Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả đó chính là chiến lược giá. Vì vậy có thể nói rằng chiến lược giá đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Chiến lược giá sẽ giúp cho một doanh nghiệp đạt được những mục tiêu marketing như đã đề ra, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường đầy rẫy cạnh tranh như hiện nay. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giá cũng như là gợi ý cho bạn top 10 chiến lược giá trong marketing phổ biến nhất hiện nay.
1. Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá là việc vạch ra phương hướng về giá sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp một cách hợp lý vào một giai đoạn cụ thể. Chiến lược về giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu như gia tăng thị phần, tăng doanh số bán hàng, tối ưu lợi nhuận,...
Tuy nhiên, trong marketing còn có một khái niệm khác gọi là “chiến lược định giá”, rất nhiều người đã nhầm 2 khái niệm này với nhau. Sau đây, Haravan sẽ nêu ra định nghĩa cơ bản giúp bạn có thể phân biệt được “chiến lược giá” và “chiến lược định giá”:
Chiến lược giá: vạch ra các phương hướng liên quan đến giả của sản phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ cụ thể. Ví dụ: chiến lược giá hớt váng, chiến lược giá thâm nhập thị trường,...
Chiến lược định giá: phương pháp giúp doanh nghiệp có thể xác định được mức giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: phương pháp định giá Mark-up Pricing, Break-even Point Pricing,...
2. Lợi ích của chiến lược định giá sản phẩm trong Marketing
Lợi ích của chiến lược định giá sản phẩm trong marketing
Trong marketing, 1 trong 4 yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu chính là giá cả. Có thể nói rằng, các chiến lược giá trong marketing là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình so với vô vàn các đối thủ khác trên thị trường đầy rẫy cạnh tranh. Sau đây, Haravan sẽ chỉ ra cho bạn một số lợi ích nổi trội nhất của các chiến lược giá trong marketing:
2.1. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Một yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, đặt lên hàng đầu đó chính là doanh thu và lợi nhuận, và đây có thể coi là đáp án quan trọng nhất cho câu hỏi các chiến lược định giá có lợi ích gì.
Bởi để có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và cạnh tranh được với những thương hiệu khác thì doanh nghiệp bạn cần thiết phải đưa ra một mức giá phù hợp. Qua đó, doanh nghiệp bạn mới có thể dễ dàng thuyết phục họ chuyển đổi trở thành khách hàng của thương hiệu.
Ngoài ra, tâm lý người tiêu dùng đa số đều rất nhạy cảm về giá. Phần lớn khách hàng đều sẽ cân nhắc về giá cả sản phẩm của thương hiệu bạn với thương hiệu khác trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy mà khi áp dụng một mức giá cả phải chăng, doanh nghiệp bạn đã thành công một nửa trên hành trình chinh phục khách hàng.
2.2. Tạo lợi thế cạnh tranh
Trong thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì mức nhu cầu của thị trường cũng luôn luôn có sự doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều khó khăn từ phía người tiêu dùng, phía đối thủ cạnh tranh,...
Do đó, việc đưa ra một chiến lược định giá sản phẩm mới và áp dụng chúng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ khác cùng ngành.
Ngoài ra, việc áp dụng các mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp bạn chiếm ưu thế hơn trên thị trường, mà nó còn giúp doanh nghiệp bạn gia tăng thị phần. Tuy là điều đó có thể sẽ thiệt hại vào giai đoạn đầu nhưng về sau, khi đã chiếm được thị phần lớn, mở rộng quy mô thị trường thì khả năng thu hồi của doanh nghiệp bạn là rất cao. Từ đó còn giúp doanh nghiệp bạn tối ưu được lợi nhuận lâu dài.
2.3. Phản ánh giá trị thương hiệu của doanh nghiệp:
Có thể sẽ có nhiều khách hàng nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp tốt khi nó có một mức giá rẻ, bởi quan niệm “tiền nào của nấy” dường như đã in sâu trong tâm trí khách hàng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm, dịch vụ đó quá cao, chất lượng lại không tốt thì có thể sẽ không bán được hàng hoặc bán được hàng nhưng không đạt được doanh thu như mong đợi.
Chính vì vậy, có thể rút ra được một kết luận là: một mức giá phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp cung cấp sẽ phản ánh đúng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đó.
2.4. Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng:
Ngoài những lợi ích mà Haravan đã nêu ra ở trên, thì các chiến lược về giá sẽ giúp thương hiệu bạn có một vị trí rõ ràng trong nhận thức của người tiêu dùng.
Một ví dụ về chiến lược định giá sản phẩm trong kinh doanh mà bạn có thể dễ dàng thấy đó chính là trường hợp của “ông lớn” ngành sữa TH True Milk.
Ở đây, TH True Milk đã áp dụng một mức giá cho tất cả các sản phẩm của họ cao hơn so với giá của các đối thủ cùng ngành. Song song là quá trình xây dựng thương hiệu gắn liền với “True Milk - sữa thật”. Song, TH True Milk đã thành công với chiến lược định giá vô cùng thông minh, họ củng cố thêm lòng tin của người tiêu dùng: Họ trả tiền nhiều hơn để được sử dụng sản phẩm tốt hơn.
3. Top 10 các chiến lược giá trong Marketing phổ biến nhất hiện nay
3.1 Chiến lược giá hớt váng hay hớt gọn (Skimming Pricing)
Chiến lược giá hớt váng hay hớt gọn của Apple
Có một nguyên tắc chung đối với chiến lược giá hớt váng là tại thời điểm sản phẩm vừa được tung ra thị trường, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm đó cao nhất có thể để có thể tối ưu hóa lợi nhuận thu được từ nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm đó.
Chiến lược giá hớt váng hướng đến tất cả đối tượng khách hàng, mặc dù số lượng sản phẩm có thể bán ra rất ít nhưng lợi nhuận thu về từ sản phẩm đó là vô cùng lớn. Những sản phẩm thường được áp dụng chiến lược này thường là những sản phẩm liên quan đến công nghệ với chu kỳ tuổi thọ ngắn, do vậy mà doanh nghiệp sản xuất cần phải nghiên cứu, phát triển và đưa các công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn vào ứng dụng cuộc sống.
Ví dụ cho chiến lược hớt váng sữa là dòng sản phẩm Iphone của Apple. Độ nổi tiếng của Iphone thì chắc hẳn ai cũng biết. Hằng năm, ai ai cũng đều háo hức chờ đón ngày mà Apple ra mắt sự kiện mới, và mới đây nhất là dòng sản phẩm Iphone 14. Apple không cần chạy bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào, chỉ cần truyền thông đăng tin hé lộ về sản phẩm mới ra mắt là chúng ta đã có thể biết được sự thay đổi về thiết kế và những tính năng mới có trong chiếc điện thoại đó.
Nhưng, nhìn lại thời điểm tháng 06/2017, khi mà Steve Jobs cầm trên tay chiếc điện thoại cảm ứng có phím home ở mặt trước, phía nguồn và phím tăng giảm âm lượng ở phía bên rìa điện thoại. Không cần có sự xuất hiện của bất kỳ một phím số, phím chữ nào, tất cả được thực hiện trực tiếp ngay trên màn hình cảm ứng. Đây có thể xem như là một cuộc đại cách mạng trong ngành công nghiệp smartphone. Khi đó, giá niêm yết của sản phẩm này là $599, một mức giá không hề rẻ ở thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, vẫn có một lượng khách hàng vô cùng lớn không ngần ngại chi trả số tiền đó để có thể sở hữu được chiếc điện thoại này, mặc kệ những lời khen tiếng chê từ những đối thủ cạnh tranh khác. Có thể thấy rằng, thông qua chiến lược giá hớt váng, Apple đã thu được một khoản lợi nhuận khá lớn lúc bấy giờ.
> Xem thêm: 7 chiến lược marketing bạn học được từ Apple
3.2 Chiến lược giá thâm nhập (Penetration Pricing)
Chiến lược giá thâm nhập của CocaCola
Trái ngược hoàn toàn với chiến lược giá hớt váng, thì chiến lược giá thâm nhập là một chiến lược mà doanh nghiệp sẽ áp dụng một mức giá thấp nhất có thể khi tung một sản phẩm mới ra thị trường với một mục tiêu là chiếm được thị phần càng nhiều càng tốt.
Tất nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng chịu lộ để có thể đạt được mục tiêu thị phần, sau đó sẽ dần đưa giá sản phẩm về lại mức có thể để giúp doanh nghiệp có lãi.
Chiến lược giá thâm nhập thích hợp cho những sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng phổ thông như thực phẩm, bột giặt, dầu gội, sữa tắm,... những sản phẩm có tuổi thọ tương đối dài và nhu cầu thị trường luôn có xu hướng tăng trưởng.
Ví dụ điển hình cho chiến lược giá thâm nhập là nước giải khát CocaCola. 02/1994, khi mà CocaCola trở lợi Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài ở đây, thì khi đó Pepsi đã là một sản phẩm có tiếng trên thị trường giải khát. Thế nhưng, tại thời điểm đó, CocaCola không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà họ đặt mục tiêu thị phần, bằng cách hạ giá bán xuống mức thấp nhất để có thể giới thiệu hương vị của nó đến nhóm khách hàng mục tiêu, chủ yếu là thông qua các xe đẩy và người bán hàng rong. Giá của 1 chai CocaCola khi đó là 2.000, trong khi giá của 1 chai Pepsi khi đó là 5.000 ở quán cà phê và 9.000 ở các quán giải khát.
> Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay
3.3 Chiến lược giá cạnh tranh (Competitive Pricing)
Chiến lược giá cạnh tranh của CocaCola và Pepsi
Chiến lược giá cạnh tranh là chiến lược về giá chủ yếu dựa trên đối thủ cạnh tranh trong ngành, tập trung vào tỷ giá hiện tại cho sản phẩm và dịch vụ, không tính đến nhu cầu người dùng và các yếu tố cấu thành nên giá cả.
Sự khác biệt lớn nhất của chiến lược giá cạnh tranh là lấy giá của đối thủ khác trên thị trường làm chuẩn cho giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ của mình thấp hơn, bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm, dịch vụ của đối thủ một chút. Trong giai đoạn thị trường đang bão hòa thì chiến lược giá cạnh tranh có thể là yếu tố quyết định xem người tiêu dùng có mua hàng của doanh nghiệp bạn hay không.
3.4 Chiến lược giá động (Dynamic Pricing)
Chiến lược giá động (chiến lược định giá sản phẩm đột biến) là chiến lược về giá có tính dao động dựa trên nhu cầu của khách hàng và thị trường. Chiến lược giá động thường được các khách sạn, các đơn vị tổ chức sự sự, các hãng hàng không hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiện ích áp dụng.
3.5 Chiến lược giá cộng thêm (Cost-Plus Pricing)
Chiến lược giá cộng thêm của tiệm bánh
Chiến lược giá cộng thêm là chiến lược giá trong marketing tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Chiến lược giá cộng thêm còn có tên gọi là “markup”, bởi các doanh nghiệp sử dụng chiến thuật này để “markup” các sản phẩm, dịch vụ dựa trên mức lợi nhuận mà họ mong muốn thu đạt được.
Doanh nghiệp sẽ cần thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất ra sản phẩm nếu doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược định giá cộng thêm. Ví dụ, chi phí sản xuất sản phẩm là 100$, doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận 50$ trên mỗi sản phẩm bán ra, thì doanh nghiệp cần áp dụng mức giá bán là 150$. Theo thông thường, chiến lược giá cộng thêm thường được sử dụng bởi các nhà bán lẻ bởi chi phí mỗi sản phẩm sẽ không quá cao.
3.6 Chiến lược giá Freemium (Freemium Pricing)
Chiến lược giá Freemium
Chiến lược giá Freemium là sự kết hợp hoàn hảo giữa miễn phí (free) và cao cấp (premium). Đây là chiến lược giá thường được các doanh nghiệp về công nghệ, phần mềm ưu tiên sử dụng.
Theo đó, họ sẽ cung cấp cho người dùng bản miễn phí của một ứng dụng nào đó để dùng thử không mất tiền. Tuy nhiên, nếu muốn được trải nghiệm trọn vẹn các chức năng thì người dùng cần phải trả thêm một khoản tiền để có thể nâng cấp ứng dụng đó để được sử dụng nhiều tính năng vượt trội hơn.
3.7 Chiến lược giá tâm lý (Psychological Pricing)
Có khá nhiều lý do khiến cho một doanh nghiệp định mức giá cho sản phẩm, dịch vụ của họ cao hơn mức giá của sản phẩm cùng loại với đối thủ cạnh tranh. Một trong những lý do chính của chiến thuật đó là đánh vào tâm lý khách hàng, chứ không phải là vì căn cứ vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu thuê luật sư và bạn được người quen của bạn giới thiệu cho 2 vị luật sư với mức giá dịch vụ khác nhau là $70/giờ và 300$/giờ. Tuy rằng ngay tại thời điểm đó bạn chưa đưa ra quyết định, nhưng hầu hết theo cảm nhận ban đầu chúng ta thường có xu hướng chọn vị luật sư có mức giá cao hơn vì nghĩ rằng họ sẽ tốt hơn, giỏi hơn.
> Xem thêm: Tổng hợp những hiệu ứng tâm lý học trong marketing
3.8 Chiến lược giá khuyến mãi (Promotional Pricing)
Chiến lược giá khuyến mãi là chiến lược giảm giá đối với một số mặt hàng trong một khoảng thời gian nào đó như Black Friday, Tết,... để có thể đẩy mạnh doanh số. Các thời điểm giảm giá này thường được gọi với cái tên là “Flash Sales”.
Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng công nghệ như thegioididong, FPT shop,... giảm giá mạnh vào đợt cuối năm.
Chiến lược giá khuyến mãi của FPT Shop
3.9 Chiến thuật giá theo phân khúc (Segmented Pricing)
Đây là chiến lược giá mà tuy cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng một số doanh nghiệp lại đưa ra nhiều mức giá khác nhau để có thể tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Ví dụ:
Tuy cùng là chiếc điện thoại thông minh nhưng Samsung đưa ra nhiều dòng với nhiều mức giá khác nhau để có thể tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn.
Một số rạp chiếu film thường có chương trình giảm giá cho học sinh, sinh viên.
Chiến thuật giá theo phân khúc của Beta Cinema
3.10 Chiến thuật giá trả sau (Credit-term Pricing)
Chiến thuật giá trả sau là việc mà doanh nghiệp, cửa hàng áp dụng hình thức trả góp, trả sau đối với nhóm khách hàng khi họ muốn mua một món hàng nào đó nhưng chưa có đủ điều kiện tài chính để chi trả hoặc đơn giản hơn là trì hoãn thời gian thanh toán của mình.
Ví dụ: Thegioididong có hình thức trả góp cho các sản phẩm về máy tính, điện thoại,... khi mua hàng ở bên họ.
> Xem thêm: Mua trước, trả sau là gì và điểm khác biệt với những hình thức mua hàng khác
Chiến lược giá trả góp của Thegioididong
4. Nắm bắt tình hình kinh doanh hiệu quả với phần mềm của Haravan
Để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan.
Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan
Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:
Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.
Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.
Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
5. Tổng kết
Việc đưa ra một chiến lược giá cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một quá trình lặp đi lặp lại và mất rất nhiều thời gian cho vài lần thử và nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này là cần thiết nếu doanh nghiệp bạn muốn tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ cùng ngành khác trên thị trường. Bài viết trên Haravan đã gợi ý cho bạn top 10 các chiến lược giá trong marketing phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua đó bạn có thể định giá thành công cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm bài viết liên quan: