Tổng quan Paid, Owned, Earned Media là gì?

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng đã trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Chúng cung cấp cách tiếp cận đa dạng để kết nối với khách hàng và tạo nên sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các khái niệm này trong bài viết sau đây.

Nếu như trong Marketing truyền thống có công cụ 4P thì trong Digital Marketing cũng có mô hình Paid, Owned, Earned kinh điển. Đây là mô hình cực kỳ thông dụng được hầu hết các doanh nghiệp thành công hiện nay đều áp dụng. Vậy Paid, Owned, Earned media là gì? Hãy cùng Haravan tìm hiểu qua bài viết sau!

1. Mô hình Paid Owned Earned Media là gì?

Paid Owned Earned là gì

Paid, Owned và Earned là mô hình truyền thông của 3 kênh truyền thông: trả phí, sở hữu và lan truyền

Paid Owned Earned media là gì? Hiểu một cách đơn giản, Paid, Owned và Earned là mô hình truyền thông của 3 kênh truyền thông: trả phí, sở hữu và lan truyền. Đây là kiểu kết hợp nhằm mục đích tối ưu hóa khâu phân phối nội dung trong chiến dịch Digital Marketing của thương hiệu.

Trong bối cảnh phương tiện truyền thông đang bão hòa, phân mảnh và không ngừng phát triển như hiện nay thì mô hình Paid, Owned, Earned sẽ cung cấp cách thức mới để tiếp cận thị trường mục tiêu. Thương hiệu có thể dựa trên điểm mạnh của từng loại phương tiện để xác định các điểm tiếp xúc thương hiệu (touchpoints) nhằm tối ưu hóa hiệu suất truyền thông và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

2. Chi tiết về mô hình Paid Owned Earned media

2.1 Paid media (Truyền thông trả phí)

Paid Owned Earned là gì

Paid media (Truyền thông thông trả phí)

Paid media là gì? Đây là các công cụ, kênh truyền thông mà thương hiệu phải chi trả một khoản tiền để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ như các bài PR lên báo, bài fanpage trên mạng xã hội hay các trang tin điện tử, bài đăng của những người nổi tiếng,... để quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu.

Paid media thường được các doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp nhằm mục đích tăng nhận diện công chúng về sản phẩm cũng như doanh nghiệp.

Những công cụ Paid media được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Social ads (Facebook,Zalo, Instagram,...), Search ads (Google, Cốc Cốc,...), Display ads (quảng cáo hiển thị), Ấn phẩm, TV,...

Ưu điểm:

  • Ngay lập tức: Paid media có tốc độ lan truyền nhanh và có hiệu quả ngay lập tức, giúp cho đối tượng mục tiêu có thể nhận biết về sản ngay tức thì. Không chỉ vậy, kênh truyền thông trả phí này còn có khả năng định hướng dư luận rất hiệu quả.

  • Theo yêu cầu: Sự phát triển của công nghệ số giúp nhà quảng cáo có thể hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu muốn.

  • Bao phủ rộng: Mức độ phủ sóng cao, nhận diện thương hiệu tốt.

Nhược điểm:

  • Ít tin cậy.
  • Tỷ lệ phản hồi thấp.
  • Có thể gây khó chịu, phiền phức cho khách hàng.
  • Tốn nhiều chi phí.

2.2 Owned media (Truyền thông sở hữu)

Paid Owned Earned là gì

Owned media (Truyền thông sở hữu)

Owned media là gì? Owned media là kênh truyền thông sở hữu, tập hợp các công cụ, các kênh thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của thương hiệu, không chịu sự tác động của bên thứ 3. Chẳng hạn như blog, website, fanpage, ứng dụng,...

Ưu điểm:

  • Hiệu quả lâu dài: Đối với Owned media thì việc này sẽ hoàn toàn không xảy ra khi toàn bộ thông tin mà doanh nghiệp giới thiệu đều hướng tới cung cấp những thông tin hữu ích tới người tiêu dùng, giúp họ giải quyết được vấn đề đang gặp phải. Do đó, thông qua truyền thông sở hữu, doanh nghiệp có thể tạo dựng được mối quan hệ bền vững và thúc đẩy hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tự nhiên. Chúng sẽ mang đến hiệu quả lâu dài vì không gây ra các phản ứng khó chịu.

  • Hiệu quả về mặt chi phí: Một trong những điểm mạnh của Owned media không thể bỏ qua đó chính là quảng cáo được sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Owned media trở thành giải pháp cho vấn đề này khi những thông tin được đăng trên đây là tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành.

  • Linh hoạt và có thể kiểm soát: Do thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể linh hoạt khi sử dụng kênh truyền thông này đến khách hàng theo mục tiêu. Hơn nữa, với kênh truyền thông này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn quyết định được chiến lược branding, nội dung thông điệp truyền tải cũng như cơ sở dữ liệu.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian để tiếp cận được rộng rãi công chúng: Có thể thấy Owned media cần nhiều thời gian hơn các kênh truyền thông khác khi tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, cần tạo được các quy tắc trong doanh nghiệp để có thể duy trì được Owned media là rất cần thiết.

  • Không được tin cậy cao: Bởi mức độ hiệu quả lại phụ thuộc khá lớn vào bản thân thương hiệu. Nếu thương hiệu chưa đủ lớn thì phương pháp này sẽ không tiếp cận được nhiều người, sự tương tác với khách hàng cũng không cao.

2.3 Earned media (Truyền thông lan truyền)

Paid Owned Earned là gì

Earned media (Truyền thông lan truyền)

Earned media là gì? Earned media là một kênh hỗ trợ phản hồi hoặc thảo luận một cách tự nhiên và tích cực nhất về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn như đánh giá của khách hàng vào một bài đăng trên Facebook. Đây được xem như là kết quả của việc thực hiện thành công 2 kênh Paid media và Owned media trong Digital Marketing.

Các công cụ thuộc kênh Earned media bao gồm: những lời bình luận, chia sẻ, nhận xét, đánh giá từ khách hàng, sự lan truyền của cộng đồng thông qua mạng xã hội. Chính vì vậy mà các nội dung trên Earned Media luôn thu hút được sự quan tâm và nhận được sự tin tưởng của người dùng hơn là các nội dung do doanh nghiệp đăng tải.

Ưu điểm:

  • Vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc mua: Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng và ảnh hưởng rất lớn vào những thông tin được cung cấp từ kênh truyền thông này.

  • Đáng tin cậy: Do kênh truyền thông này được lan truyền tự nhiên khi khách hàng thảo luận và đánh giá về sản phẩm và thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Không thể kiểm soát: Do kênh truyền thông này không thuộc quyền sở hữu và doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Trong một số trường hợp, chúng sẽ khiến cho thương hiệu của bạn dễ gặp phải những ý kiến trái chiều.

  • Khó đo lường

3. Phân biệt Paid Media, Owned Media và Earned media

Paid Owned Earned là gì

4. Ví dụ về mô hình Paid Owned Earned media

Paid Owned Earned là gì

Chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s

Nếu bạn là một marketer, chắc hẳn bạn sẽ biết tới một chiến dịch thành công vang dội của Biti’s có tên là “Đi để trở về”.

Theo một khảo sát của Biti’s, có hơn 87.000 cuộc đối thoại về chủ đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội. Đặc biệt, trong những dịp Tết, câu chuyện đi du lịch hay trở về với gia đình lại càng được các bạn trẻ quan tâm và tranh luận nhiều hơn.

Chính vì thế, Biti’s đã mở đầu chiến dịch bằng cách tạo tranh luận về vấn đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội để thu hút giới trẻ. Sau đó là câu trả lời của thương hiệu “Đi thật xa để trở về” bằng MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn và màn product placement đầy tranh cãi trong MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP. Biti’s càng củng cố thông điệp trên của thương hiệu ở mùa 2 bằng MV “Đi để trở về 2”.

Với chủ trương không dàn trải ngân sách cho quá nhiều hoạt động, toàn bộ chiến dịch “Đi để trở về” mùa 1 chỉ gồm 3 giai đoạn:

  • Tạo tranh luận #teamđi – #teamtrởvề thông qua KOLs trong vòng 4 ngày.
  • Tung 2 MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn và MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng MTP trong 2 ngày.
  • Dồn tổng lực PR và media vào Kenh14 trong 1 ngày.

Mùa 2 của chiến dịch cũng được triển khai nhanh gọn với MV Đi để trở về 2 được tung ra đầu năm, đồng thời có các hoạt động PR kết hợp với trang báo Kenh14 và cuộc thi Chia sẻ chuyến đi ý nghĩa nhất năm của bạn và bắt đầu chuyến đi trở về cùng Biti’s Hunter.

Kết quả đạt được:

Mùa 1:

  • 2 MV đứng trong Youtube Trending 21 ngày liên tục.
  • MV Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn có mặt trong BXH của Zing 6 tháng liên tiếp.
  • Chỉ riêng MV Đi để trở về đã tạo được 1,7 triệu tương tác trên mạng xã hội, trong đó brand mention chiếm hơn 10%.
  • Đạt 300% mục tiêu doanh số bán hàng chỉ trong vòng 7 ngày.
  • Số 1 Youtube Ads Leaderboard Tet 2017.
  • Giải Đồng Chiến Dịch Truyền Thông Xuất sắc nhất Châu Á, giải Vàng Best Use of Video tại PR Asia Awards 2017.

Mùa 2:

  • MV Đi để trở về 2 đạt hơn 38 triệu view trong vòng 1 tháng.
  • 18 ngày liên tiếp nằm trong top Youtube Trending.
  • Xếp vị trí thứ 3 trong top 10 campaign nổi bật trên social media Tết 2018 (theo xếp hạng của YouNet Media).
  • Hơn 3.500.000 lượt tương tác và gần 300.000 mentions (nhắc đến) trên mạng xã hội (theo xếp hạng của YouNet Media).
  • Doanh số tăng trưởng 250% so với Tết 2017, vượt 60% so với target.
  • Số 1 Youtube Ads Leaderboard Tết 2018.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Paid, Owned, Earned media là gì?” Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về mô hình này và áp dụng chúng hiệu quả vào các chiến lược Digital Marketing. Chúc bạn thành công!

--------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Paid Owned Earned là gì

>> Xem thêm bài viết:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: