Ăn uống là nhu cầu cơ bản thiết yếu của mỗi cá nhân, tuy nhiên thời đại phát triển, nhu cầu của con người cho hoạt động đó cũng ngày một tăng cao. Con người ai cũng đòi hỏi cao hơn trong việc mưu cầu món ăn thông thường, điều đó thúc đẩy các nhà hàng cũng phải điều chỉnh chiến lược Marketing để đáp ứng được nhu cầu cho thực khách, nhằm tăng doanh thu. Vậy làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing cho nhà hàng? Chiến lược tăng doanh số không phải chủ nhà hàng nào cũng biết, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Tại sao vận dụng chiến lược Marketing lại quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng?
Lên chiến lược Marketing phù hợp không chỉ giúp tăng lượng khách mà còn nâng cao doanh số, tạo độ tin cậy và trung thành của khách hàng
Marketing được xem là quy trình không thể thiếu trong bất kỳ ngành hàng nào, không chỉ riêng hoạt động nhà hàng nói riêng. Một thương hiệu nếu muốn được tăng được lượng khách hàng, bán được sản phẩm hay dịch vụ, thì quy trình Marketing là thứ chắc chắn không thể thiếu. Tương tự như vậy với một chủ kinh doanh nhà hàng, nếu bạn muốn thu hút thêm khách hàng mới, giữ lượng khách hàng quay trở lại quán hay tăng doanh thu bán hàng, thì áp dụng Marketing ngay hôm nay là điều vô cùng cần thiết.
Marketing không chỉ đơn thuần là hoạt động thu hút khách hàng, mà đây còn là cơ sở khiến họ ghi nhớ và lưu trữ về nhà hàng ấy, giúp họ có mục tiêu quay trở lại vào lần sau. Tầm quan trọng của Marketing nằm ở việc tạo niềm tin cho khách hàng, quá trình này sẽ lặp lại liên tục giúp thương hiệu của bạn phát triển, làm tăng doanh số bán hàng. Việc duy trì hoạt động Marketing luôn là việc nên được ưu tiên, nhất là trong ngành hàng luôn bị đào thải nhanh như F&B, việc khách hàng trở nên mất hứng thú với nhà hàng của bạn và tìm một nhà hàng mới là điều luôn xảy ra.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vận hành chiến lược Marketing cũng mang lại lợi ích và nguồn thu nhập lớn, vì không phải chiến lược nào cũng phù hợp với ngành hàng, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và độ phù hợp của chiến lược Marketing đó. Hãy cùng Haravan tìm hiểu xem phương pháp để lên một chiến lược Marketing sẽ như thế nào nhé!
2. Phương pháp xây dựng chiến lược Marketing hoàn chỉnh
Để xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh, đòi hỏi chủ nhà hàng phải hiểu thật rõ về thế mạnh của ngành hàng và bản thân nhà hàng, để đưa ra các chiến lược phù hợp với mục tiêu đặt ra. Nhìn chung, chiến lược nào cũng sẽ có phương pháp tương tự nhau, nhưng bạn cần phải xác định cho đúng để nó thực sự trở thành một chiến lược phù hợp với cách quản lý bán hàng giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển!
2.1. Xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu
Điều quan trọng đầu tiên mà không chỉ riêng ngành hàng F&B, mà còn tất cả các ngành hàng khác chính là việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là ai. Bởi rất khó để xác định đúng chiến lược nếu như không biết mình phải tập trung đánh vào đối tượng nào.
Việc phân tích khách hàng mục tiêu, xác định phân khúc tập trung giúp bạn hiểu được thói quen, mong muốn mà khách hàng đang cần, từ đó giải quyết nhu cầu họ muốn, giúp họ gia tăng hứng thú và quay trở lại trong tương lai. Ngoài ra, việc xác định đúng phân khúc khách hàng giúp bạn tiết kiệm được kha khá các chi phí “không cần thiết”, và tập trung đẩy mạnh lượng khách hàng giúp tăng doanh thu.
2.2. Nghiên cứu thị trường & đối thủ cạnh tranh
Một bước khác cũng quan trọng không kém chính là việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, đây là một hoạt động vô cùng quan trọng nếu nhà hàng của bạn muốn trụ vững trong ngành hàng luôn thay đổi này. Việc xác định thị trường sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt kịp các trend hiện có, giúp bạn hiểu rõ ngành hàng đang hoạt động và vận hành như thế nào, và làm sao để bạn có thể theo kịp được tốc độ đó, để đưa đến phương thức chính xác nhất cho nhà hàng của bạn.
Xác định xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp đưa ra những chiến lược đúng đắn và tạo ra sự khác biệt trong mắt khách hàng
Quá trình phân tích thị trường bao gồm nhiều hoạt động có liên quan như phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, nghiên cứu xu hướng thị trường, phạm vi hoạt động, nhu cầu và mong muốn khách hàng theo từng thời kỳ,...
2.3. Xác định đúng ngân sách, tiềm lực và khả năng hiện tại của nhà hàng
Sau khi đã xác định được các yếu tố bên ngoài cần thiết, việc tiếp theo bạn nên làm chính là xác định được vị trí doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu so với thị trường hiện tại, từ đó đưa ra các hoạt định về ngân sách cho phù hợp với chiến lược Marketing.
Thông thường, việc lên kế hoạch ngân sách sẽ bao gồm 3 thời kỳ chính: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quá trình ngắn hạn sẽ là các hoạt động cần được triển khai ngay lập tức, giúp khách hàng nhận thức và biết đến doanh nghiệp, và quá trình dài hạn sẽ giúp bạn duy trì lượng khách hàng trung thành. Việc xác định đúng ngân sách còn giúp bạn tiết kiệm ngân sách để không lãng phí quá nhiều vào những hoạt động không cần thiết.
2.4. Xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược Marketing chính là bạn sẽ áp dụng các nghiên cứu để xây cho nhà hàng một chiến lược truyền thông phù hợp. Quá trình này bao gồm việc lên thông điệp truyền thông, sản phẩm của nhà hàng, các phương thức truyền thông online và offline hay cách vận hành quảng cáo,...
Việc lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp là rất quan trọng, vì nếu chọn đúng chiến lược nó sẽ giúp bạn tăng trưởng lợi nhuận và khách hàng một cách bất ngờ. Vì vậy, hãy xem xét hướng đi và cách Marketing phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Vận dụng Marketing Mix cho hoạt động kinh doanh nhà hàng
Việc áp dụng các chiến lược Marketing hợp lý là điều kiện tiên quyết giúp phát triển hoạt động kinh doanh nhà hàng
Một trong những lý thuyết kinh doanh đơn giản nhưng luôn hiệu quả trong mọi trường hợp, đó chính là áp dụng mô hình Marketing Mix (4P’s). Đây được xem là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển cho phù hợp với mục tiêu đặt ra, dựa trên những gì sẵn có của doanh nghiệp mà thị trường.
3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)
Sản phẩm là thứ mà bạn bán ra cho khách hàng, và cũng là điều giữ chân khách hàng sau khi trải nghiệm tại quán. Bạn phải xác định đâu là những sản phẩm phù hợp để mang đến cho tệp khách hàng. Không những thế, các sản phẩm ở đây không chỉ đơn thuần là các món ăn, đồ uống mà còn là tổng thể các dịch vụ mà bạn mang đến cho khách hàng của mình như không gian, trải nghiệm, con người,...
Để giải quyết được nhu cầu của khách hàng, hãy đặt ra những câu hỏi nhằm tìm ra được nhu cầu thực sự của khách hàng và mục tiêu mà nhà hàng muốn hướng đến:
Khách hàng mong muốn điều gì khi đến trải nghiệm tại quán?
Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ có nhu cầu gì?
Những loại hình nào cần được đưa vào để cải thiện trải nghiệm khách hàng?
Cần đào tạo nhân viên phục vụ như thế nào để tăng trải nghiệm?
Cách bài trí không gian như thế nào cho phù hợp?
Các dịch vụ và món ăn cần thiết cho khách hàng?
Những tiêu chí nào cần được đánh giá để mang đến trải nghiệm tốt?
3.2. Chiến lược giá (Price)
Thông thường, những trải nghiệm tốt và dịch vụ xứng đáng với số tiền bỏ ra sẽ là điểm cộng giúp khách hàng hài lòng và quay trở lại vào những lần sau. Nhu cầu con người tăng cao dẫn đến yêu cầu của họ về một không gian đẳng cấp, sang trọng, phù hợp cũng là điều cần thiết.
Việc xác định giá cả phù hợp cũng bao hàm rất nhiều yếu tố cần xem xét như mục tiêu của nhà hàng, chi phí cần và đủ phải bỏ ra trong quá trình vận hành, giá cả niêm yết trên thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh,... và còn rất nhiều những yếu tố ngoại cảnh khác như thuế, chi phí thuê mặt bằng, tiền không gian,... Vậy nên, việc xác định giá cả cũng nên xét trên nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển nhà hàng, bạn cũng có thể xem xét các chiến lược để điều chỉnh cho phù hợp như bán combo, gói sản phẩm, khuyến mãi, mua 1 tặng 1, chiết khấu, khách hàng trung thành,... để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
3.3. Chiến lược địa điểm (Place)
Địa điểm chính là nơi khách hàng đến và trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của bạn, đó có thể là cửa hàng địa lý của bạn, cũng có thể là các dịch vụ online và các kênh trung gian như Grabfood, Baemin hay Gojek. Tuy nhiên, việc đưa ra trải nghiệm tốt về địa điểm cũng là một cách thức cần thiết giúp khách hàng nhớ và ấn tượng về nhà hàng của bạn lâu hơn.
3.4. Chiến lược kênh phân phối (Promotion)
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, các thiết bị công nghệ và thế giới luôn vận hành nhờ internet, nên không còn quá xa lạ khi việc áp dụng các kênh phân phối phù hợp cũng xúc tiến và tăng giá trị thương hiệu. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp bạn tiếp cận được nhiều và đa dạng đối tượng khách hàng hơn, cũng giúp cho khách hàng tận hưởng được dịch vụ mà bạn cung cấp theo nhiều cách khác nhau.
Các hoạt động chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông, phát tờ rơi, ấn phẩm nhà hàng, truyền miệng, cho đến các hoạt động nâng cao trải nghiệm khách hàng như thẻ tích điểm, thẻ thành viên, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi,... đều là các cách thức truyền thông ấn tượng giúp khách hàng nhớ đến và giữ chân họ trong những lần sau.
4. 08 cách Marketing cho nhà hàng hiệu quả
4.1. Trang trí món ăn đẹp mắt - thức ăn không chỉ ngon, còn phải đẹp
Nhiều người nói trước khi bắt đầu thưởng thức một món ăn, khách hàng thường “ăn bằng mắt”, điều đó không sai. Vì vậy, việc chú trọng vào cách bài trí món ăn sẽ là một điểm cộng không hề nhỏ trong mắt khách hàng. Họ sẽ có xu hướng chụp hình những món ăn và đăng lên mạng xã hội, việc bày biện món ăn đẹp mắt không những có thể làm hài lòng khách hàng, mà còn là cách truyền thông gián tiếp giúp nhà hàng của bạn được nhiều người biết đến hơn.
4.2. Đầu tư vào menu và chất lượng thức ăn
Một món ăn trang trí đẹp không chưa đủ, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu món ăn đẹp mắt, nhưng vị thì không! Hãy tập trung vào đủ những trải nghiệm cần có của khách hàng khi thưởng thức, đầu tư vào chất lượng món ăn một cách toàn diện. Ngoài ra, việc đầu tư vào thực đơn cũng là một phương thức hay giúp khách hàng ấn tượng.
Đầu tư vào thực đơn và chất lượng món ăn giúp tạo độ thèm ăn đáng kể cho khách hàng
Ngày nay, các xu hướng về các món ăn dinh dưỡng, hữu cơ, theo đuổi cuộc sống lành mạnh, cân bằng hay ăn các thực phẩm thuần chay đang được vô số người tiêu dùng theo đuổi. Đừng ngần ngại nắm bắt xu hướng và thay đổi theo thị hiếu khách hàng để thu hút và tạo sự tin cậy hơn bạn nhé!
4.3. Quảng bá nhà hàng trên các phương tiện truyền thông
Việc truyền thông bao giờ cũng là yêu cầu bắt buộc nếu muốn nhiều khách hàng biết đến nhà hàng. Có vô vàn các phương thức để quảng bá hình ảnh nhà hàng đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn, nhưng hãy lựa chọn thật kỹ và xác định đúng đối tượng khách hàng của bạn tập trung nhiều nhất tại các kênh truyền thông nào.
Các kênh truyền thông đại chúng như Facebook, Instagram, Google mà phát triển nhất gần đây chính là Tik Tok luôn là một lựa chọn không hoàn hảo giúp tăng khách hàng. Ngoài ra, việc chạy quảng cáo vào những lúc cần thiết cũng là một cách nâng cao tên tuổi thương hiệu.
4.4. Đa dạng hóa trải nghiệm người dùng
Việc tập trung vào trải nghiệm khách hàng được xem là vấn đề cốt lõi tạo nên giá trị đặc trưng riêng của một thương hiệu, mà nhà hàng cũng không phải là ngoại lệ. Khách hàng bây giờ cần nhiều hơn là một món ăn ngon, vậy nên hãy đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ khác cũng được nâng cấp và phát triển ở mức tối đa. Các hoạt động đào tạo nhân viên, quà tặng, các dịch vụ, trò chơi tại quán, minigame online, khuyến mãi, giảm giá ngày lễ,... là những cách thức tốt để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về nhà hàng của bạn.
4.5. Phát triển không gian nhà hàng để tạo ấn tượng tốt
Việc cải thiện và nâng cao không gian nhà hàng cũng là một cách để tạo thêm ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Một số nhà hàng thu hút được lượng khách hàng đáng kể dựa vào việc chăm chút hình thức trang trí độc đáo, lạ mắt, gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.
4.6. Chăm chút website để quảng bá thương hiệu
Người tiêu dùng thường quá bận rộn và không có thời gian để nhớ hết tất cả các món ăn trong quán, cách đơn giản chính là tận dụng website để nâng cao khả năng truyền thông cho nhà hàng của bạn. Việc trang trí các website đẹp mắt, thu hút, rõ ràng và dễ nhớ cũng là một ý tưởng hay giúp việc ghi nhớ thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, đừng quên cập nhật các xu hướng, số liệu, khoảnh khắc đắt giá của nhà hàng lên website giúp khách hàng nắm bắt nhanh hơn các thông tin cần thiết. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, SEO là một trong những cách thức truyền thông khiến nhà hàng của bạn được nhiều người biết đến.
4.7. Liên kết với các food reviewer, influencer
Người dùng thường có xu hướng tin tưởng các review chân thật và trải nghiệm thực tế, hãy liên kết với food reviewer để tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng nhé!
Ngày nay, việc xem các review trải nghiệm món ăn, quán ăn đã là trải nghiệm không hề xa lạ đối với khách hàng. Đôi lúc, khách hàng sẽ dựa trên nhận xét của các food reviewer có tên tuổi để lựa chọn những quán ăn trước khi đến để trải nghiệm nó. Vì vậy, việc lựa chọn liên kết với những food reviewer, influencer có tiếng sẽ là một lựa chọn không tồi giúp mang lượng khách hàng khổng lồ.
4.8. Đăng ký đối tác với các dịch vụ giao đồ ăn nhanh
Các dịch vụ giao đồ ăn dường như không còn quá lạ lẫm đối với bất kỳ ai, nhất là trong giai đoạn vừa hết giãn cách sau Covid, nhiều người vì đảm bảo sức khỏe và thói quen từ trước vẫn sẽ lựa chọn các dịch vụ online như Grab, Beamin, Gojek như một phương thức tiết kiệm thời gian. Đừng ngần ngại đăng ký đối tác với nhãn hàng lớn để tối đa nhu cầu thưởng thức món ăn của khách hàng nhé.
5. Tổng kết
Nhìn chung, có vô vàn những phương pháp và chiến lược Marketing cho nhà hàng giúp nâng cao lượng khách và doanh thu. Nhưng quá trình tìm được chiến lược phù hợp, lên kế hoạch truyền thông và quảng bá rộng rãi vẫn cần rất nhiều bước và thời gian dài để thực sự gặt hái được kết quả.
Mong rằng các kiến thức về Marketing Mix cho nhà hàng mà Haravan đề cập ở trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc định hướng thương hiệu và có cái nhìn tổng quát hơn về ngành hàng để tạo nên một chiến lược phù hợp cho chính mình!
-----------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: