Hiểu được cách quản lý dòng tiền trong kinh doanh là điều rất quan trọng để có thể vận hành tốt một doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu dòng tiền là gì? và cách quản lý dòng tiền hiệu quả thì hãy cùng chúng tôi đọc bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
1. Dòng tiền là gì?
Khái niệm về dòng tiền là gì
Khái niệm dòng tiền được xem là sự chuyển động, sự lưu chuyển ra vào của các khoản tiền trong doanh nghiệp, hay sản phẩm, dự án nào đó. trong một thời gian cố định. Việc lưu chuyển dòng tiền sẽ liên quan đến việc lưu chuyển dòng tiền ròng, dòng tiền thuần và dòng tiền thông minh.,..
2. Các loại dòng tiền bạn nên biết
Một số loại dòng tiền
Có 5 loại dòng tiền được sử dụng nhiều nhất đó là:
Đây là dòng tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các khoản đầu tư ban đầu. Dòng tiền này được sử dụng cho các nhu cầu của doanh nghiệp.
Gồm 3 loại đó là: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Đây là dòng tiền mà doanh nghiệp được nhận qua các hoạt động kinh doanh. Loại này cũng gồm 3 loại là dòng tiền cho hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh sản xuất.
Là dòng tiền do các hoạt động kinh doanh hay đầu tư của doanh nghiệp mang lại
Là dòng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua bán các sản phẩm cần thiết cho việc hoạt động của doanh nghiệp
Là dòng tiền mà một khoản đầu tư kinh doanh nào đó tạo ra sau khi đã trừ hết khoản thuế phải nộp.
Ngoài ra, còn có một số lý thuyết về các loại dòng tiền như:
Dòng tiền thông minh: là dòng tiền doanh nghiệp dùng để sử dụng cho mục đích sinh lời
Dòng tiền không đều: là dòng tiền gồm các khoản tiền không bằng nhau trong một thời gian nhất định Loại này phổ biến hơn so với dòng tiền đều, vì các dòng tiền như doanh thu, chi phí,... đều là dòng tiền không đều.
Dòng tiền đều: là dòng tiền gồm các khoản tiền bằng nhau trong mỗi đoạn thời gian đồng đều. Được chia làm 3 loại: dòng tiền đều thông thường, dòng tiền đều vĩnh cửu và dòng tiền đều đầu kỳ.
> Xem thêm: Cách duy trì dòng tiền trong thời kỳ suy thoái
3. Dòng tiền suy yếu do đâu?
Vấn đề khiến dòng tiền bị suy yếu
Dòng tiền luôn gặp biến động giảm hoặc tăng,... điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp có đang gặp vấn đề hay không để đưa ra các giải pháp điều chỉnh. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp như:
Chủ doanh nghiệp có năng lực đầu tư yếu, không có năng lực quản trị dòng tiền hiệu quả, chưa chú trọng vào các vấn đề thu hồi nợ, rủi ro từ nợ xấu,...Những việc này có thể khiến doanh nghiệp thâm hụt các khoản tiền mặc dù công việc kinh doanh phát triển.
Chưa có kế hoạch quản lý tài chính, chi tiêu của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến chi tiêu mất kiểm soát, khó nắm bắt được các khoản tiền ra vào,... dẫn đến việc hoạt động của công ty không có hiệu quả cao.
> Xem thêm những bài viết giúp quản lý tài chính hiệu quả tại đây.
4. Vì sao doanh nghiệp cần quản lý dòng tiền?
Quản lý dòng tiền hiệu quả là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, vì nếu thực hiện tốt việc này nó sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều vấn đề như:
Giảm nợ xấu và rủi ro vì quản lý hiệu quả dòng tiền chi cho những khoản đầu tư hay kế hoạch khác.
Lên kế hoạch cẩn thận sẽ sử dụng dòng tiền hợp lý hơn, những khoản tiền để làm việc khác như trả lãi ngân hàng, huy động vốn, vốn đầu tư cũng tăng lên.
Giúp cắt giảm những khoản chi phí dư thừa, tinh gọn những bước làm việc không cần thiết dẫn đến tiêu hao nguồn lực.
5. Cách xác định dòng tiền thuần trong doanh nghiệp
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp đến từ đâu
Để xác định được dòng tiền thuần của doanh nghiệp, hãy phân tích qua 3 hoạt động sau:
5.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và tạo ra doanh thu, và một số hoạt động khác không phải là đầu tư hay tài chính.
Các dòng tiền đi vào: doanh thu bán hàng, tiền từ cung cấp dịch vụ, tiền hoa hồng, phí,...tiền lời từ chứng khoán, tiền đầu tư,...
Các dòng tiền đi ra: tiền nhập hàng, tiền lương cho nhân viên, tiền trả lãi vay, tiền thuế,...
5.2. Các hoạt động đầu tư:
Ví dụ như các hoạt động xây dựng, mua sắm trang thiết bị, hàng hóa, hay thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
Các dòng tiền đi vào: tiền thanh lý tài sản cố định và một số tài sản khác, tiền thu hồi cho vay, trao đổi chứng khoán, tiền thu từ lãi vay, cổ tức và lợi nhuận,.
Các dòng tiền đi ra: tiền mua sắm vật liệu, xây dựng tài sản cố định,.. tiền cho vay và mua chứng khoán, tiền đầu tư,...
5.3. Các hoạt động tài chính:
Có thể kể đến các hoạt động thay đổi về quy mô và vốn của doanh nghiệp.
Các dòng tiền đi vào: tiền nhận từ vốn góp của chủ sở hữu, tiền thu từ phát hành cổ phiếu, tiền vay nhận được từ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức phát hành trái phiếu
Các dòng tiền đi ra: tiền trả nợ vay, tiền trả cổ tức, lợi nhuận, mua chứng khoán cổ phiếu,..
6. Cách quản lý dòng tiền trong kinh doanh
7 cách quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp
6.1. Đo lường dự báo về dòng tiền
Lập kế hoạch dự báo dòng tiền là cách quan trọng nhất để đảm bảo được những vấn đề phát sinh không xảy ra quá bất ngờ. Từ đó bạn dễ dàng nhìn nhận được khả năng sẽ xảy ra trong tương lai hay cân bằng các vấn đề khác như khoản nợ, lịch sử thanh toán của khách hàng,..
Tiếp đến là dự đoán chính xác những chi tiết về dòng tiền dự định sẽ chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Nghĩa là bạn sẽ phải tính toán trước những khoản thu chi sẽ phải dùng trong thời gian cụ thể sắp tới.
Vì vậy việc lên kế hoạch đo lường dự báo dòng tiền không phải là điều đơn giản nhưng nó lại là bước rất quan trọng trong các bước quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp.
6.2. Dự đoán dòng tiền ra
Bạn cần kiểm soát các khoản chi tiêu rõ ràng để tránh trường hợp chi tiêu quá mức cho phép. Kiểm soát được điều này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra các giải pháp để xử lý các vấn đề và quản lý dòng tiền hiệu quả:
Không nên thanh toán nợ sớm, dùng khoản này để tận dụng các cơ hội khác. Để làm được điều này, bạn nên tạo mối quan hệ với đối tác để dễ dàng nhờ vả hơn.
Linh hoạt giữa các điều khoản thanh toán
6.3. Dự đoán dòng tiền vào
Bước dự đoán dòng tiền ra cũng khá quan trọng vì lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc dòng tiền vào phải lớn hơn dòng tiền ra. Bạn có thể dự báo bằng cách:
Đặt ra thời hạn thanh toán cho khách sớm nhất có thể. Có thể thúc đẩy bằng các chiến dịch giảm giá
Loại bỏ hàng tồn kho, hết date
Theo dõi các khoản thu để có biện pháp xử lý nhanh chóng khi có vấn đề.
Sử dụng phần mềm kế toán có hỗ trợ theo dõi dòng tiền.
6.4. Số hóa quy trình kế toán
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm điện toán đám mây để xử lý những công việc phân tích và báo cáo, quy trình kế toán có nhiều thủ tục giấy tờ nên làm vậy sẽ giúp họ bao quát và dễ cập nhật hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán điện toán đám mây có giao diện và chức năng như nghiệp vụ ngân hàng, phần mềm quản lý bán hàng, bảng lương,... Doanh nghiệp có thể phân tích tình hình tài chính một cách chi tiết và chính xác hơn cách làm sổ sách truyền thống
6.5. Theo dõi chu kỳ tiền mặt
Khoảng thời gian doanh nghiệp chuyển đổi khoản tiền đầu tư sản xuất hàng hóa thành tiền thu được từ hoạt động kinh doanh gọi là chu kỳ tiền mặt. Vì thế họ phải luôn theo dõi các khoản tiền này để nắm được dòng tiền ra và vào.
Nếu việc thanh toán của nhà cung cấp và doanh nghiệp diễn ra lâu hơn so với dự kiến, rất có thể doanh nghiệp sẽ cần phải dùng khoản dự trữ để chi trả, điều này có thể gây ra tình trạng nợ xấu.
Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp nên dùng phần mềm kế toán để báo cáo các khoản thu chi theo ngày đáo hạn, từ đó dễ nắm bắt được tình hình và chủ động hơn trong việc thương lượng các điều khoản giao dịch.
6.6. Đo lường tình trạng thanh khoản
Khi đo lường năng lực thanh toán nợ của doanh nghiệp họ thường sử dụng tỷ số thanh khoản. Nếu thanh khoản tốt, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt dòng tiền. 3 hệ số dưới đây được đánh giá cao khi đo lường tính thanh khoản
Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại
Phản ánh việc doanh nghiệp có khả năng và tài sản hiện có để thanh toán khoản nợ hiện tại hay không. Có thể tính bằng cách lấy tổng tài sản hiện tại chia cho các khoản nợ
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này đưa ra khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thường là cách huy động tài sản lưu động hiện thời. Cách tính hệ số này cũng tương tự như hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại ở trên, tuy nhiên nó không bao gồm hàng tồn kho vì nó chưa thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt
Hệ số này cho ta thấy khả năng trả nợ bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Tương đương với việc sử dụng tiền và các tài sản tương đương như trái phiếu, chứng khoán,....Doanh nghiệp cần chia tài sản hiện có cho số nợ hiện tại để xem có đủ khả năng không.
7. Những câu hỏi thường gặp về dòng tiền
7.1. Một công ty kinh doanh tốt là công ty có dòng tiền như thế nào?
Lợi nhuận của công ty được tính bằng dòng tiền đi vào trừ dòng tiền đi ra. Vì thế một công ty kinh doanh tốt là thu được lợi nhuận cao.
7.2. Thu nhập ròng là gì?
Là số tiền lợi nhuận sau khi đã trừ hết chi phí và các khoản đầu tư khác. Một số doanh nghiệp vẫn có thể thua lỗ khi công ty có dòng tiền đi vào lớn hơn dòng tiền đi ra.
7.3. Thu nhập ròng được tính như thế nào?
Công thức tính đó là lấy tổng doanh thu trừ đi các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí hoạt động, thuế, lãi vay và khấu hao.
8. Tổng kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin về dòng tiền và 7 cách quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp nhằm giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này để tối ưu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những điều mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm vững để có thể triển khai các chiến lược phù hợp.
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: