Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt thành công cho người mới bắt đầu

Kinh doanh bánh ngọt và làm giàu từ đó hiện đang là xu hướng của rất nhiều các bạn trẻ 9x. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể kinh doanh bánh ngọt thành công thì không phải ai cũng làm được. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt thành công cho người mới bắt đầu.

1. Sức hút từ thị trường kinh doanh bánh ngọt

Tại sao nên mở tiệm bánh ngọt?

Tại sao nên mở tiệm bánh ngọt?

Kinh doanh bánh ngọt luôn là mơ ước và hướng đi của rất nhiều người, đặc biệt là với những bạn đam mê làm bánh, yêu thích các loại bánh ngọt, bánh kem,... Từ đó, dần dần họ hình thành mô hình tiệm bánh ngọt cho riêng mình.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều người thấy đây là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nên họ đã nghiên cứu và tiến hành kinh doanh bánh ngọt tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất phát với mục đích này, thì rất nhiều người sẽ dễ dàng gặp thất bại nếu họ không biết cách làm bánh, không có đam mê sáng tạo ra các loại bánh mới cho cửa hàng của mình, mà lúc nào cũng chỉ phụ thuộc vào nhân viên làm bánh.

Qua đó, có thể thấy là nếu bạn chỉ đam mê làm bánh thôi thì rất khó để có thể kinh doanh tiệm bánh ngọt thành công. Vì vậy, để có những ý tưởng kinh doanh bánh kem độc đáo, việc kinh doanh trở nên thành công thì bạn cần phải kết hợp giữa đam mê và đầu óc kinh doanh, điều này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích rất lớn.

2. Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt từ những bước đầu tiên

2.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Chọn địa điểm kinh doanh bánh ngọt

Chọn địa điểm kinh doanh bánh ngọt

Có thể thấy rằng địa điểm kinh doanh tiệm bánh ngọt là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh. Và bạn cũng nên biết một điều là, không phải cứ đông người qua lại thì bạn sẽ bán được nhiều bánh.

Một ví dụ chứng minh điều đó là: Bạn kinh doanh bánh ngọt tại một ngã 3, ngã 4 nào đó. Nơi đó rất đông người qua lại, chính vì vậy mà hay gây ra tình trạng tắc đường. Xét trên phương diện tâm lý người tham gia giao thông, khi đó họ sẽ trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi vì đường sá, nếu là bạn thì bạn có dừng xe lại để mua 1 chiếc bánh hay không? Ngoài ra, ở những nơi như vậy thường có rất nhiều khói bụi, đó cũng chính là một trong những lí do khiến khách hàng hạn chế ghé thăm tiệm bánh của bạn.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là kinh doanh bánh ngọt tại nhà trong những con hẻm thưa dân thì sẽ đắt hàng. Tuy là không tắc đường, ít khói bụi nhưng do đường đi quá nhỏ nên cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy ái ngại và mất thời gian khi ghé qua. Vậy địa điểm tốt để kinh doanh bánh ngọt là gì?

  • Có diện tích đủ lớn để đặt tủ bánh, có không gian cho khách đi lại và có không gian rộng lớn để làm bánh.

  • Chi phí thuê mặt bằng không quá lớn, chi phí điện, nước cũng phải hợp lý, phòng trường hợp số lượng khách hàng tới tiệm bánh không đạt được như mục tiêu đề ra.

  • Nên tìm vị trí ở các ngã 3, ngã 4 nhưng nên kèm theo vỉa hè dành cho người đi bộ, và những người bận rộn cũng có thể ghé qua tiệm bánh mà không ảnh hưởng tới giao thông.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc việc thuê mặt bằng trên các chung cư bởi nó vừa rẻ, vừa thuận tiện trong việc trông xe cho khách, hơn thế nữa là còn có không gian đẹp đẽ, sang trọng.

2.2 Lựa chọn phong cách cho tiệm bánh ngọt

Lựa chọn phong cách cho tiệm bánh ngọt

Lựa chọn phong cách cho tiệm bánh ngọt

Ý tưởng kinh doanh bánh kem có thể hình thành ngay từ khi bạn có ý định mở tiệm bánh, hoặc có thể nảy ra ý tưởng độc đáo khi nghiên cứu thị trường. Điều này tùy bạn cảm nhận xem loại hình tiệm bánh này có thể có khả năng thành công ở khu vực này hay không.

Ngoài ra, bạn cũng cần thiết phải lưu ý rằng, việc bạn làm ra những món bánh sáng tạo, chất lượng đôi khi chưa chắc đã thành công. Việc thành công trong kinh doanh tiệm bánh ngọt còn nằm ở việc lên ý tưởng sắp xếp công việc kinh doanh của mình như thế nào. Bạn nên lựa chọn cho tiệm bánh ngọt của mình một phong cách riêng, điều này cũng sẽ giúp khách hàng có ấn tượng và dễ dàng nhớ đến tiệm của bạn hơn. Có một số phong cách mà bạn có thể tham khảo như:

  • Concept dễ thương: đây là concept theo kiểu “công chúa”, hoặc là dễ thương với nhiều gấu bông, nhiều màu sắc nổi trội.

  • Concept theo kiểu châu Âu: đây là concept theo kiểu cổ kính, các tiệm bánh ở nước ngoài hay trang trí theo concept này, nhưn chi phí để làm các tiệm bánh kiểu này rất lớn.

  • Concept theo kiểu hiện đại: đây là concept hiện đại, có thể thấy được sự sang trọng của tiệm bánh thông qua concept này.

2.3 Chuẩn bị chi phí mở tiệm bánh ngọt

Chi phí kinh doanh tiệm bánh ngọt là bao nhiêu? Kinh doanh bánh ngọt tại nhà cần bao nhiêu vốn?… Đây có thể nói là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt tay vào kinh doanh lần đầu. Sau đây, Haravan sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh tiệm bánh ngọt:

Nếu bạn kinh doanh bánh ngọt tại nhà, thì chắc hẳn bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền khá lớn bởi bạn sẽ không phải đi thuê mặt bằng. Nhưng nếu không, thì chi phí thuê mặt bằng cũng là một trong những yếu tố bạn cần phải để tâm tới.

Mức giá thuê mặt bằng còn tùy thuộc vào vị trí mà bạn muốn thuê. Có rất nhiều nơi bạn chỉ phải thuê với giá vài triệu đồng, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều địa điểm lại thuê đến cả chục, thậm chí là hàng chục triệu đồng. Mặt bằng là yếu tố quyết định rất nhiều đến thành công của bạn. Một cửa hàng bánh ngọt gần trường học, gần văn phòng, gần các khu thương mại,... cũng sẽ giúp bạn tạo ra doanh thu tốt hơn. Nhưng bạn cũng cần thiết phải dự trù sẵn kinh phí mặt bằng nếu trường hợp số lượng khách tới quán không như mục tiêu đã đặt ra.

Chi phí về dụng cụ, thiết bị làm bánh:

Chi phí về dụng cụ, thiết bị mở tiệm bánh ngọt

Chi phí về dụng cụ, thiết bị mở tiệm bánh ngọt

Mỗi loại bánh sẽ có những dụng cụ và cách làm khác nhau. Tuy nhiên, có một số dụng cụ cơ bản mà bạn nhất định phải có như lò nướng, dụng cụ cân đo, bàn xoay, đui bắt kem, tủ lạnh, phới trộn nguyên liệu, dụng cụ trang trí (dùng cho bánh kem và các loại bánh cần tạo hình,...). Cũng có rất nhiều trang web bán các dụng cụ này với giá cả phải chăng, và cũng có rất nhiều mức giá khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn tùy theo sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều chi phí, hoặc là bạn muốn tiết kiệm tiền mua dụng cụ một cách tối đa nhất thì bạn có thể mua đồ pass lại của những người không dùng đến chúng nữa. Những dụng cụ như vậy thường có trên các trang, các hội làm bánh, hội thanh lý,... Trên đó, sẽ có rất nhiều người pass lại sản phẩm tùy độ cũ mới. Ở đây, bạn có thể chọn những dụng cụ mà mình cần đến với giá mềm, nhưng dù sao đi nữa thì bạn cũng cần lưu ý đến độ bền và chất lượng của chúng.

Chi phí về nguyên liệu:

Chi phí về nguyên liệu mở tiệm bánh ngọt

Chi phí về nguyên liệu mở tiệm bánh ngọt

Đây là khoản chi phí mà bạn cần phải đầu tư thật tốt ngay từ đầu và cũng sẽ phải đầu tư nhiều lần. Chi phí mở tiệm bánh ngọt sẽ rẻ hơn nhiều lần so với các loại bánh nhân mặn. Ngoài ra, để có thể dùng nhiều lần, dùng cho các lần chế biến sau thì bạn cần bảo quản nguyên liệu thật tốt.

Một số nguyên liệu cơ bản mà bạn cần có khi làm bánh có thể kể đến như: bột mì, trứng, sữa, chocolate, trà xanh,... Hiện nay, trên thị trường cũng đã có rất nhiều nơi bán nguyên liệu với giá sỉ, thích hợp cho những người kinh doanh tiệm bánh ngọt. Nếu bạn liên hệ được với các đầu mối bán sỉ thì bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá trong quá trình kinh doanh bánh ngọt của mình.

Chi phí trang trí, thiết kế quán bánh ngọt:

Hãy chọn lựa phong cách và mô hình bánh ngọt mà bạn ưng ý, sau đó hãy tiến hành trang trí chúng. Hiện nay có rất nhiều phong cách đẹp cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo trên Google, tham khảo ở các tiệm bánh ngọt gần nơi bạn sống xem họ trang trí chúng ra sao.

  • Nếu bạn chọn mô hình bán bánh ngọt mang về, thì hiển nhiên bạn sẽ không cần thiết phải trang trí quá nhiều. Bạn chỉ cần thiết kế sao cho quán mình thật gọn gàng, bắt mắt là được.

  • Nếu bạn lựa chọn mô hình cho ngồi lại tại chỗ thì bạn cần phải thiết kế quán mình sao cho thật đẹp, thật sinh động, có thể thu hút được nhóm khách hàng mà bạn nhắm tới. Bởi hiện nay, người dùng không chỉ có nhu cầu là đi ăn, đi uống thông thường mà họ còn đi để check-in nữa.

Chi phí thuê nhân viên:

Chi phí thuê nhân viên kinh doanh bánh ngọt

Chi phí thuê nhân viên kinh doanh bánh ngọt

Ngoài ra, chi phí kinh doanh bánh ngọt không thể thiếu chi phí thuê nhân viên. Nếu bạn kinh doanh tiệm bánh nhỏ, thì có thể bạn sẽ không phải mất khoản chi phí này. Bởi vì bạn có thể trực tiếp làm tất cả mà không cần phải thuê nhân viên.

Còn với mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt vừa và lớn, thì bạn sẽ mất một khoản chi phí để thuê nhân viên làm các công việc như làm bánh, quản lý kho,...

Một số chi phí khác:

Khi kinh doanh tiệm bánh ngọt bạn nên tính toán trước các khoản chi phí có thể phát sinh khác. Hãy trích một phần chi phí mở tiệm bánh để dự trù và có thể chi trả cho các khoản phí phát sinh khác như bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong cửa hàng, chi phí marketing,...

2.4 Tuyển nhân sự cho tiệm bánh ngọt

Tuyển nhân sự cho tiệm bánh ngọt

Tuyển nhân sự cho tiệm bánh ngọt

Nhân sự là một yếu tố không thể thiếu khi bạn kinh doanh bánh ngọt tại nhà. Hãy tính toán thật kỹ lưỡng, cẩn thận xem bạn cần bao nhiêu nhân sự, chia ra những bộ phận nào (bộ phận làm bánh, nhân viên phục vụ, thu ngân, bảo vệ,...). Sau đó, hãy lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo họ nếu cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt ra những yêu cầu làm việc riêng cho từng bộ phận để ý tưởng kinh doanh bánh kem của bạn trở nên hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng nhân sự sẽ quyết định chất lượng bánh thành phẩm và cách thực phục vụ của quán. Vậy nên, hãy cố gắng tuyển chọn thật kỹ nhân viên và đào tạo cho họ để công việc kinh doanh bánh ngọt của bạn ngày càng phát triển.

2.5 Lựa chọn dụng cụ, thiết bị làm kinh doanh bánh ngọt

Lựa chọn dụng cụ, thiết bị làm kinh doanh tiệm bánh ngọt

Lựa chọn dụng cụ, thiết bị làm kinh doanh tiệm bánh ngọt

Nếu như bạn kinh doanh kinh doanh bánh ngọt online hoặc kinh doanh một tiệm bánh nhỏ, thì 2 dụng cụ cần thiết nhất đối với bạn là máy trộn bột đánh trứng và lò nướng bánh. Theo ước tính của Haravan thì chi phí cho 2 thiết bị này khoảng từ 18 triệu đồng.

Còn nếu bạn kinh doanh tiệm bánh ngọt với quy mô vừa trở lên, bạn nên đầu tư một dây chuyền làm bánh ngọt đầy đủ, chẳng hạn như: máy trộn bột, tủ ủ bột, lò nướng bánh, tủ trưng bày bánh, một số dụng cụ làm bánh như dụng cụ trang trí, bàn xoay, giấy nến, cây cán bột,... Ngoài ra, khi bạn sắm sửa các thiết bị làm bánh đầy đủ như vậy ngay từ lúc đầu thì chất lượng mỗi chiếc bánh của bạn làm ra cũng sẽ tốt hơn, và sau này bạn cũng không cần tốn quá nhiều chi phí vào những loại dụng cụ, thiết bị này nữa.

Ngoài những dụng cụ như trên ra thì bạn cũng cần thiết phải chuẩn bị các dụng cụ khác cho tiệm bánh ngọt của mình như bàn, ghế, đĩa, ly, dao cắt bánh, thìa,... Đây là các dụng cụ cực kỳ cần thiết mà bạn nên chuẩn bị đầy đủ trước khi mở quán. Ngoài ra, hãy dự trù trước lượng khách của tiệm bánh để có thể mua những dụng cụ đó với số lượng vừa đủ. Tránh mua dụng cụ quá nhiều gây nên tình trạng tốn tiền, tốn diện tích chứa,...

2.6 Đăng ký thủ tục kinh doanh tiệm bánh ngọt

Để tránh về sau sẽ xảy ra những rủi ro kinh doanh tiệm bánh ngọt không đáng có, bạn cần hiểu rõ thủ tục, giấy phép kinh doanh. Cụ thể, trước khi kinh doanh, bạn nên tìm hiểu xem có cần làm giấy phép kinh doanh gì không? Có cần trình báo với địa phương về hoạt động kinh doanh của mình không? Có cần các giấy phép chứng minh nguồn gốc các sản phẩm trong cửa hàng của mình hay không? Có cần mua bảo hiểm kinh doanh hay không? …

2.7 Truyền thông, quảng bá cho tiệm bánh ngọt

Truyền thông, quảng bá khi mở tiệm bánh ngọt

Truyền thông, quảng bá khi mở tiệm bánh ngọt

Để có thể gây ấn tượng cho khách hàng và đồng thời cũng thông báo cho họ về tiệm bánh của bạn, thì bạn cần thiết phải truyền thông và quảng cáo mô hình tiệm bánh ngọt của mình. Để việc chạy quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể vừa chạy quảng cáo online, vừa chạy quảng cáo offline:

  • Đối với chạy quảng cáo online

Bạn có thể chạy quảng cáo online trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,... Đây là những nền tảng cung cấp rất nhiều các gói chạy quảng cáo theo nhiều mức giá khác nhau, bạn nên tham khảo và chọn lọc các gói quảng cáo phù hợp với việc kinh doanh bánh ngọt online cũng như offline của mình rồi hãy chạy quảng cáo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chạy quảng cáo trên Google để nhiều người biết đến tiệm bánh của bạn hơn, đây là một công cụ có tiềm năng lớn giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

  • Đối với chạy quảng cáo offline

Đối với hình thức quảng cáo offline, thì bạn có thể đi phát tờ rơi, chạy roadshow, mascot khai trương quán, treo poster,... để có thể thu hút sự chú ý đối với khách hàng đi qua quán bạn hoặc những khách hàng đang sinh sống tại khu vực bạn kinh doanh tiệm bánh ngọt.

2.8 Kinh doanh bánh ngọt trên mạng xã hội

Ngày nay, việc order đồ ăn online đã trở nên rất phổ biến, xu hướng người tiêu dùng cũng dần chuyển sang mua sắm online nên việc kinh doanh bánh ngọt trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,... hoặc trên các sàn thương mại điện tử bán đồ ăn như Shopee Food, Gojek, GrabFood,... sẽ rất có lợi cho việc kinh doanh bánh ngọt online của bạn.

Ngoài ra, khi nhận được những nhận xét, đánh giá cao trên các địa chỉ ăn uống trên, kèm theo đó là menu, giá cả và địa chỉ của tiệm bánh sẽ giúp bạn thu hút được thêm rất nhiều người. Từ đó mà tiệm bánh của bạn có thể ngày càng tăng doanh thu và lợi nhuận.

3. Các mô hình và case study kinh doanh bánh ngọt thành công

Nếu bạn là người mới và bạn chưa biết kinh doanh bánh ngọt theo mô hình nào thì bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh bánh ngọt phổ biến sau:

  • Tiệm bánh ngọt nhỏ:

Đây là mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt đơn thuần, chủ cửa hàng chỉ cần làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, phù hợp với những người có lượng vốn không nhiều, mặt bằng kinh doanh nhỏ. Mô hình này thường thấy ở các địa phương ngoại thành.

  • Quán cà phê kết hợp bánh ngọt:

Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay, có thể đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ là đến ăn uống và chụp ảnh. Với mô hình kinh doanh này, thì tiệm bánh của bạn cần thiết kế không gian sao cho có thể thu hút được giới trẻ, đẹp và rộng.

  • Tiệm bánh gato, bánh sinh nhật:

Đây là mô hình bán các loại bánh gato, bánh sinh nhật đơn thuần, và có nhận đặt làm theo yêu cầu.

Mô hình tiệm bánh ngọt, bánh sinh nhật

Mô hình tiệm bánh ngọt, bánh sinh nhật

  • Kinh doanh bánh ngọt online:

Đây là mô hình kinh doanh bánh ngọt có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền từ chi phí mặt bằng cho đến nhân sự, nên với mô hình này, giá thành của bánh ngọt cũng sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên đối với mô hình này chỉ đáp ứng được với lượng khách nhỏ, khó mở rộng hơn sau này.

  • Tiệm bánh ngọt nhượng quyền thương hiệu:

Đối với mô hình này, bạn cần bỏ ra một chi phí khá lớn để có thể được nhượng quyền thương hiệu. Sau đó, bạn sẽ có được menu, cách làm bánh, phong cách thiết kế,... của các thương hiệu đó. Hiện nay, có một số thương hiệu nổi tiếng nhượng quyền như Tous les jours, Pari Gâteaux,... thì bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về điều kiện kinh doanh đặc biệt.

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi mở tiệm bánh ngọt

Để có thể kinh doanh bánh ngọt thành công, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:

  • Nguyên liệu phải tốt:

Hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng nguyên liệu làm bánh ngọt ngay từ đầu, hãy chọn và dùng loại tươi nhất, không có chất bảo quản và phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Và bạn cũng nên thống nhất các nguyên liệu cho tiệm bánh ngay từ đầu, tránh việc chất bánh thay đổi liên tục khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

  • Kỹ thuật cao:

Đầu tiên, là chủ kinh doanh tiệm bánh ngọt, bạn cũng cần thiết phải biết làm bánh và có thể nghiên cứu sâu về các loại bánh cũng như thị trường bánh ngọt. Tiếp theo đó, để giảm bớt được lượng công việc của bản thân cũng như là tăng tính chuyên nghiệp thì bạn cần thuê và đào tạo đội ngũ nhân công. Hãy luôn có một đội ngũ chuyên nghiệp để làm bánh, đào tạo liên tục phòng trường hợp nhân công nghỉ việc.

Kỹ thuật cao khi mở tiệm bánh ngọt

Kỹ thuật cao khi mở tiệm bánh ngọt

Ngoài ra, nhân viên cũng cần thiết phải thông thạo cách làm bánh bằng phương pháp thủ công và sử dụng thiết bị hiện đại là tốt nhất, điều đó sẽ nâng cao cả về năng suất cũng như chất lượng bánh với mức chi phí thấp cho cửa hàng.

  • Thiết bị hiện đại:

Ngày nay, để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng và giúp cho chất lượng của những chiếc bánh được đồng đều nhất thì việc sử dụng các thiết bị làm bánh ngọt hiện đại là tất yếu.

Ngoài ra, việc bạn đầu tư cho một chiếc lò nướng bánh ngọt tốt và một chiếc máy trộn bột nhanh sẽ hiệu quả hơn so với việc thuê một đội ngũ nhân viên lành nghề. Hơn thế nữa, sự chuyên nghiệp, đồng đều gần như hoàn hảo chỉ có máy móc mới tạo ra được. Lưu ý rằng bạn cũng nên chọn những dụng cụ đa năng, có thể làm được nhiều loại bánh khi cần thiết.

Nếu bạn muốn công việc kinh doanh bánh ngọt của mình trở nên dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng, chính xác hơn thì bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail của Haravan.

Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail

Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail

Với lợi thế là nền tảng công nghệ hàng đầu cả nước, app quản lý bán hàng miễn phí HaraRetail là lựa chọn hàng đầu cho tất cả các mô hình kinh doanh, dù là 1 hay 100 cửa hàng. HaraRetail sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý mọi lúc mọi nơi với quy trình bán hàng tối ưu, quản lý số liệu chặt chẽ nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn trong mọi hoạt động.

HaraRetail có những ưu điểm nổi trội mà các app quản lý bán hàng miễn phí khác khó có được như:

  • Giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin khách hàng ở cả offline lẫn online. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều thứ họ muốn hơn nhờ hiểu rõ tâm lý khách hàng.

  • Báo cáo chi tiết, chính xác và nhanh chóng về hàng tồn kho, đổi trả hàng, doanh thu bán hàng,... ở 1 cửa hàng hay 100 cửa hàng.

  • HaraRetail có hệ thống xử lý đơn hàng đa kênh thông minh giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý các đơn hàng online.

  • Chủ cửa hàng có thể nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên nhờ tính năng phân quyền nhân viên chi tiết.

  • Đặc biệt, HaraRetail là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Các doanh nghiệp cần vay mà đủ điều kiện của ngân hàng đưa ra thì, họ sẽ được vay 3 tỷ đồng kèm theo các ưu đãi tín dụng khác.

Tuy là có nhiều tính năng là vậy nhưng HaraRetail lại rất dễ sử dụng. Chủ doanh nghiệp không rành về công nghệ thì cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail để quản lý công việc kinh doanh của cửa hàng mình chỉ sau 1 - 2 lần sử dụng.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của HaraRetail mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

5. Tổng kết

Điều có thể làm nên thành công của khi kinh doanh bánh ngọt đó chính là chất lượng bánh ngọt và cách trang trí, cách trưng bày quán. Chỉ có như vậy thì tiệm bánh ngọt của bạn mới có thể thu hút được khách hàng một cách tự nhiên nhất, phát triển bền vững nhất. Bài viết trên Haravan đã bật mí cho bạn những kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt thành công cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về kinh doanh bánh ngọt và áp dụng chúng hiệu quả trong việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: