Chính sách giá là gì? 2 yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá

Để có thể thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự ưu việt của sản phẩm thông qua chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì,... và quan trọng nhất chính là giá cả. Vậy làm sao để xác định chính sách giá cho sản phẩm của mình, đâu là những yếu tố tác động đến chính sách này cũng như các chính sách giá tiêu biểu trong Marketing ra sao. Hãy đọc hết bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho mình nhé!

Chính sách giá là gì?

chinh-sach-gia

Chính sách giá của sản phẩm sẽ thay đổi theo thời gian

Hầu như vào mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ mà doanh nghiệp sẽ đề xuất ra những chính sách giá khác nhau cho các dòng sản phẩm của mình. Có thể hiểu chính sách giá là khi các thương hiệu tiến hành nghiên cứu và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật để xác định mức giá bán của sản phẩm trên thị trường sao cho thuyết phục và hấp dẫn nhất so các sản phẩm của đối thủ.

Bởi sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng nên chính sách giá của sản phẩm sẽ không cố định và sẽ thay đổi theo thời gian. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những phân tích, báo cáo mà mình thu được để đề ra chính sách giá phù hợp.

Vai trò của chính sách giá trong marketing?

Giá thành chính là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất đến quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Chính vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu kỹ lưỡng sản phẩm, kế hoạch phân phối, xúc tiến trước khi công bố sản phẩm đến với nhóm khách hàng mục tiêu thì thương hiệu cần xác định rõ ràng chính sách giá của từng dòng sản phẩm. Điều này có thể lý giải vì một chính sách giá tốt sẽ giúp thương hiệu:

  • Thu hút lượng lớn khách hàng tò mò và dùng thử sản phẩm
  • Định vị thương hiệu trên thị trường dễ dàng hơn
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

chinh-sach-gia

Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá?

Trong quá trình xác định chính sách giá cho sản phẩm, thương hiệu cần phải cân nhắc đến hai yếu tố chủ đạo sau:

Yếu tố bên trong

Yếu tố bên trong đề cập đến các thành tố đến từ bên trong doanh nghiệp sẽ tác động đến chính sách giá sản phẩm:

  • Mục tiêu truyền thông, Marketing: Đằng sau những sản phẩm mới của mỗi thương hiệu đều tiềm ẩn những mong muốn riêng của doanh nghiệp. Đó có thể là tăng mức độ nhận thức của người tiêu dùng đến với thương hiệu, tăng tần suất sử dụng sản phẩm, tăng mức độ tiêu thụ của khách hàng hay tham vọng trở thành “top of mind” trong một thị trường nhất định. Dựa vào những mong muốn này, thương hiệu sẽ đề ra những chính sách giá phù hợp cho từng sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất: Một trong những yếu tố tác động đến giá thành sản phẩm nhiều nhất chính là chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí sản xuất thuần cùng với các khoản phí khác như Marketing, phân phối để xác định giá bán chính thức.
  • Định vị sản phẩm: Ở mỗi phân khúc khác nhau, doanh nghiệp sẽ định giá cho sản phẩm khác nhau. Đối với các thương hiệu có định vị cao cấp, giá thành sẽ có phần cao hơn so với các thương hiệu khác để giúp người tiêu dùng khẳng định vị thế của bản thân khi sử dụng sản phẩm. Ngược lại đối với các thương hiệu ở phân khúc bình dân, giá thành sẽ ở mức trung bình thấp để phục vụ đa dạng nhóm khách hàng tiêu dùng.

chinh-sach-gia

Các yếu tố bên trong tác động đến chính sách giá của thương hiệu

Yếu tố bên ngoài

Bên cạnh các yếu tố đến từ bên trong doanh nghiệp thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động một phần không nhỏ đến giá thành sản phẩm:

  • Đối thủ cạnh tranh: Trước khi quyết định chính sách giá cho sản phẩm, thương hiệu cần phải lập bảng thống kê các mức giá của sản phẩm tương tự phía đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp thương hiệu có thể đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm.
  • Các yếu tố khác như môi trường kinh tế và sự can thiệp của chính phủ: Đối với một số mặt hàng, chính phủ sẽ có mức giá sản quy định cho mỗi sản phẩm. Vì thế, khi đưa ra chính sách giá doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như quy định của chính phủ,...

chinh-sach-gia

Cần cân nhắc các yếu tố bên ngoài trong lúc hình thành chính sách giá

Các chính sách giá phổ biến trong Marketing

Hiện nay doanh nghiệp thường ứng dụng nhiều chính sách giá khác nhau để có thể định giá sản phẩm. Dưới đây là những chính sách giá tiêu biểu trong Marketing.

Định giá thâm nhập thị trường

Là một doanh nghiệp mới thành lập, các thương hiệu thường sử dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường nhằm tập trung vào giá thành để thu hút các khách hàng mục tiêu. Đặc biệt trong các ngành hàng low - involvement, khi khách hàng không cần quá nhiều thời gian để cân nhắc và lựa chọn sản phẩm thì chiến lược định giá này trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Để có thể khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm, thương hiệu sẽ đặt mức giá sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của họ từ đó thu hút khách hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn.

chinh-sach-gia

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Định giá ở mức cao cấp

Mỗi một sản phẩm không chỉ mang đến những giá trị về mặt tính năng vật lý (functional benefit) mà còn đem lại những giá trị tinh thần (emotional benefit) cho khách hàng. Một trong những giá trị tinh thần tiêu biểu mà thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng là: sự đẳng cấp. Vì điều này nên một số thương hiệu cao cấp sẽ định giá cao cho những “đứa con tinh thần” của họ như một cách để khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.

Định giá hớt váng

Chiến lược định giá hớt váng là khi thương hiệu định mức giá cao nhất mà khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm. Theo thời gian, thương hiệu sẽ giảm dần mức giá này xuống nếu thị trường bão hòa hoặc doanh nghiệp đã nhận được khoản lợi nhuận phù hợp.

Doanh nghiệp sẽ ứng dụng chiến lược định giá hớt váng hiệu quả khi nhu cầu của thị trường dành cho sản phẩm đó cao, ít có sự biến động; thị trường khó có đối thủ mới thâm nhập.

chinh-sach-gia

Chiến lược định giá hớt váng dành cho những thị trường ít có sự biến động

Tăng giá trị sản phẩm nhưng không đổi giá

Để có thể khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu, doanh nghiệp có thể tăng giá trị trao thêm cho khách hàng song vẫn giữ nguyên mức giá. Đó có thể là những giá trị tinh thần như: bảo hành trọn đời, đổi mới 1-1, giảm giá các dịch vụ đi kèm,... nhằm khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.

Định giá theo tâm lý

Đây là chiến lược định giá thường được thương hiệu áp dụng để tăng cường mức độ tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chiến lược này ở các cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống, kinh doanh thời trang,... Ví dụ tiêu biểu của chiến lược này chính là mức giá 99, 999 cho các sản phẩm. Mức giá này sẽ mang đến cho người tiêu dùng cảm giác giá thành không quá cao và phù hợp với túi tiền của họ.

chinh-sach-gia

Cửa hàng thức ăn nhanh thường áp dụng chiến lược định giá theo tâm lý

Chính sách giá Freemium

Freemium là sự kết hợp giữa Free (miễn phí) và Premium (cao cấp). Đây là khi thương hiệu cho phép người dùng trải nghiệm thử sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu người dùng muốn nâng cao trải nghiệm bằng cách sử dụng thêm các tính năng nâng cao, họ có thể đăng ký các gói Vip, cao cấp của thương hiệu. Một ví dụ tiêu biểu của chính sách giá Freemium chính là các phần mềm, ứng dụng như Spotify, Picsart, Freepik,...

Kết luận

Chính sách giá chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của sản phẩm trên thị trường. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về định nghĩa của chính sách giá cũng như các chính sách giá tiêu biểu trong Marketing.

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Cộng tác viên bán hàng online

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: