Định vị sản phẩm là gì? Lợi ích của định vị sản phẩm với doanh nghiệp

Định vị sản phẩm đóng một vai trò không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bởi nó là thứ sẽ in sâu trong tâm trí người tiêu dùng, giúp họ nhớ đến doanh nghiệp, tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng mua sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng không thể thiếu đó, hãy cùng Haravan tìm hiểu khái niệm Định vị sản phẩm là gì cũng như những lợi ích mà nó sẽ đem đến cho doanh nghiệp bạn nhé. Cùng tìm hiểu ngay!

1. Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là gì

Định vị sản phẩm là hoạt động mà doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm

Định vị sản phẩm (Product Positioning) là cách mà doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng khi được nhắc đến. Định vị sản phẩm gồm nhiều bước từ phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh cho đến xác định sự hiện diện của sản phẩm mới so với sản phẩm cũ, cách truyền đạt hình ảnh đến người tiêu dùng. Mục tiêu là để sản phẩm trở nên độc đáo, tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo nên được vị trí riêng, thể hiện được thông điệp, giá trị của sản phẩm đến khách hàng. Giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm và thương hiệu một cách rõ ràng, từ đó giành được khách hàng từ tay đối thủ.

Tóm lại, định vị giống việc cố gắng đóng một cây đinh thật sâu vàо trоng tâm trí khách hàng. Có thể là về một tính năng hаy phẩm chất nàо đó củа sản phẩm. Để khi khách hàng có quyết định muа, hình ảnh sản phẩm sẽ ngаy lậр tức xuất hiện trоng đầu.

2. Mục đích của việc định vị sản phẩm

Phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Khi khách hàng được đáp ứng một cách chính xác mong muốn và nhu cầu của mình, họ sẽ có xu hướng trung thành với sản phẩm, với thương hiệu cụ thể. Vì vậy, để định vị sản phẩm chính xác, kết hợp với nhiều quảng cáo về hiệu, thì giá trị thực mà sản phẩm đang có sẽ làm hài lòng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể tạo dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Quyết định sự thành công khi đưa sản phẩm ra thị trường

Thông thường, một sản phẩm khi mới tung ra thị trường sẽ cần một khoảng thời gian và phương pháp để có thể nhận được sự đón nhận và quan tâm từ khách hàng. Và nếu như thực hiện chiến lược định vị sản phẩm thành công, bạn sẽ tốn ít thời gian hơn và thuận lợi đưa sản phẩm đến trước mặt người dùng, cũng như dễ dàng thuyết phục họ sản phẩm mới.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Việc định vị sản phẩm phần lớn dựa trên việc doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu khó tính của khách hàng. Do đó, khi thiết kế sản phẩm theo tiêu chí mong đợi, các giải pháp đưa ra thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng và duy trì tốt mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Định vị sản phẩm là gì

Định vị sản phẩm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ

Định vị thương hiệu là các doanh nghiệp xác định rõ những ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm khi đặt lên bàn cân so sánh với đối thủ cạnh tranh, từ đó lên kế hoạch phát triển và chỉnh sửa nó một cách hoàn hảo. Chính vì vậy, một kế hoạch có phương pháp và lộ trình rõ ràng có thể mang đến lợi thế cạnh tranh lớn trước khi bước ra thị trường.

3. 5 bước định vị sản phẩm thành công cho doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng

Yếu tố đầu tiên trong mọi bản kế hoạch kinh doanh đều cần định vị khách hàng mục tiêu. Xác định rõ chân dung khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương án phù hợp tiếp cận. Để làm tốt bước này bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

  • Đối tượng khách hàng có giới tính nào?
  • Độ tuổi bạn mong muốn hướng đến là gì?
  • Thói quen khách hàng là gì?
  • Mức độ thu nhập của khách hàng ra sao?

Càng đưa ra được chân dung chi tiết của khách hàng, bạn càng dễ dàng hơn trong việc định vị sản phẩm và đưa sản phẩm đến đúng với khách hàng mục tiêu.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong quá trình định vị sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp biết được đối thủ đang có thế mạnh và điểm yếu nào. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tự tạo ra cơ hội, điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của khách hàng. Không những thế, đây cũng là một cách hay để bạn có thể biết được xu hướng của thị trường. Điều đó giúp bạn chủ động tạo được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trước những đối thủ trên thị trường.

Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm

Mọi yếu tố của sản phẩm sẽ có tác động nhất định đến suy nghĩ và động lực mua hàng của người dùng. Chính vì lý do đó, doanh nghiệp cần phải xác định nghiên cứu sản phẩm thật kỹ trước khi định vị sản phẩm.

Điều bạn cần làm là bao quát được tất cả những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Các yếu tố đó có thể là: bao bì, màu sắc, mùi hương, nguyên liệu, hương vị, khuyến mại,… Để từ đây quyết định một yếu tố nổi bật nhất. Sử dụng tối đa truyền thông mang ý nghĩa và thông điệp của sản phẩm đến với khách hàng.

Bước 4: Lập bản đồ định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì

Lập bản đồ định vị sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng

Sơ đồ định vị sản phẩm là các trục tọa độ thể hiện những tính khác nhau của sản phẩm trên thị trường. Về mặt lý thuyết, một biểu đồ định vị sản phẩm có thể có bất kỳ biến số nào, tuy nhiên để đơn giản hóa, thường các nhà quản trị chỉ vẽ sơ đồ định vị có 2 dòng là trục x và trục y. Trục x sẽ được tính từ trái sang phải và trục y sẽ được tính từ dưới lên trên. Bất kỳ tiêu chí nào cũng có thể được sử dụng để trở thành một biến số của bản đồ như giá cả, chất lượng, trạng thái, tính năng, an toàn, độ tin cậy,…

Việc thiết lập bản đồ định vị để có thể đặt sản phẩm tại một vị trí phù hợp trên bản đồ là việc vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Việc vẽ bản đồ định vị sản phẩm giúp bạn có thể:

  • Tìm được vị trí sản phẩm đang đứng trên bản đồ
  • Định vị sản phẩm mà bạn mong muốn trên bản đồ
  • Đối thủ của bạn đang đứng ở đâu trên bản đồ
  • Khả năng và nguồn lực tài chính của bạn
  • Thời gian để bạn có thể đạt được vị trí mong muốn
  • Các chiến dịch có thể thực hiện để đạt được mục tiêu đó

Bước 5: Thiết lập kế hoạch định vị sản phẩm

Khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng và đối thủ, xác định được xu hướng thị trường thì việc tiếp theo doanh nghiệp cần phải làm đó chính là lên kế hoạch và xây dựng định vị thật cụ thể. Bạn có thể lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp cũng như cách để bạn có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm trong mắt khách hàng trong lần đầu tiên ra mắt.

4. Các yếu tố giúp định vị sản phẩm hiệu quả

4.1 Dựa trên đặc tính

Các thương hiệu đưa ra những đặc điểm nhất định cho sản phẩm của họ nhằm mục đích tạo ra sự liên tưởng. Nó được thực hiện để làm cho người tiêu dùng lựa chọn dựa trên hình ảnh thương hiệu và đặc tính của sản phẩm.

Ví dụ như xe máy thì người dùng sẽ quan tâm đến độ bền, tiết kiệm xăng, giá cả phải chăng, còn đối với internet họ sẽ yêu cầu về tốc độ cao, chính sách chăm sóc khách hàng, giá tốt,...

Để định vị dựa trên đặc tính sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu và nắm rõ những lợi ích của sản phẩm mà khách hàng mong có được. Đồng thời, họ cũng cần phải biết được nhận thức của khách hàng về đặc tính này ở những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.

4.2 Dựa trên đối thủ cạnh tranh

Vị trí sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông thường sẽ được lấy để làm thước đo cho sản phẩm mới, nhiều công ty sẽ sử dụng thước đo đó để định giá cho sản phẩm của mình, có thể là cao hơn hoặc thấp hơn. Việc sử dụng các lựa chọn thay thế đối thủ cạnh tranh một phần để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm mà còn làm nổi bật được đặc tính của chúng. Thông thường, việc định vị cао hơn đối thủ, sản phẩm cần thực sự vượt trội ở một lĩnh vực nàо đó. Chỉ có như vậy mới có thể cạnh trаnh và thậm chí vượt trên đối thủ.

4.3 Chất lượng sản phẩm và giá cả

Định vị sản phẩm là gì

Chất lượng và giá cả là hai tiêu quan trọng để định vị sản phẩm

Chất lượng và giá cả luôn là hai tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp định vị sản phẩm. Đa phần các công ty có thể dựa vào 2 yếu tố này để xác định được chiến lược định vị cụ thể như sau:

  • Các thương hiệu thường tự định vị mình là những thương hiệu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức giá thấp nhất. Từ đó tạo được cơ hội xâm nhập thị trường và chiếm được thị phần tốt hơn đối thủ.
  • Các dоаnh nghiệр định vị giá cао thường có nhu cầu xây dựng thương hiệu sаng trọng.

4.4 Phân khúc người dùng cụ thể

Đây là hoạt động doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dành cho một nhóm người cụ thể, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương pháp này để thu hút được nhóm đối tượng khách hàng họ mong muốn.

Ví dụ: Cùng phân khúc là một hãng xe cao cấp, tuy nhiên Ferrari lại định vị sản phẩm của mình bằng cách hướng đến những người yêu thích thể thao, song song với đó BMW lại tập trung phân khúc khách hàng của mình là những thương nhân thành đạt.

Việc định vị sản phẩm nhắm đến một phân khúc khách hàng cụ thể giúp cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn, thể hiện giá trị của thương hiệu, của sản phẩm hướng đến một nhu cầu và mong muốn cụ thể của một nhóm người. Tuy nhiên để áp dụng phương thức này, doanh nghiệp cần phải am hiểu và nghiên cứu thật kỹ để có những đánh giá chính xác về phân khúc khách hàng.

5. Những chiến lược định vị sản phẩm

5.1 Chiến lược định vị More for more

Những doanh nghiệp định giá sản phẩm và phân khúc cao hơn đối thủ thông thường sẽ sử dụng chiến lược này. Chiến lược More for more thường gắn với những thị trường có nền kinh tế phát triển mạnh, tập trung nhiều nhóm khách hàng thuộc phân khúc và thu nhập giàu có.

5.2 Chiến lược định vị More for the same

Nhìn chung, đây là chiến lược đưa ra mức giá ngang bằng đối thủ nhưng lại có chất lượng cao hơn. Chiến lược này thường được áp dụng khi thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp này.

5.3 Chiến lược định vị More for less

Định vị sản phẩm là gì

Chiến lược định vị sản phẩm: More for less

Chiến lược Mоrе fоr lеss là việc đưа rа mức giá thấр hơn đối thủ nhưng chất lượng lại cао hơn. Tuy nhiên, đây không рhải là chiến lược áр dụng lâu dài, bạn nên sử dụng chiến lược trong giai đoạn mới bắt đầu thâm nhập thị trường, cần thu hút nhiều khách hàng để có thể tạo được độ nhận diện. Bởi lẽ chi рhí bỏ rа sẽ cао hơn, đồng nghĩа lợi nhuận thu được sẽ thấр hơn.

5.4 Chiến lược định vị More for much less

Đối với những doanh nghiệp nhắm đến các nhóm đối tượng thuộc phân khúc và thu nhập thấp, thì chiến lược là dành cho bạn. Với chiến lược này, chất lượng sản phẩm sẽ thấp hơn và mức giá đưa ra cũng sẽ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thông thường, nhóm khách hàng thu nhập thấp sẽ không quan tâm quá nhiều đến chất lượng mà họ sẽ chỉ quan tâm đến những sản phẩm có mức giá rẻ, phù hợp với thu nhập của họ.

6. Kết luận

Có thể nói, định vị sản phẩm là một trong những hoạt động bắt buộc, giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều khách hàng và tạo dấu ấn trong mắt họ nhiều nhất có thể. Việc tập trung vào việc định vị sản phẩm càng cụ thể, khách hàng sẽ có ấn tượng càng sâu, từ đó khả năng mua hàng và độ trung thành cũng sẽ cao hơn. Và đó là tất cả những kiến thức mà Haravan muốn chia sẻ về định vị sản phẩm là gì, mong rằng bài viết này sẽ có ích với bạn. Chúc bạn thành công!

--------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Định vị sản phẩm là gì

Có thể bạn quan tâm:

Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp

Bí quyết khởi nghiệp thành công bằng mô hình kinh doanh hệ thống

Định vị sản phẩm là gì? Lợi ích của định vị sản phẩm với doanh nghiệp

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: