Kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh đồ ăn healthy hiệu quả

Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch tăng cao đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh đồ ăn healthy. Sau tác động của dịch Covid-19, nhu cầu của người dân càng thúc đẩy thị trường này trở nên sôi động. Hãy cùng Haravan tìm hiểu về mô hình kinh doanh này và làm cách nào để triển khai thành công nhé!

1. Tổng quan về kinh doanh đồ ăn healthy

1.1 Tiềm năng kinh doanh đồ ăn healthy

Tiềm năng kinh doanh đồ ăn healthy

Tiềm năng kinh doanh đồ ăn healthy

Vấn đề sức khoẻ, ăn uống lành mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Những người lựa chọn đồ ăn healthy sẽ quan tâm đến thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm hữu cơ, ít ngọt, hạn chế đồ ăn nhanh… Những thực phẩm này vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, về lâu dài giúp hạn chế các loại bệnh tật, tránh được việc phải sử dụng thuốc. Ngoài ra, với tỉ lệ người mắc bệnh béo phì ngày càng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm, đồ ăn giảm cân cũng tăng lên.

Theo các báo cáo, phụ nữ đóng góp phần lớn trong các thảo luận về việc ăn uống lành mạnh. Những phụ nữ trẻ theo đuổi các phương pháp ăn uống điều độ để giảm cân, giúp vóc dáng cân đối và có làn da tươi tắn hơn. Trong khi đó, phụ nữ đã có gia đình sẽ quan tâm đến chất lượng đồ ăn cho cả gia đình và con cái của mình.

Chế độ ăn uống healthy chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có thực đơn khoa học, phù hợp với thể trạng, phương pháp chế biến đúng cách và đặc biệt là nguồn nguyên liệu phải thực sự lành mạnh. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư nghĩ đến những ý tưởng kinh doanh đồ ăn healthy.

1.2 Xu hướng và ý tưởng kinh doanh đồ ăn healthy

  • Đồ ăn chay:

Hình thức ăn uống lành mạnh này đang dần trở thành một xu hướng ẩm thực thời thượng trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh lý do về tôn giáo. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác hay giới tính đều có thể lựa chọn ăn chay hướng đến phòng chống bệnh tật, giữ gìn vóc dáng, làn da hay thậm chí là kéo dài tuổi thọ nếu ăn chay đúng cách.

  • Đồ ăn Eat Clean:

Đây là phương pháp ăn uống để giảm cân và giữ gìn vóc dáng rất hot trong thời gian gần đây, được nhiều người trong giới thể thao, fitness và các chị em phụ nữ lựa chọn. Điểm mạnh của phương pháp này là sự cân bằng về dinh dưỡng, dễ chế biến trong khi hiệu quả giảm cân khá rõ rệt.


Eat Clean là một phong cách ẩm thực tập trung vào việc sử dụng những nguyên liệu sạch và tự nhiên, hạn chế sử dụng gia vị và các chất phụ gia.


Phương pháp chủ yếu là hấp, luộc, áp chảo, với sự kết hợp của rau củ tươi ngon và thịt ức gà tươi ngon. Nhờ cách chế biến nhẹ nhàng và không qua xử lý phức tạp, các món ăn giữ trọn hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Đồ ăn Eat Clean để giữ gìn vóc dáng

Đồ ăn Eat Clean để giữ gìn vóc dáng.

  • Đồ ăn theo chế độ Low Carb và Keto:

Low Carb hay Keto gần đây cũng được nhiều người lựa chọn như một phương pháp ăn kiêng nghiêm túc. Chế độ này cắt giảm tinh bột và đường như cơm, bánh mì, ngô khoai, bánh kẹo,… và chủ yếu nạp chất đạm, chất béo từ thịt, cá, trứng, sữa,… Nhiều thương hiệu kinh doanh đồ ăn healthy không chỉ cung cấp các suất ăn Low Carb và Keto mà còn sáng tạo nhiều loại bánh quy, bánh ngọt ít tinh bột từ nguyên liệu lành mạnh để thu hút người dùng.

2. Các mô hình và case study kinh doanh đồ ăn healthy hiện nay

2.1 Mô hình kinh doanh đồ ăn vặt healthy

Đây là mô hình phục vụ các tín đồ ăn vặt nhưng lại mong muốn ăn vặt một cách lành mạnh. Menu của quán có thể không phải là những món dầu mỡ như gà rán, xúc xích, cá viên chiên… mà thay vào đó là những món ăn đem lại đủ giá trị và thành phần dinh dưỡng được làm từ nguyên liệu và cách chế biến tốt cho sức khỏe, hạn chế dầu mỡ, chất béo… Bánh được làm từ vỏ bánh nguyên cám, lúa mạch… Đồ ăn vặt healthy cũng sử dụng sữa không đường, mật ong, đường ăn kiêng để tạo vị ngọt.

Ví dụ điển hình: Mana Food là thương hiệu thực phẩm online có các lựa chọn đồ ăn vặt healthy cho thực khách, chẳng hạn như món snack rong biển kẹp siêu hạt hay các combo hạt dinh dưỡng để ăn nhẹ trong ngày, đảm bảo bổ sung dinh dưỡng mà không sợ bị tăng cân.

Mana Food kinh doanh đồ ăn healthy online

Mana Food kinh doanh đồ ăn healthy online

2.2 Mô hình kinh doanh đồ ăn healthy với thực đơn eat clean

Quán cơm healthy có thể là mô hình kinh doanh Eat Clean, cơm chay hoặc thực đơn Low Card, Keto dành cho thực khách bận rộn. Menu có thể bao gồm cơm, bún, mì, salad, sandwich… với cách chế biến healthy. Nguyên liệu cần chọn là gạo lứt, bún lứt hay những loại cơm, bún, mì,… ít tinh bột đến các cách chế biến rau thịt sao cho hạn chế dầu mỡ và gia vị.

Ví dụ điển hình: Fitfood (TPHCM) là một thương hiệu kinh doanh đồ ăn Eat Clean và các chế độ lành mạnh khác được nhiều người lựa chọn khi tìm kiếm những bữa ăn ngon và tốt cho sức khỏe được chuẩn bị sẵn. Thực đơn đa dạng với hơn 100 món có thể giúp thực khách thưởng thức mà không ngán trong hơn 1 tháng.

Thực đơn đồ ăn healthy của Fitfood

Thực đơn đồ ăn healthy của Fitfood

2.3 Mô hình kinh doanh đồ ăn healthy với bánh dinh dưỡng

Bánh ngọt healthy sẽ là giải pháp hữu ích cho nhiều người ưa những món ngọt nhưng lại sợ béo. Với hình thức kinh doanh tiệm bánh ngọt healthy, các loại bánh sẽ được làm từ lúa mạch, ngũ cốc… Ngoài ra những loại nguyên liệu như rau củ, đậu, các loại hạt… cũng phù hợp cho các loại bánh healthy cần có trong menu.

Ví dụ điển hình: Bánh biscotti ăn kiêng nguyên cám từ GUfoods dùng trực tiếp cho buổi sáng kèm với sữa, buổi xế hoặc ăn vặt trong lúc trò chuyện với bạn bè, phù hợp cho người dùng đang ăn chay, ăn kiêng.

Bánh ngọt healthy Biscotti từ Gufoods

Bánh ngọt healthy Biscotti từ Gufoods.

2.4 Mô hình kinh doanh đồ ăn healthy với nước uống

Những thức uống healthy như nước detox, nước ép, smoothie, yogurt này được nhiều người yêu thích nhờ vị ngon đặc biệt của nó, với sự kết hợp của các loại hoa quả hay ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu chủ quán biết cách thiết kế và trang trí không gian quán một cách bắt mắt, đây sẽ là nơi thu hút nhiều thực khách trẻ đến để thưởng thức và “sống ảo”.

Ví dụ điển hình: Boost Juice là thương hiệu “healthy drink” cung cấp các dòng sinh tố và nước ép từ công nghệ chế biến thức uống healthy chuẩn Úc, bằng cách sử dụng trái cây tươi và chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được sử dụng ngay trong ngày để đảm bảo được độ tươi ngon cũng như giữ được chất dinh dưỡng của nguyên liệu.

3. Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh đồ ăn healthy

3.1 Thuận lợi khi kinh doanh đồ ăn healthy

Không thể phủ nhận những cơ hội lớn mà kinh doanh đồ ăn healthy mang lại cho các nhà đầu tư nhờ tiềm năng thị trường lớn và tệp khách hàng ngày càng mở rộng.

Mô hình kinh doanh đồ ăn healthy không đòi hỏi số vốn ban đầu nhiều như các mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn khác. Bạn có thể cân nhắc số vốn mà mình có để lựa chọn mở nhà hàng, quán ăn hay thậm chí là bán hàng online, và do đó không cầu đầu tư quá nhiều vào các chi phí về nhân sự, thiết kế, mặt bằng. Giá thành của những loại đồ ăn healthy cũng khá cao theo mặt bằng chung. Điều này hứa hẹn những khoản lợi nhuận lý tưởng thu về cho nhà đầu tư.

3.2 Khó khăn khi kinh doanh đồ ăn healthy

Xu hướng kinh doanh đồ ăn healthy tuy mới xuất hiện không lâu nhưng cạnh tranh khá khốc liệt bởi những tiềm năng rộng mở của nó. Nhà đầu tư không chỉ phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn mà còn phải “dè chừng” những đối thủ kinh doanh online mang thương hiệu “nhà làm”.

Để thành công trong mô hình kinh doanh đồ ăn healthy, ngoài kỹ năng kinh doanh, bạn cần trang bị và thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức về chế độ ăn healthy, các loại thực phẩm, các yếu tố dinh dưỡng, kiến thức khoa học đời sống… để xây dựng thực đơn một cách khoa học và đặc biệt là không ngừng sáng tạo ra những cách kết hợp, chế biến món ăn mới để thu hút và giữ chân khách hàng.

Để có kiến thức bài bản về ăn uống healthy, nhiều người thậm chí phải dành thời gian và tiền bạc để tham gia vào các khóa học về dinh dưỡng để làm nên những món ăn thật sự lành mạnh và thuyết phục được khách hàng.

Đảm bảo nguồn cung khi kinh doanh đồ ăn healthy

Đảm bảo nguồn cung khi kinh doanh đồ ăn healthy

Trong quá trình vận hành mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp còn phải đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp thực phẩm sạch chất lượng, uy tín và an toàn. Đây là một thách thức lớn trong ngành kinh doanh đồ ăn healthy. Nếu không làm được điều này, thương hiệu đồ ăn healthy sẽ đánh mất cam kết đối với khách hàng.

4. Kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh đồ ăn healthy thành công

Để triển khai các ý tưởng kinh doanh đồ ăn healthy một cách hiệu quả, bạn cần xây dựng một kế hoạch với các chiến lược bài bản ngay từ đầu.

4.1 Trang bị kiến thức về đồ ăn healthy

Nếu muốn dấn thân vào con đường kinh doanh đồ ăn Eat Clean, bạn cần trang bị cho bản thân trở thành một chuyên gia về phong cách ăn uống healthy này. Dù bạn có bỏ ra nguồn vốn lớn để đầu tư nhưng không hiểu về sản phẩm thì có khả năng sẽ không tạo ra được lợi nhuận một cách bền vững.

Có kiến thức vững chắc về đồ ăn healthy sẽ giúp bạn xây dựng mô hình kinh doanh theo một xu hướng nhất định và thuyết phục được khách hàng. Bạn cần có sự am hiểu về các loại thực phẩm, cách chế biến, kết hợp các loại thực phẩm, xây dựng menu… và cách truyền tải ý nghĩa của chúng một cách chính xác, khoa học.

4.2 Lựa chọn sản phẩm phù hợp và nguồn nguyên liệu uy tín

Khách hàng chủ yếu của đồ ăn healthy là các bạn trẻ ở độ tuổi từ 20 đến 35 và chiếm phần lớn là nữ giới. Đây là đối tượng có nhu cầu cao trong việc ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tốt và vóc dáng, làn da đẹp. Nhưng tất nhiên, bạn cũng có thể mở rộng tệp khách hàng này để phục vụ rộng hơn, hoặc chọn các đối tượng đặc biệt hơn để khai thác ngách thị trường. Việc dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng các đối tượng này ưa chuộng phong cách ăn uống, lựa chọn sản phẩm như thế nào sẽ giúp bạn lên được menu phù hợp và xác định đúng hướng đi ngay từ đầu.

Sau bước xác định được phong cách đồ ăn healthy, bạn cần tìm nhà cung cấp nguyên liệu để hiện thực hóa các ý tưởng của mình. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng, đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm liên tục, nhất là khi số lượng khách hàng tăng lên. Và hơn hết, nguồn hàng chất lượng, uy tín, bền vững sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng một cách dài lâu.

4.3 Lên thực đơn đa dạng, nhiều dinh dưỡng

Một menu đồ ăn healthy hợp lý sẽ cần đảm bảo về sự phong phú, chất lượng và được điều chỉnh, làm mới định kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng menu riêng cho từng đối tượng khách hàng, từ những khách hàng ăn theo nhu cầu tập thể dục, khách hàng muốn cải thiện sức khỏe, khách hàng đang ăn kiêng, bà mẹ bỉm sữa… để tạo ra điểm nhấn cho mô hình của mình.

Thực đơn đồ ăn healthy từ Fitfood

Thực đơn đồ ăn healthy từ Fitfood

4.4 Đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Bên cạnh việc mang đến những món ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng nên quan tâm đáp ứng các nhu cầu khác của khách hàng để chăm sóc họ và duy trì lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như thường xuyên cung cấp thông tin dinh dưỡng cụ thể trên định lượng hoặc khẩu phần ăn đối với mỗi sản phẩm bán ra để khách hàng nắm rõ phần ăn của mình và càng cảm thấy tin tưởng vào lựa chọn của họ.

Việc bán combo suất ăn healthy theo tuần/tháng cũng là một cách để gia tăng đơn hàng, nâng cao lợi nhuận, đặc biệt có ích cho các khách hàng có ít thời gian nhưng lại mong muốn theo đuổi chế độ ăn lành mạnh. Giá sản phẩm theo combo sẽ tốt hơn đôi chút so với suất lẻ. Các quà tặng kèm như bánh quy ăn kiêng, bài tập rèn luyện… sẽ càng khuyến khích khách hàng lựa chọn combo.

Đồ ăn healthy thường có giá khá cao so với mặt bằng chung nên cũng cần được đầu tư vào bao bì sản phẩm để nâng cao giá trị của nó. Nếu có thể, hãy cân nhắc lựa chọn các bao bì được làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường để cổ vũ lối sống lành mạnh, bền vững.

4.5 Lập kế hoạch marketing và bán hàng hiệu quả

Bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai để lên kế hoạch cho những chiến lược tiếp thị - truyền thông và bán hàng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp giữa kinh doanh trực tiếp tại quán với sử dụng các kênh bán hàng online để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Có thể tận dụng các kênh bán hàng online như Facebook, Instagram, TikTok, website, tích hợp trên các ứng dụng bán đồ ăn online như Baemin, GrabFood, ShopeeFood…

Trong đó, hãy chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và nội dung một cách bài bản, khoa học và chuyên nghiệp xoay quanh chuyện ăn uống healthy, lối sống lành mạnh… và thậm chí là tạo cộng đồng để nuôi dưỡng khách hàng.

4.6 Thiết kế, trang trí quán ăn thật phong cách, healthy

Thiết kế không gian xanh - sạch - đẹp cho quán ăn healthy

Thiết kế không gian xanh - sạch - đẹp cho quán ăn healthy

Nếu có quán kinh doanh trực tiếp, bạn cũng nên lên ý tưởng thiết kế không gian xanh - sạch - đẹp đúng với tinh thần ăn uống healthy. Một không gian vừa độc đáo kết hợp với đồ ăn dinh dưỡng chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Khách hàng tìm đến quán của bạn để thư giãn, ăn những món ăn tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn nên thiết kế để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Và đó cũng là cơ hội để khách hàng quảng bá, truyền miệng đến bạn bè, người thân về quán của bạn.

4.7 Lên kế hoạch vận hành và quản lý quán ăn hiệu quả

Bạn cần vạch ra quy trình phục vụ, quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý kho hàng, doanh thu để quán vận chuyển trơn tru và tránh gặp phải những sai sót, cho dù là phục vụ trực tiếp hay trực tuyến. Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý từ các nhà cung cấp uy tín như Haravan để hỗ trợ mình trong tất cả những vấn đề này.

5. Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh đồ ăn healthy

Kinh doanh đồ ăn healthy có thể là một lựa chọn thú vị và có triển vọng trong thị trường ngày nay, vì ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

  • Đảm bảo chất lượng: Chất lượng thực phẩm là yếu tố hàng đầu khi kinh doanh đồ ăn healthy. Chọn nguyên liệu tươi ngon, không chất bảo quản và không chất tạo màu nhân tạo. Hãy chú trọng đến việc chế biến thực phẩm một cách sạch sẽ và an toàn vệ sinh.
  • Tạo sự độc đáo: Cố gắng tạo ra những món ăn có điểm đặc biệt riêng, sáng tạo và hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bạn có thể chọn sử dụng những nguyên liệu hiếm hoặc kết hợp các món ăn truyền thống với phong cách healthy.
  • Xác định đối tượng khách hàng: Tìm hiểu và xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Nắm bắt nhu cầu và sở thích ẩm thực của họ để điều chỉnh menu và chiến lược kinh doanh đồ ăn healthy phù hợp.
  • Menu đa dạng và cân đối: Xây dựng menu đa dạng món ăn healthy khác nhau như salad, cơm, bún, bánh mì,... để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời, đảm bảo menu được cân đối dinh dưỡng và bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Ghi nhãn thực phẩm: Đối với những người quan tâm đến ăn uống lành mạnh, thông tin dinh dưỡng và nguồn gốc thực phẩm là rất quan trọng. Hãy ghi rõ các thành phần và giá trị dinh dưỡng của mỗi món ăn trong menu của bạn.
  • Quảng bá và marketing: Xây dựng chiến lược quảng bá và marketing sáng tạo để giới thiệu đồ ăn healthy của bạn đến đúng đối tượng khách hàng. Sử dụng mạng xã hội, website, hoặc các sự kiện liên quan để thu hút sự chú ý và tiếp cận đối tượng mục tiêu.
  • Chăm sóc khách hàng: Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe ý kiến của họ và cung cấp hỗ trợ sau bán hàng. Khách hàng hài lòng sẽ quay lại và giới thiệu bạn đến người khác.
  • Theo dõi hiệu suất kinh doanh: Theo dõi và đánh giá hiệu suất kinh doanh của bạn để điều chỉnh chiến lược và đưa ra các cải tiến cần thiết.

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn bắt đầu kinh doanh đồ ăn healthy một cách thành công và bền vững. Đồng thời, đừng quên luôn đặt lợi ích và sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu trong mọi quyết định kinh doanh của bạn.

5. Tổng kết

Kinh doanh đồ ăn healthy đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh. Hy vọng rằng, bài viết này của Haravan đã cung cấp cho bạn cái nhìn chân thực về lĩnh vực này cùng với những ý tưởng để triển khai. Chúc bạn kinh doanh hiệu quả và thành công!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:

>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Hàng tiêu dùng là gì? Kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng

19/10/2022 MKT Ngan

Sản phẩm hot trend là gì? Cách tìm sản phẩm bán chạy, doanh thu cao

19/10/2022 MKT Nguyệt

Tổng hợp 8 món ăn vặt vỉa hè siêu lợi nhuận không thể bỏ qua khi khởi nghiệp

28/10/2022 Trần Hoàng Ngọc Tâm