Chiến lược giá hớt váng x2, x3  lợi nhuận bạn không thể bỏ qua

Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của nhà kinh doanh. Và các chiến thuật, chiến lược sẽ giúp việc tối ưu lợi nhuận trở nên hiệu quả hơn. Trong đó, phải kể đến chiến lược giá hớt váng. Chiến lược này được hiểu như thế nào và có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá bài viết sau nhé.

1. Chiến lược giá hớt váng là gì?

1.1 Định giá hớt váng thị trường

“Hớt váng” thị trường

“Hớt váng” thị trường

Giá hớt váng được hiểu là giá khởi điểm, giá cao nhất mà khách hàng sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm ngay khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường. Sau đó, mức giá hớt váng sẽ được đẩy xuống vì các khách hàng chịu chi đã được thỏa mãn nhu cầu. Mức giá sẽ trở về bình ổn để tiếp cận được với tầng khách hàng thấp hơn.

Hành động bán hàng với giá hớt váng giống với hành động quen thuộc trong nấu ăn: Hớt những phần nổi trên mặt nước - tệp khách hàng có tiềm lực kinh tế, mong muốn sở hữu sản phẩm hợp thời.

1.2 Hiểu đúng về chiến lược giá hớt váng

Chiến lược giá hớt váng là cách bán hàng lướt nhanh, lướt sóng để mang lại lợi nhuận cao.

Chiến lược này chỉ phù hợp áp dụng trong giai đoạn đầu khi tiến hành bán sản phẩm. Mục đích của chiến lược này là gây chú ý, đồng thời tạo được “trend” kích thích sự sợ hữu với những người thời thượng. Và đây không phải là chiến lược marketing lâu dài, lại càng không phải là chiến lược marketing dành cho mọi sản phẩm.

> Xem thêm: Top những chiến lược giá trong marketing phổ biến nhất hiện nay

Chiến lược giá hớt váng trên thị trường

Chiến lược giá hớt váng trên thị trường

1.3 Định giá hớt váng thị trường dựa trên tiêu chí nào?

Tiêu chí thực hiện chiến lược giá hớt váng dựa trên chính nhu cầu của khách hàng (khách quan) và giá trị của sản phẩm (chủ quan). Có thể kể đến:

  • Mức nhu cầu về sản phẩm mới, mong muốn sở hữu những gì “trend” nhất, tốt nhất, mới nhất trong khách hàng

  • Sản phẩm có những tính năng mới, những thay đổi trong hình thức biểu hiện và giá trị

  • Đối thủ trên thị trường khó tham gia vào cạnh tranh

  • Sản phẩm, công ty đã có thương hiệu cá nhân tốt

Chiến lược hớt váng thị trường

Chiến lược hớt váng thị trường

1.4 Ưu, nhược điểm của chiến lược giá hớt váng

Về ưu điểm, chiến lược giá hớt váng sẽ tạo được hình ảnh sản phẩm và nâng tầm thương hiệu:

  • Thu hút truyền thông, thu hút sự chú ý của khách hàng yêu thích sản phẩm mới, “hot”

  • Đánh trúng tâm lí khách hàng “đắt xắt ra miếng”

  • Thu được nguồn lợi nhuận cao từ tệp khách hàng sang trọng, thời thượng

  • Tạo nên làn sóng và trào lưu mua sắm trong thị trường

  • Về lâu dài, chiến lược này cho người mua cơ sở dễ dàng phân loại các tệp khách hàng và có kế hoạch marketing sao cho phù hợp

Về hạn chế, chiến lược giá hớt váng vẫn tồn tại những yếu tố ảnh hưởng nhiều như:

  • Thôi thúc đối thủ cạnh tranh. Việc xuất hiện sản phẩm “nhái” là điều dễ hiểu khi sử dụng giá hớt váng. Với nhiều khách hàng tầm trung, họ có thể chỉ muốn sở hữu theo “trend” và chọn lựa sản phẩm giá phù hợp hơn.

  • Không có tính lâu dài: Chiến lược chỉ có thể áp dụng trong giai đoạn đầu nên buộc công ty, doanh nghiệp phải đưa ra những điều chỉnh trong chiến lược marketing lâu dài.

  • Tạo thành nếp tâm lí “chờ hạ giá” trong phần đông khách hàng. Khách hàng hiểu được giá ban đầu chỉ là giá hớt váng và họ sẽ chờ đợi để mua sản phẩm khi hạ giá. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu khách hàng bị hùa theo tâm lí này.

  • Dùng chiến lược giá hớt váng có thể khiến tâm lí khách hàng khó chịu. Với khách hàng mua tại thời điểm hớt váng, nếu giá giảm nhanh, giảm sâu, họ sẽ cảm thấy “bị phản bội”. Còn nếu giữ giá hớt váng lâu dài, vấn đề cạnh tranh và thị phần của công ty sẽ bị tác động nghiêm trọng.

2. Lưu ý khi áp dụng chiến lược định giá hớt váng trong marketing

2.1 Thời điểm nên, không nên áp dụng chiến lược giá hớt váng

Thời điểm áp dụng giá hớt váng tốt nhất là khi sản phẩm vừa tung ra thị trường. Sản phẩm cần được marketing về giá, về tính năng vượt trội, về thiết kế bắt mắt,...để khách hàng có tâm lí mong chờ sản phẩm.

Chiến dịch “loan tin” cần được tung ra trong vòng 1 - 2 tháng trước thời điểm ra mắt để tạo độ nóng. Không thể tung sản phẩm trong âm thầm hay tạo cú sốc bất ngờ. Điều đó sẽ khiến chiến lược giá hớt váng đi vào ngõ cụt.

Thời điểm không nên áp dụng chiến lược là khi sản phẩm chưa đủ “chín” và chưa có thương hiệu. Hoặc, nếu có nhiều dòng sản phẩm tương tự đang thực hiện chiến dịch hớt váng thì bạn cần cân nhắc.

Thời điểm áp dụng chiến lược giá hớt váng

Thời điểm áp dụng chiến lược giá hớt váng

2.2 Định giá hớt váng thị trường phù hợp với dòng sản phẩm nào?

Không phải sản phẩm nào cũng có thể tiến hành giá hớt váng. Những sản phẩm được ưu tiên áp dụng cho chiến lược kinh doanh lợi nhuận này là hàng điện tử công nghệ cao như máy tính, điện thoại, tivi, đôi khi cũng có thể là các sản phẩm nữ trang giá trị.

3. Ví dụ định giá hớt váng của các “ông lớn” trên thị trường

3.1 Chiến lược giá hớt váng của Samsung

Tại tháng 2/2017, công ty Samsung đã sử dụng chiến lược giá hớt váng cho dòng sản phẩm mới nhất của hãng là Samsung Galaxy C9 Pro. Đây là điện thoại thông minh đầu tiên của hãng ra mắt tại thị trường Ấn Độ.

Và mức giá hớt váng được hãng đưa ra là 36.000 Rupee vào tháng 2/2017, tương ứng 10.821.811 đồng. Sau đó, sản phẩm được hạ giá vào hai lần liên tiếp là 31900 rupee (tháng 6/2017) và 29.900 rupee vào tháng 10/2017.

Chiến lược hớt váng của Samsung

Chiến lược hớt váng của Samsung

3.2 Chiến lược giá hớt váng của Apple

Apple là “ông lớn” trong hành trình sử dụng chiến lược giá hớt váng. Apple đã liên tục khai thác, và khai thác thành công chiến dịch này với dòng sản phẩm Iphone hàng năm.

Đều đặn hàng năm, hãng đều sẽ công bố, đưa ra những tin đồn về dòng điện thoại mới. Điều này râm ran khiến khách hàng thích thú, mong chờ, tò mò.

Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng dài tại các cửa hàng Apple để sở hữu cho mình chiếc Iphone đời mới nhất không còn xa lạ. Thậm chí, nhiều khách hàng còn sẵn sàng chi trả việc đặt trước, di chuyển đến quốc gia khác chỉ để sở hữu sản phẩm Iphone đời mới.

Chiến lược giá hớt váng của Apple

Chiến lược giá hớt váng của Apple

3.3 Sony với chiến lược hớt váng máy chơi game

Chiến lược này đã được Sony thực hiện cách đây nhiều năm. Nhưng cũng có thể xem là thành công lớn, tiên phong cho chiến lược giá hớt váng.

Dòng máy điều khiển PlayStation 3 của Sony được tung ra với mức giá 599$. Sản phẩm là sự cải tiến cho với dòng máy PS2 trước đó của hãng. Và với kinh nghiệm làm marketing giá cả trước đó, hãng đã thực hiện hớt váng với mức giá rất cao. Sau đó, hãng đã đẩy giá xuống theo từng năm và đến khi ngừng sản xuất, mức giá chốt hạng của PS3 là 299$.

Chiến lược giá hớt váng PSG3

Chiến lược giá hớt váng PSG3

4. Kết luận

Chiến lược giá hớt váng là chiến dịch kinh doanh lí tưởng mà các doanh nghiệp nên áp dụng để tăng lợi nhuận. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết về chiến dịch này để có thể lên kế hoạch cho công việc và sự nghiệp của bản thân.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: