Food Marketing: 6 cách thức tiếp thị ít tốn kém mà hiệu quả

Ngành Ẩm thực/Thực phẩm không chỉ là cung cấp thức ăn. Nó còn mang đến trải nghiệm. Mọi người thích nói về đồ ăn, xem video cách nấu nướng, chụp ảnh, tìm hiểu, và thậm chí thích cả xem người khác ăn.

Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh thực phẩm online, cũng như chưa có chiến lược để cạnh tranh trong thị trường đó.

Dưới đây là những gợi ý Haravan gửi đến bạn, tập trung chính vào các hoạt động marketing để tăng khả năng cạnh tranh, tăng độ nhận diện và tiếp cận đến người dùng nhanh chóng, hiệu quả.

1. Khiến thương hiệu trở nên thật nổi bật

Để tiếp thị sản phẩm của bạn tốt, bạn cần biết rõ những điểm độc đáo của sản phẩm so với đối thủ. Chúng có phải là những sản phẩm mà khách hàng có thể tìm thấy ở bất cứ nhà bán hàng nào khác không? Chúng có sử dụng các thành phần hoàn toàn tự nhiên? Có cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện? Một phần doanh thu sản phẩm có được đóng góp cho các mục đích xã hội?

Mọi người có thể dễ dàng mua cà phê của bất kỳ thương hiệu hay hàng quán nào, nhưng cà phê tại The Coffee House (TCH) được mô tả thật đặc biệt: hạt được hái bằng tay vào mùa vụ mới nhất, công thức rang xay hoàn hảo,... Việc giới thiệu sản phẩm là cực kỳ quan trọng khi kinh doanh Ẩm thực/Thực phẩm, sao cho khách hàng cảm nhận được hương vị món ăn và sẵn sàng đặt mua ngay. TCH còn để lại ấn tượng mạnh mẽ cho cả khách hàng cũ và mới bằng cách gửi hàng nghìn ly cà phê đến tận tay các bác sĩ, cán bộ y tế tại các trung tâm y tế trong mùa Covid-19.

Nhưng bạn không nhất thiết phải tốn kém như vậy để khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình. Bạn có thể làm tương tự một hình thức tri ân khách hàng tiết kiệm của TCH: ghi lời nhắn khi giao kèm với sản phẩm. Những lời dặn dò sức khỏe hoặc cảm ơn khách đã ủng hộ mang đến hiệu ứng lan truyền tích cực cho thương hiệu khi khách hàng share những thông điệp này.

2. Mô tả khiến mọi người “mơ tưởng” đến món ăn của bạn

Làm thế nào để khiến khách hàng thèm món ăn của bạn khi họ không thể nếm thử? Như đã nói, bạn thật sự rất cần tập trung những mô tả mang lại hương vị và kết cấu cho cuộc sống.

Hãy mô tả món ăn sao cho khơi gợi được càng trọn vẹn các giác quan càng tốt. Đừng chỉ nói món ăn rất ngon một cách chung chung. Hãy xem cách mà Cầu Đất Farm mô tả món Hồng treo gió đặc sản:

“Trong suốt quy trình sản xuất, hồng hoàn toàn được cách ly với môi trường bên ngoài, tránh nấm mốc & vi khuẩn, từ từ khô dần bên ngoài, tươm mật ở trong, không cần sấy, chỉ với không khí và nắng trời, những trái hồng Đà Lạt tươi ngon tự biến mình thành những trái hồng khô nâu, vị ngọt thanh, thơm nhẹ mà khó có loại hồng nào sánh bằng và đặc biệt an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng”

3. Đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao

Hình ảnh là yếu tố quan trọng không kém. Chúng thể hiện màu sắc, kết cấu, kích thước, hình dạng - và chúng ta hay khách hàng đều “ăn bằng mắt” trước khi thưởng thức một cách thật sự.

Bạn có thể chọn thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nếu tài chính cho phép, nhưng bạn cũng có thể tạo ra những bức ảnh tuyệt vời bằng một chiếc điện thoại thông minh. Một số app chụp thức ăn mà bạn có thể tận dụng là Foodie, VSCO, Fotorus, Snapseed,...

Hãy chắc chắn rằng món ăn là trọng tâm của hình ảnh, tất cả những yếu tố như background hay vật trang trí chỉ nên dùng với mục đích tôn món ăn lên. Chụp nhiều góc độ và làm nổi bật bất kỳ chi tiết nào đặc biệt của sản phẩm. Bạn có thể sử dụng chân máy hoặc đơn giản là đặt điện thoại lên một chồng sách để đảm bảo hình ảnh sắc nét.

Hãy xem cách Én Restaurant trình bày món ăn trên menu của họ.

Bạn thậm chí có thể muốn thể hiện kết cấu bên trong của một món ăn (như bánh quy, bánh ngọt, phô mai,...) hoặc bao bì sản phẩm, nếu những yếu tố này làm nên sự độc đáo cho sản phẩm. Một lưu ý là hãy cố gắng tận dụng ánh sáng tự nhiên để chụp được những tấm ảnh bắt mắt, hấp dẫn người dùng

Xem thêm: 7 cách chụp hình sản phẩm đơn giản và thu hút

4. Đầu tư vào trang blog

Các bài viết hấp dẫn và mang lại giá trị sẽ góp một phần rất lớn vào nỗ lực tiếp thị của bạn. Chúng không chỉ hỗ trợ SEO để khách dễ tìm thấy bạn trên Google mà còn có thể sử dụng để tiếp thị qua email, mạng xã hội và quảng cáo. Thêm vào đó, nó góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn, khiến khách hàng tin tưởng bạn như một “chuyên gia ẩm thực” và nhớ đến khi họ có nhu cầu.

Hãy suy nghĩ về các chủ đề mà khách hàng đang quan tâm. Bạn có thể viết về:

  • Làm thế nào để kết hợp sản phẩm của bạn trong công thức nấu ăn mới
  • Danh sách quà tặng cho những dịp đặc biệt (bao gồm các sản phẩm bạn cung cấp)
  • Hậu trường hoặc quy trình khi chế biến món ăn
  • Cách sử dụng thực phẩm của bạn để cải thiện sức khỏe
  • Những khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn

Hãy xem mục Nghệ thuật pha chế tại website Thecoffeehouse.com. Từng bước để pha ly cà phê đúng điệu theo ý thích đều được mô tả chi tiết bằng hình ảnh và ngôn ngữ. Rất hữu ích và thiết thực cho những tín đồ yêu cà phê và liên quan trực tiếp đến sản phẩm cần bán (cà phê gói).

5. Kết nối qua kênh email marketing

Tiếp thị qua email là một công cụ mạnh mẽ để kết nối với khách hàng và thuyết phục họ quay lại. Bạn có thể tiếp cận những nhóm người cụ thể dựa trên lịch sử đặt hàng, nhân khẩu học và hành vi của họ. Một vài cách để tiếp cận khách hàng bằng email có thể kể đến như:

  • Lời nhắc về giỏ hàng bị bỏ rơi (abandoned cart): Bạn hoàn toàn có thể gửi lời nhắc cho khách hàng về một sản phẩm họ đã cho vào giỏ hàng nhưng sau đó rời đi mà không hoàn tất đặt hàng. Đây là cách hữu hiệu để bạn thuyết phục lại khách hàng và tăng doanh số.
  • Bản tin email: Luôn đi đầu trong tâm trí người mua hàng với các cập nhật mới, các mẹo vặt hoặc bài đăng hữu ích trên blog.
  • Nhắc nhớ và bán lại cho khách hàng cũ: Nếu bạn bán sản phẩm mà mọi người cần một cách thường xuyên (như bữa ăn hàng ngày), hãy gửi lời nhắc rằng đã đến lúc mua lại và giới thiệu sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng trước đó.

6. Kết nối khách hàng trên Mạng xã hội

Mọi người thích hình ảnh món ăn. Họ thích chụp, thích nhìn, thích chia sẻ món ăn đẹp mắt và ngon miệng. Sự hiện diện trên mạng xã hội - nơi khách hàng dành hàng tấn thời gian trong thời điểm này, là chìa khóa thành công cho các cửa hàng Ẩm thực/Thực phẩm.

Fanpage, Facebook Group và Instagram là những nơi tuyệt vời để bắt đầu. Chia sẻ hình ảnh tuyệt vời của bạn, review, công thức nấu ăn, hình ảnh nhà bếp, những nhân viên vui tính,... sẽ đem đến hiệu quả bất ngờ cho bạn.

Bên cạnh việc chạy quảng cáo để bài viết tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, bạn có thể thử nghiệm những tips sau:

  • Trên Facebook và đặc biệt là Instagram, hãy chọn đúng những hashtag để tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Sử dụng các cuộc thi để thu hút sự chú ý. Bạn có thể tặng sản phẩm, thẻ giảm giá hoặc bất cứ món quà nào hợp lý để đổi lấy lượt Yêu thích và Chia sẻ.
  • Kết nối với những người có ảnh hưởng phù hợp (KOL) để họ giới thiệu sản phẩm của bạn đến người dùng mới.

Trên đây là một vài ý tưởng marketing cho lĩnh vực Ẩm thực mà Haravan muốn gửi đến bạn. Để bắt đầu mở rộng kinh doanh ẩm thực online, bạn có thể cân nhắc xây dựng một website cho nhà hàng/quán ăn với giao diện đẹp mắt.

Đây là nơi bạn giới thiệu toàn bộ món ăn của mình và để khách tự đặt hàng & thanh toán. Không cần rành kỹ thuật vẫn xây dựng được website đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Tạo website cho riêng bạn & dùng thử miễn phí trong 14 ngày tại Haravan ngay.

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: