Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh ăn uống áp dụng thực tế

Kinh doanh ăn uống là một trong những lĩnh vực được đa số mọi người lựa chọn thử sức khi bắt đầu khởi nghiệp. Dù là một thị trường tiềm năng nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, trải qua đại dịch Covid, thói quen ăn uống của người tiêu dùng cũng thay đổi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm thực tế khi mở cửa hàng kinh doanh ăn uống trong thời điểm hiện nay.

1. Ngành hàng kinh doanh ăn uống tại Việt Nam

kinh-nghiem-mo-cua-hang-kinh-doanh-an-uong

Ngành hàng kinh doanh ăn uống rất tiềm năng

Theo nghiên cứu thị trường của BMI, Việt Nam đang là một trong những thị trường kinh doanh ăn uống F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Số liệu thống kê cho thấy Việt Nam hiện tại xuất hiện hơn 540.000 cửa hàng kinh doanh ăn uống lớn nhỏ. Điều này cho thấy sức cạnh tranh của ngành hàng này là vô cùng lớn.

1.1 Các mặt hàng ăn uống kinh doanh phổ biến

Nhu cầu ăn uống, trải nghiệm ẩm thực mới lạ của thị trường và người tiêu dùng thay đổi liên tục mỗi ngày. Điều này càng làm thúc đẩy sự đa dạng phong phú cho các mặt hàng ăn uống trên thị trường. Mỗi sản phẩm có đến hàng trăm thương hiệu khác nhau cạnh tranh. Để kinh doanh lĩnh vực ăn uống hiệu quả, bạn nên khảo sát trước thị hiếu xem đâu sẽ là sản phẩm thích hợp để bạn buôn bán lâu dài và dễ dàng giành được thị phần.

Một số sản phẩm được lựa chọn kinh doanh nhiều nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam phải kể đến như:

- Thức ăn: Bánh mì, sushi, hải sản, BBQ, bánh ngọt, thức ăn nhanh, pizza,...

- Nước uống: Cà phê, trà sữa, rượu, bia,...

1.2 Tình hình kinh doanh ăn uống hiện tại

Trải qua đại dịch đầy biến động, một năm trở lại đây, tình hình kinh doanh ăn uống đã thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình kinh doanh cửa hàng sang kinh doanh online hoặc kết hợp cả hai ngày càng được đẩy mạnh. Sự thay đổi này dựa theo thói quen và sở thích của người tiêu dùng. Trong đó, tệp khách hàng trẻ tuổi đang chiếm số đông của ngành kinh doanh ăn uống hiện nay.

Theo khảo sát một số chủ kinh doanh, kênh bán hàng online chiếm hơn 60% doanh thu của cửa hàng và hệ thống chi nhánh. Mặc dù được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn thử sức, nhưng không ít người thất bại bởi chỉ làm theo phong trào mà không chuẩn bị trước kiến thức và nghiên cứu thị trường.

Bên cạnh nhiều cửa hàng kinh doanh phát triển vượt trội thì cũng có đông đảo thương hiệu phải đóng cửa nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn hoạt động. Vì vậy, để kinh doanh cửa hàng ăn uống thành công, mọi người cần nghiên cứu thị hiếu, xu hướng của thị trường hiện tại và trong tương lai để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

2. Những sai lầm dễ mắc phải khi kinh doanh cửa hàng ăn uống

Trên thực tế, dù kinh doanh ăn uống không đòi hỏi quá nhiều chi phí, có thể thu hồi vốn sau một thời gian ngắn, nhưng nhiều người kinh doanh vẫn dễ mắc sai lầm khi vận hành quản lý cửa hàng của mình.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-kinh-doanh-an-uong

Những lưu ý khi kinh doanh ăn uống bạn cần biết

Những trường hợp phổ biến dễ mắc phải khi kinh doanh ăn uống mà bạn cần lưu ý nếu quyết định đầu tư lĩnh vực này:

2.1 Lựa chọn vị trí đẹp nhưng không có khách hàng

Nhiều người luôn ưu tiên chọn địa điểm đẹp, mặt bằng rộng để mở cửa hàng nhưng không khảo sát nghiên cứu đối tượng khách hàng ở đó. Dẫn đến việc đầu tư vị trí thiết đẹp nhưng không có khách và không phát sinh doanh thu như kỳ vọng.

Xem thêm: Những điều cần biết khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh

2.2 Không có yếu tố khác biệt cạnh tranh

Nhiều cửa hàng mở ra chỉ vì thấy người khác buôn bán tốt mà không có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Vì thế không tạo ra được sự khác biệt để thu hút và giữ chân người tiêu dùng. Những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh trong kinh doanh ăn uống có thể là vị trí, không gian thiết kế của quán, thực đơn của cửa hàng, chất lượng phục vụ,...

2.3 Không có cách tiếp thị sáng tạo

Với công nghệ hiện đại ngày nay, nếu chỉ áp dụng cách tiếp thị truyền thống sẽ khó có thể thu hút khách đến với cửa hàng. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh còn sử dụng đa dạng kênh tiếp thị, nhất là nền tảng mạng xã hội online, quảng bá sản phẩm thông qua các group cộng đồng,... Nếu bạn chỉ mở quán và chờ đợi khách hàng đến thì rất khó để phát triển kinh doanh ăn uống thành công

2.4 Không linh hoạt hình thức kinh doanh

Xu hướng người tiêu dùng thay đổi liên tục. Việc cứng nhắc chỉ vận hành cách kinh doanh cửa hàng truyền thống sẽ khiến bạn không tối ưu được chi phí dòng tiền. Cửa hàng cũng không thể gia tăng thêm số lượng khách hàng để tạo ra doanh thu hiệu quả.

2.5 Không tận dụng các phần mềm công nghệ hỗ trợ kinh doanh

Các phần mềm kinh doanh quán ăn có thể giúp tự động hóa quy trình, từ việc tiếp nhận đơn hàng, quản lý kho, tính toán hoá đơn, đặt hàng và quản lý nhân viên. Điều này giúp giảm thời gian và công sức, từ đó tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành. Đồng nghĩa với việc, nếu không tận dụng được các phần mềm hỗ trợ phù hợp, bạn có thể không tối đa được hiệu suất kinh doanh, giảm thiểu chi phí và gia tăng doanh thu.

3. Bí quyết kinh doanh ăn uống hiệu quả thời điểm hiện tại

Nghiên cứu thật kỹ về cách quản lý và vận hành kinh doanh cửa hàng ăn uống, bạn sẽ tìm thấy những mẹo hay mà nhiều nhiều cửa hàng đã áp dụng thành công, phát triển thương hiệu F&B nổi tiếng. Một trong số đó là những yếu tố liên quan đến cách quản lý, chiến lược tiếp thị sản phẩm, quy trình phục vụ khách hàng,...

kinh-nghiem-mo-cua-hang-kinh-doanh-an-uong

Bí quyết kinh doanh ăn uống hiệu quả

3.1 Quản lý cửa hàng

Mọi người thường không quá chú trọng khâu quản lý cửa hàng bài bản, nhưng đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả vận hành của cửa hàng. Để tối ưu khâu quản lý, cửa hàng nên xây dựng cách quản lý chuẩn chỉnh ngay từ đầu.

Tinh gọn bộ máy nhân sự, hoặc thay thế quy trình thủ tục giấy tờ thủ công bằng cách áp dụng tất cả vào hệ thống công nghệ phần mềm để quản lý tất cả như: quản lý thu chi, quản lý doanh thu đơn hàng, quản lý chấm công,...

3.2 Chiến lược quảng cáo

Bất kể bạn bán nước uống hoặc món ăn nào đó cũng cần đến marketing. Một số cách từ marketing online đến offline dành cho ngành hàng F&B bán lẻ đang thu hút người tiêu dùng bạn có thể thử cho cửa hàng như:

- Mời khách hàng đến thử món mới 0 đồng với số lượng giới hạn, hoặc mua 1 tặng kèm 1 ly sản phẩm mới.

- Ưu đãi giảm giá 30 - 50%, mua 5 - tặng 1 nhân ngày khai trương hoặc những ngày lễ đặc biệt.

- Làm thẻ thành viên tích điểm cho khách hàng thân thiết.

3.3 Quy trình phục vụ khách hàng

Khách hàng có quay trở lại cửa hàng của bạn hay không phục thuộc rất nhiều vào chất lượng phục vụ. Bạn nên xây dựng quy trình phục vụ khách hàng bài bản và đào tạo cho tất cả nhân viên tại cửa hàng. Hãy luôn tiếp đón khách hàng bằng thái độ niềm nở, ân cần thân thiện. Lưu ý trao đổi rõ ràng với khách hàng về món ăn hoặc thanh toán tránh những vấn đề phát sinh không đáng có.

3.4 Liên kết kinh doanh với những app đồ ăn

Nhiều nhà hàng, quán ăn hiện nay đang tập trung khai thác thị trường qua các app giao đồ ăn phổ biến như: GrabFood, BeeFood, Baemin, Shopee Food,...

Tuy rằng việc liên kết bán hàng thông qua các app sẽ giúp ích cho chủ nhà hàng, quán ăn rất nhiều để tiếp cận khách hàng, gia tăng nhận diện nhưng việc quản lý kinh doanh trên các app bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tạo cản trở, khó khăn cho bạn. Do đó, bạn cũng cần có những phần mềm hỗ trợ như một người bạn đắc lực, đồng hành bạn chinh phục doanh số khủng.

Lựa chọn những người bạn đồng hành đồng hành cùng bạn

4. Những lưu ý khi lựa chọn mặt hàng kinh doanh

4.1 Xác định sản phẩm kinh doanh chính của cửa hàng

Trước khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh, bạn nên xác định một hoặc một số món ăn thức uống chính để tập trung phát triển buôn bán. Đừng lựa chọn chỉ vì thấy đối thủ khác kinh doanh có lời. Hạn chế bán quá nhiều món trong một cửa hàng nhưng không có món nào thật sự nổi bật và khác biệt, sẽ rất khó để tạo ấn tượng và giữ chân khách hàng quay trở lại nhiều lần.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-kinh-doanh-an-uong

Những lưu ý khi lựa chọn mặt hàng kinh doanh

4.2 Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng

Thói quen ăn uống và thị hiếu của khách hàng là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần tìm hiểu trước khi quyết định kinh doanh. Cũng với một món ăn quen thuộc trên thị trường nhưng cách chế biến khác biệt hay một hương liệu mới lạ cũng giúp món ăn của bạn cạnh tranh với đối thủ.

Thậm chí, bạn có thể chọn kinh doanh món ăn thuộc sở trường hiểu biết của bạn. Lúc này bạn sẽ dễ dàng hơn trong cách nghiên cứu và chế biến món ăn theo công thức riêng, hay xây dựng câu chuyện marketing cho món ăn thật hấp dẫn.

5. Top app hỗ trợ kinh doanh ăn uống

Việc áp dụng công nghệ vào trong kinh doanh ăn uống đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng và chủ cửa hàng. Vai trò của các app càng được thể hiện rõ ràng trong những đợt giãn cách, hạn chế tiếp xúc vì dịch bệnh.

Sử dụng app đặt đồ ăn được hiểu là như hình thức bán hàng trực tuyến, cửa hàng sẽ up thực đơn lên app, người mua sẽ lựa chọn món ăn ngay trên giao diện của app. Các công tác vận chuyển sẽ do đội ngũ của app hoặc đơn vị hợp tác xử lý. Như vậy, khi sử dụng app, chủ cửa hàng có thể phục vụ cho đa dạng khách hàng gần xa mà không nhất thiết phải đến cửa hàng mới thưởng thức được món ăn.

Sử dụng app hỗ trợ kinh doanh ăn uống

Top app đặt đồ ăn online hỗ trợ kinh doanh ăn uống được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

- GrabFood: xuất hiện khá lâu trên thị trường và được rất nhiều chủ kinh doanh tin dùng nhờ giao diện thân thiện dễ sử dụng, chỉ cần có smartphone. Vì là thương hiệu lâu đời nên Grabfood tạo được niềm tin chất lượng về dịch vụ cho cửa hàng và người tiêu dùng.

- Shopee Food: đây là ứng dụng được nhiều khách hàng sử dụng nhất bởi giao diện phong phú, có thể sử dụng trên trình duyệt web hoặc ứng dụng trực tuyến trên smartphone.

- Baemin: Là thương hiệu mới tại thị trường Việt Nam nhưng Beamin cũng chiếm thị phần khá lớn trong lĩnh vực ăn uống. Beamin mở nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho cả chủ quán và khách mua.

- Loship: Nhờ ưu điểm giá tốt nên ứng dụng thường được dùng cho các cửa hàng kinh doanh nhỏ, hàng quán take a way. Loship còn hỗ trợ cửa hàng miễn phí dịch vụ duy trì trực tuyến hàng năm, an tâm buôn bán mà không phải lo lắng về giá cả chiết khấu.

6. Lời kết

Kinh doanh ăn uống là “miếng bánh” ngon vẫn được ưa chuộng và tiềm năng phát triển còn rất mạnh trong tương lai. Hi vọng với những thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh cửa hàng ăn uống từ Haravan, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để chọn ra cho mình chiến lược kinh doanh độc đáo. Nhanh chóng tạo nên thương hiệu cửa hàng ăn uống được yêu thích của khách hàng trên thị trường F&B.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: