Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu. Để duy trì được điều này, lợi thế cạnh tranh sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Làm thế nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp? Hãy đọc bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!
1. Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là những điều làm cho doanh nghiệp bạn trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ
Lợi thế cạnh tranh là gì? Hiểu một cách đơn giản, lợi thế cạnh tranh là những điều làm cho doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật, vượt trội hơn so với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường và có thể nhanh chóng khẳng định thương hiệu của mình trên thế giới. Người tiêu dùng cũng sẽ đặt niềm tin vào doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp ngày một tăng cao.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các đặc điểm như: cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, các dịch vụ khách hàng và sở hữu trí tuệ,...
2. Tầm quan trọng của các lợi thế cạnh tranh
Lợi nhuận và thương hiệu luôn là đích đến cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, việc tìm ra và phân tích lợi thế cạnh tranh, xây dựng một chiến lược phát triển tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhân đôi khả năng thực hiện hóa mục tiêu ban đầu.
Bên cạnh đó, ưu thế cạnh tranh cũng được ví như một đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp bật xa hơn so với đối thủ của mình. Nhờ việc xây dựng lợi thế cạnh tranh, khách hàng sẽ có thể tiếp cận nhanh hơn và gần hơn với thương hiệu của bạn. Tính bền vững và lợi nhuận tăng cũng sẽ dựa trên sự thành công của các yếu tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
3.1 Lợi thế về chi phí thấp
Lợi thế về chi phí thấp
Lợi thế về chi phí thấp (Cost Advantage) được hiểu đơn giản là việc mà doanh nghiệp thực hiện các nỗ lực nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với mức chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp thường hiệu quả đối với những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá cả. Cách thức này chỉ phù hợp cho những mặt hàng bình dân giá rẻ, còn những mặt hàng cao cấp thì không hợp lý.
3.2. Lợi thế khác biệt hóa
Lợi thế khác biệt hóa (Differentiation Advantage) là việc mà doanh nghiệp thực hiện những nỗ lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng với các tiện ích đặc biệt - những điều khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và thích thú nhưng các đối thủ cạnh tranh khác không thể đáp ứng được.
4. Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
4.1 Tự đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Tự đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Tự đánh giá năng lực của doanh nghiệp được coi là một trong những bước đầu tiên, đặt nền móng cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, cơ hội so với các đối thủ. Để đánh giá đúng năng lực của bản thân, doanh nghiệp cần:
- Vạch ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Điểm mạnh của bạn là gì so với đối thủ?
- Doanh nghiệp bạn có bao nhiêu tỉ lệ phần trăm có thể áp đảo và cạnh tranh vượt mặt đối thủ?
Khi có được đáp án cho những câu hỏi trên, bạn sẽ xây dựng được các lợi thế cạnh tranh sơ khai để chiến đấu với đối thủ của mình.
Lưu ý rằng, nếu điểm yếu của đối thủ là điểm mạnh của bạn thì đây là một lợi thế cạnh tranh thuận lợi. Còn điểm yếu của bạn cũng là điểm yếu mà đối thủ đang gặp phải thì bạn cần phải tìm cách khắc phục để có thể bỏ xa đối thủ. Ưu thế cạnh tranh đúng đắn chỉ được tạo ra khi bạn đánh giá đúng đắn về bản thân lẫn đối thủ.
4.2 Chú trọng vào yếu tố sáng tạo
Chú trọng vào yếu tố sáng tạo cũng là một trong những cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đừng bao giờ cho rằng, việc sao chép đối thủ hoặc đi theo lối mòn cũ sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công như nhiều doanh nghiệp khác.
Tốt hơn hết, bạn hãy sửa đổi, sáng tạo và có hướng đi mang cá tính riêng của bạn. Sự sáng tạo này sẽ giúp cho sản phẩm đầu ra của bạn mang nhiều điểm riêng, khác biệt và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khách hàng.
4.3 Phân tích các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh đang có
Phân tích các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh đang có
Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do đó, việc phân tích và tìm hiểu đối thủ của mình một cách kỹ lưỡng là một trong những yếu tố then chốt để tìm ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hãy đóng vai người mua hàng để nhìn nhận và đánh giá đối thủ một cách khách quan từ nhiều khía cạnh, góc độ. Thông qua sự trải nghiệm này, bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì để có chiến lược phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao nhất.
4.4 Tìm ra lợi thế nổi bật của mình
Tìm ra ưu điểm vượt trội của bản thân cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tự tin để cạnh tranh với các đối thủ khác cùng lĩnh vực. Việc tìm ra được lợi thế nổi bật của mình sẽ giúp bạn nhận thấy được hướng phát triển nên đi theo lối nào. Ưu thế vượt trội mà bạn dễ nhìn nhận ra nhất đó chính là ưu điểm của bạn mà đối thủ không có, hoặc có nhưng kém hơn.
Từ những điểm mạnh mà bản thân có, bạn cần khai thác và tìm ra những lợi thế vượt trội khác của doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Mặc dù phương pháp này khá khó để thực hiện, thế nhưng, nếu làm được, doanh nghiệp của bạn sẽ sớm được thị trường nhắc đến như một ông hoàng.
5. Bí quyết nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được sự vượt trội hơn các đối thủ, hãy tham khảo các bí quyết sau:
5.1 Tập trung vào chất lượng của sản phẩm, hàng hóa kinh doanh
Tập trung vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa kinh doanh
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa kinh doanh luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà khách hàng hướng đến. Nếu sản phẩm của bạn có thương hiệu nổi tiếng đến đâu, mẫu mã, kiểu dáng đẹp đến thế nào, nhưng chất lượng sản phẩm bạn cung cấp kém thì việc mà khách hàng quay lưng với sản phẩm của bạn thì cũng là điều dễ hiểu.
Do đó, để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, bạn cần phải đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng, an toàn và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho người tiêu dùng.
5.2 Tập trung chất lượng dịch vụ khách hàng
Ngoài việc cung cấp chất lượng sản phẩm tốt, thì việc tập trung vào dịch vụ khách hàng cũng đang là một trong những chiến lược marketing hữu ích tạo ra nhiều lợi ích đặc biệt.
Nhờ dịch vụ này, khách hàng sẽ cảm thấy được trân trọng, thấu hiểu luôn có xu hướng sử dụng hàng của bạn nhiều hơn. Và tỉ lệ mà họ mang sản phẩm của công ty đi giới thiệu cho bè bạn cũng cao hơn khi được đơn vị chăm sóc tốt.
Để mang lại một dịch vụ khách hàng chất lượng, bạn cần:
- Vạch rõ kế hoạch chăm sóc, hậu mãi tốt cho khách hàng sau mua hàng.
- Lên quy trình tư vấn chăm sóc cho mọi nhu cầu của khách hàng.
- Giải quyết mọi phản hồi, khiếu nại nhanh chóng
- Chủ động gợi ý những sản phẩm liên quan, đúng với nhu cầu của họ.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn muốn gia tăng lượng khách hàng trung thành thì bạn có thể sử dụng phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty.
Phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty
Haraloyalty sẽ đem đến cho bạn những tính năng vượt trội như:
Quản Lý Khách Hàng
- Tính năng Hồ sơ thành viên (tạo danh sách khách hàng, chỉnh sửa thông tin khách hàng, quản lý đồng bộ nhóm khách hàng).
- Tính năng Phân loại nhóm khách hàng theo bộ lọc khác nhau (nhân khẩu học, điểm thương hiện có, số lượng đơn hàng, chi tiêu, có - không mua hàng, có ngày sinh nhật).
- Tính năng Nhập dữ liệu khách hàng đầu kỳ từ hệ thống cũ sang Haraloyalty.
- Tính năng Kích hoạt thành viên tự động, đối với khách hàng để lại thông tin.
Chăm Sóc Thành viên
- Tính năng Tạo thứ hạng thành viên dựa vào số đơn mua hàng và chi tiêu của khách hàng.
- Tính năng Tích điểm và thăng hạng thành viên.
- Tính năng Tăng điểm thưởng vào ngày lễ lớn, sinh nhật hoặc chương trình đặc biệt hoặc Tăng giá trị điểm thưởng cho khách hàng lâu năm (phần trăm thưởng dựa vào hạng thành viên).
- Tính năng Đổi thưởng, đổi voucher, phiếu giảm giá hoặc chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn mua hàng.
- Tính năng Thiết lập ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn "có một không hai" cho khách hàng.
Hệ Thống Kịch Bản Chăm Sóc Có Sẵn
- Chiến dịch thông báo: Gửi thông báo về đơn hàng & Gửi thông báo kèm ưu đãi.
- Chiến dịch tự động: Chúc mừng sinh nhật; Cảm ơn sau khi mua hàng; Gửi thông báo thăng hạng; Gợi nhớ khách hàng trở lại mua hàng.
Nhờ đó mà doanh nghiệp bạn có thể:
- Thấu hiểu tốt nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Tăng lượng mua hàng lặp lại, tăng khách hàng trung thành.
- Kích thích và thu hút khách mua hàng, từ đó tăng doanh thu - giảm chi phí Marketing.
- Gia tăng độ nhận diện, uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.
Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng Haraloyalty mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm Tiếp thị - Quảng cáo và Chăm sóc khách hàng mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
5.3 Giảm thiểu chi phí kinh doanh
Giảm thiểu chi phí kinh doanh
Giảm thiểu chi phí kinh doanh đang là một trong các lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà doanh nghiệp nên áp dụng ngay. Bởi khi mà thị trường cùng lúc xuất hiện 2 sản phẩm có chất lượng và mẫu mã như nhau nhưng lại khác nhau về giá. Thì hiển nhiên, phần lớn khách hàng sẽ muốn mua những sản phẩm có giá thành rẻ hơn. Vì vậy, bạn nên để giá so với đối thủ thấp hơn một chút để có sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
5.4 Sáng tạo những giá trị cao
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, bạn cũng có thể tạo ra một vài giá trị thiết thực. Chẳng hạn như: Khi một khách hàng quen thuộc đến cửa hàng của bạn dùng món, và hôm nay là sinh nhật họ, thì bạn có thể gửi họ các mã ưu đãi hoặc tổ chức cho họ một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ bằng cách tất cả nhân viên trong nhà hàng đồng loạt hát chúc mừng sinh nhật.
Mặc dù đây chỉ là món quà mang giá trị tinh thần nhưng lại đặc biệt được khách hàng coi trọng. Giới chuyên gia kinh doanh cũng cho biết, đây chính là chìa khóa giúp bạn giữ chân khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.
5.5 Áp dụng công nghệ tiên tiến
Áp dụng công nghệ tiên tiến
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì mọi thứ đều có xu hướng thay đổi. Máy móc hay phương hướng vận hành của các hoạt động kinh doanh cũng sẽ khác so với truyền thống xưa. Do đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến, thích nghi với những thay đổi của thời đại cũng chính là cách giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tốt cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tăng năng suất hiệu quả. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể nhờ vào đó để tạo ra sự đột phá sản phẩm. Nhờ vậy, lâu dần sẽ hình thành nên những yếu tố vượt xa đối thủ.
5.6 Nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng sự hợp tác
Nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng sự hợp tác
Liên minh với một doanh nghiệp, hay một công ty khác để tạo nên một mối quan hệ đối tác cũng là một trong những cách hay để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Khi bạn hợp tác với các doanh nghiệp khác, chiết khấu chi phí cũng như hiệu quả vận hành sẽ hiệu quả hơn hẳn.
Chẳng hạn như: Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh hoa tươi, thì bạn có thể hợp tác với các trang trại hoa hoặc các nơi sỉ hoa tươi số lượng lớn ở địa bàn hoạt động.
Và nếu chiến lược hiệu quả, bạn có thể chiết khấu một phần nhỏ chi phí, hoặc tặng một ưu đãi nào đó cho bên đối tác để cả hai cùng có lợi.
6. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Lợi thế cạnh tranh là gì?”. Đồng thời cũng đã nêu ra những bí quyết giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể nắm được các cách xác định lợi thế cạnh tranh, từ đó tìm ra cách làm phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: