõ ràng trong bản concept

  • Tính liên quan giữa concept đề ra với tinh thần của thương hiệu

  • Kinh phí mà khách hàng có thể chi trả

Concept là gì

Thống nhất ý tưởng sau khi brainstorm

4.5. Tiến hành phổ biến và thực thi Concept

“Tiến hành phổ biến đến khách hàng” chính là một trong những bước cuối cùng mà bạn cần thực hiện khi xây dựng Concept. Ở bước này, bạn sẽ phổ biến bản concept hoàn chỉnh của bạn đến phía khách hàng nhằm mang đến cái nhìn tổng quát lẫn chi tiết cho họ. Đồng thời bạn cũng cần giải đáp những thắc mắc liên quan đến concept cho khách hàng.

Sau khi “chốt” được concept chính với khách hàng, bạn sẽ tiến hành phổ biến cụ thể đến các thành viên trong team đồng thời phân chia công việc trong từng bộ phận, thành viên.

5. Kết luận

Tóm lại, concept chính là những ý tưởng chủ đạo được thể hiện xuyên suốt chiến dịch. Dựa trên concept mà các bộ phận liên quan có thể thấu hiểu và thực thi công việc hiệu quả hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể thấu hiểu “concept là gì” cũng như các bước để xây dựng một concept hoàn chỉnh.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Mockup là gì

Có thể bạn quan tâm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Mockup là gì? Vì sao mockup quan trọng trong thiết kế ?

25/04/2023 MKT Ngoc Anh

Biểu tượng là gì? Bật mí những biểu tượng ý nghĩa cho thương hiệu

25/04/2023 MKT Ngoc Anh

UTM là gì? Cách sử dụng UTM vào quản lý hiệu quả Marketing

24/04/2023 Hồng Đức