Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và 7 điều không thể bỏ lỡ

Tại thị trường Việt Nam, không quá khó để bắt gặp các doanh nghiệp sử dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh. Hình thức này đang ngày càng được áp dụng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ nhượng quyền thương hiệu là gì? Có bao nhiêu hình thức và mô hình kinh doanh nhượng quyền? Cần chuẩn bị gì trước khi nhượng quyền? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức chuyển giao kinh doanh, tức là cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất thiết với một khoản phí tổn hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận biết thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.

Giải thích khái niệm nhượng quyền thương hiệu

Giải thích khái niệm nhượng quyền thương hiệu.

2. Những hình thức kinh doanh nhượng quyền

Mô hình kinh doanh nhượng quyền tương đối đa dạng và muốn phân loại các hình thức nhượng quyền bạn sẽ dựa vào các yếu tố khác nhau như vốn đầu tư, chiến lược kinh doanh, mô hình tiếp thị… Hiện nay có 4 loại hình nhượng quyền chính là:

2.1 Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là mô hình có cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong tất cả các mô hình nhượng quyền. Không những sở hữu thương hiệu mà bên nhận nhượng quyền còn được sở hữu bốn yếu tố sau: Hệ thống kinh doanh bao gồm: chiến lược, quy trình vận hành, chính sách quản lý, huấn luyện, tư vấn, hỗ trợ khai trương và quảng cáo. Đồng thời bên nhượng quyền cũng cung cấp mọi khía cạnh của doanh nghiệp và hỗ trợ giai đoạn đầu bên nhận nhượng quyền. Mô hình này thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên. Với thời gian hợp đồng từ trung hạn 5 năm đến dài hạn 20-30 năm tùy vào tiềm lực và chi phí bỏ ra.

2.2 Chuyển nhượng thương hiệu theo mô hình kinh doanh không toàn diện

Mô hình nhượng quyền không toàn diện là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng như nhượng quyền công thức, sản phẩm, tiếp thị hoặc cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu. Khác với mô hình trên, mô hình này bên nhượng quyền ít kiểm soát các hoạt động của bên nhận quyền hơn.

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý

Đây là hình thức thường phổ biến ở các chuỗi khách sạn lớn và có liên quan nhiều đến chất lượng của lãnh đạo. Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cung cấp cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp để giám sát toàn diện và lãnh đạo công ty.

2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Bên nhượng quyền cũng tham gia vốn nhỏ và bên nhận nhượng quyền dưới dạng liên doanh để hỗ trợ kiểm soát hệ thống mặc dù số vốn đầu tư tương đối nhỏ.

3. Ưu điểm và hạn chế của nhượng quyền kinh doanh

3.1 Ưu điểm

  • Mở rộng quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối nhanh chóng.

  • Giảm chi phí mở rộng kinh doanh.

  • Có thêm nguồn thu ổn định từ tiền nhượng quyền.

  • Dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa các quốc gia mà không phải đối mặt với bất kỳ rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.

3.2 Nhược điểm

  • Mất quyền kiểm soát trong kinh doanh.

  • Sự tranh chấp của bên nhận quyền kinh doanh.

  • Khi bên nhận quyền hoạt động không hiệu quả hoặc có bất kỳ hành động nào không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín.

4. Có nên kinh doanh nhượng quyền hay không?

Việc có nên nhượng quyền kinh doanh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi không phủ nhận rằng, mô hình kinh doanh này có tỷ lệ thành công rất cao dù nó đi liền với các rủi ro. Vì với những doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp, việc xây dựng một thương hiệu có vị thế nhất định để cạnh tranh là điều không hề dễ dàng. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, với một thương hiệu đã có độ nổi tiếng thì việc bắt đầu kinh doanh sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều.

Các yếu tố tác động đến nhượng quyền thương hiệu

Việc có nên nhượng quyền kinh doanh không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn cần cân nhắc kỹ

5. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

5.1 Thủ tục nhượng quyền

Trước khi nhượng quyền kinh doanh, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh sau đây:

  • Nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền kinh doanh từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

  • Nhượng quyền kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài bao gồm cả hoạt động nhượng quyền kinh doanh từ lãnh thổ Việt Nam vào khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5.2 Hợp đồng pháp lý

Việc đưa ra quyết định nhượng quyền hay nhận nhượng quyền cần có hợp đồng rõ ràng giữa các bên với nhau để tránh các rủi ro mất tiền oan. Cần đọc kĩ lại các mục điều khoản rõ ràng trước khi đặt bút ký.

5.3 Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn mở một doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách rõ ràng các yếu tố từ thương hiệu nhượng quyền, sản phẩm hay dịch vụ đó có đang phát triển tốt hay không.

5.4 Các khoản chi phí

Ngoài chi phí ban đầu, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhượng quyền thường có các khoản chi phí phát sinh. Vì thế cần thống nhất trước rõ ràng các khoản chi phí để tránh các tranh chấp về sau.

Với quá trình hiện đại hóa như ngày nay, người ta sẽ rất quan tâm đến thương hiệu khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên cùng với tốc độ hiện đại hóa đó, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình mà không phải bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố của bên nhượng quyền và thỏa sức sáng tạo thương hiệu của mình. Bắt đầu ý tưởng của mình với việc tạo một website chưa đầy 10 phút.

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, với hệ thống Haravan, chủ kinh doanh có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến với các mẫu giao diện website có sẵn và kết nối bán hàng đa kênh với Facebook, Zalo, các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki, bán hàng Livestream… nhằm thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một trang quản trị chung, bạn có thể đồng bộ sản phẩm hiệu quả trên mọi gian hàng.

Trải nghiệm ngay Haraweb - nền tảng giúp bạn tạo lập website cho riêng mình với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp cho việc kinh doanh online của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Để có thể kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiệu quả cần có một chiến lược lâu dài theo một quy mô bài bản. Bài viết trên đã phân tích đầy đủ các kiến thức quan trọng về nhượng quyền trong kinh doanh, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

>> Đọc thêm các bài viết khác:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: