Để tránh tình trạng thâm hụt chi phí, doanh nghiệp cần biết cách kiểm soát thu chi chính xác. Vậy, hãy để Haravan hướng dẫn bạn những bí quyết quản lý doanh thu chặt chẽ trong bài viết sau nhé!
I. Doanh thu là gì? Quản lý doanh thu là gì?
1.1. Định nghĩa về doanh thu
Khái niệm doanh thu là một trong những thuật ngữ tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại cần phải nắm rõ. Doanh thu là đại diện cho tổng giá trị thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của một cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Hiểu đơn giản là số tiền mà họ đã thu được hoặc có quyền nhận từ các sản phẩm hoặc dịch vụ đã bán ra.
Doanh thu là khái niệm cơ bản mà một nhà kinh doanh bắt buộc phải hiểu rõ
1.2. Quản lý doanh thu là gì?
Quản lý doanh thu bán hàng là quá trình sử dụng thông tin để phân tích, dự đoán hành vi của người tiêu dùng nhằm mục đích tối ưu hóa sản phẩm và giá cả, tạo ra doanh thu tối đa. Mục tiêu của quản lý doanh thu là duy trì một mô hình kinh doanh hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận, kiểm soát chi phí và tránh lãng phí nguồn lực.
Xem thêm:
Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết.
II. Các loại doanh thu bán hàng
Có hai loại doanh thu cơ bản mà người kinh doanh cần phải phân biệt được, cụ thể là:
- Doanh thu tổng: Đây là tổng số tiền được ghi nhận trên hóa đơn bán hàng hoặc trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Doanh thu tổng bao gồm cả số tiền từ các chiết khấu, hàng đã bán nhưng bị trả lại hoặc giảm giá cho khách hàng mà chưa được ghi nhận trên hóa đơn.
- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là số tiền thu về sau khi loại bỏ các khoản chiết khấu, tiền hàng được trả lại, tiền giảm giá khi bán hàng và thuế gián thu từ doanh thu tổng.
Công thức tính doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng - Chiết khấu - Tiền hàng bị trả lại - Tiền giảm giá khi bán hàng - Thuế gián thu.
Doanh thu chia làm 2 loại là doanh thu tổng và doanh thu thuần
III. Doanh thu cho biết điều gì? Tại sao cần biết cách quản lý doanh thu bán hàng?
3.1. Doanh thu doanh nghiệp cho biết điều gì?
3.1.1. Đánh giá xu hướng thị trường
Doanh thu không chỉ là chỉ số tài chính mà còn là công cụ quan trọng phản ảnh xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng và mức độ cạnh tranh.
Theo đó, việc tăng trưởng doanh thu thường phản ánh sự gia tăng về nhu cầu của khách hàng, biểu hiện cho sự phát triển tích cực. Ngược lại, doanh thu thấp có thể tượng trưng cho sự suy giảm nhu cầu hoặc sản phẩm, mô hình kinh doanh chưa đáp ứng được thị trường.
Doanh thu tăng chứng tỏ bạn đang xác định đúng thị trường và nhu cầu khách hàng
3.1.2. Hiệu suất của sản phẩm, dịch vụ
Ngoài việc đánh giá kết quả của quá trình bán hàng, doanh thu còn thể hiện được hiệu suất của sản phẩm, dịch vụ từ nhiều khía cạnh như chất lượng, độ phổ biến, giá cả, mẫu mã... Doanh thu cũng là chỉ số thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của doanh nghiệp đối với thị trường.
3.1.3. Hiệu quả của các chiến dịch marketing
Mục tiêu của các chiến lược marketing thường là tăng trưởng doanh thu bằng cách thu hút và giữ chân khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, và thúc đẩy quá trình mua sắm. Một chiến dịch marketing hiệu quả sẽ mang lại nhiều doanh thu và tất nhiên, chiến dịch kém hiệu quả sẽ vừa tốn chi phí, vừa không mang về được doanh thu như kỳ vọng.
Chỉ số doanh thu sẽ thể hiện được hiệu quả mang về từ các chiến dịch marketing
3.1.4. Sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có doanh thu cao, đồng nghĩa với việc họ có được sự tin tưởng và ưa chuộng của khách hàng. Vì có niềm tin với thương hiệu, hài lòng về sản phẩm, dịch vụ, người dùng mới liên tục chi tiêu và mua sắm tại cửa hàng nhiều lần. Từ đó, chỉ số doanh thu mới phát triển.
3.2. Tại sao cần biết cách quản lý doanh thu bán hàng?
3.2.1. Hạn chế thiếu hụt doanh thu
Nếu biết cách quản lý doanh thu cửa hàng, chủ shop sẽ tránh được tình trạng thiếu hụt tiền khi xảy ra sai sót trong quá trình ghi chép doanh số, kể cả khách hàng chưa thanh toán tiền hàng đã mua.
Trong trường hợp không biết quản lý doanh thu lâu dần sẽ gây nên tình trạng thâm hụt tài chính và kinh doanh thua lỗ. Điều này dễ gặp ở các mô hình buôn bán nhỏ lẻ như quán ăn, bán tạp hoá… khi vẫn sử dụng cách quản lý thu chi thủ công như sổ sách, nhập file excel.
Nắm vững cách quản lý doanh thu sẽ hạn chế rủi ro thất thoát tài chính
3.2.2. Đánh giá tổng quát tình trạng doanh thu doanh nghiệp
Việc thống kê doanh thu đạt được theo ngày, theo tháng… giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về tình hình và hiệu quả kinh doanh. Từ đó, đưa ra đánh giá chính xác được mặt hàng nào bán chạy và mặt hàng nào ít được quan tâm để xây dựng chương trình khuyến mãi, giảm giá cho từng sản phẩm.
3.2.3. Hỗ trợ tối ưu chi phí cho quản lý chi tiêu
Quản lý doanh thu bán hàng chính xác sẽ là cách tối đa hoá lợi nhuận, tiết kiệm các nguồn lực, giảm bớt các gánh nặng lên khâu quản lý chi tiêu, không “quá tay” trong việc đầu tư. Từ đó, giúp công ty bảo toàn nguồn lực cho các kế hoạch kinh doanh tương lai.
Các phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ việc kiểm soát doanh thu chính xác
IV. Những cách quản lý doanh thu bán hàng phổ biến
4.1. Ghi chép sổ sách
Đây là cách quản lý doanh thu phổ biến cho các mô hình kinh doanh quán ăn, tạp hoá nhỏ, cửa hàng nhỏ lẻ. Tất cả các quản lý đều có thể sử cách làm này, đặc biệt là những chủ cửa hàng lớn tuổi sẽ thấy sổ sách ghi chép dễ thực hiện hơn dùng máy tính.
Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế ở việc tốn công sức và thời gian để tính toán doanh thu theo tháng, quý. Ngoài ra, sổ lưu trữ dữ liệu cũng dễ hư hỏng, mục nát nếu không được bảo quản kỹ càng, gây nên việc khó rà soát dẫn đến thất thoát tiền thu.
4.2. Sử dụng Excel
Phần mềm Excel giúp việc nhập liệu nhanh hơn so với ghi chép thủ công, quản lý hiệu quả hơn trong việc tính toán. Bên cạnh đấy, nó còn hỗ trợ tổng hợp doanh thu từ nhiều mốc thời gian với độ chính xác cao và nhanh chóng. Công cụ này được dùng phổ biến ở các cửa hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng Excel đòi hỏi người dùng phải có kiến thức sử dụng các công thức tính toán chính xác để tránh việc xử lý số liệu sai sót.
4.3. Sử dụng phần mềm quản lý doanh thu
Phần mềm quản lý doanh thu được coi là tinh hoa trong việc áp dụng chuyển đổi số vào kinh doanh. Đây là cách quản lý nhiều cửa hàng hiệu quả, giải quyết được các hạn chế của các phương pháp truyền thống cũ. Bởi vì nó có thể kiểm soát các con số thu chi chặt chẽ, dễ dàng đánh giá bao quát kết quả kinh doanh.
Phần mềm còn có tính năng xuất báo cáo tài chính theo các mốc thời gian giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân tích tài chính. Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý doanh thu hiệu quả hiện nay có thể được nhắc đến chính là Haravan - doanh nghiệp mang đến các giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hàng đầu Việt Nam, đã giúp hơn 60.000 nhà bán hàng kinh doanh thành công.
Xem thêm:
Bí quyết lập báo cáo doanh thu bán hàng.
V. Nguyên nhân sai sót trong quản lý doanh thu là gì?
Đôi khi trong quá trình rà soát tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ phát hiện sự thâm hụt nhưng không tìm được sai sót ở đâu. Điều này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
5.1. Xác định sai nguồn doanh thu và tỷ trọng mỗi nguồn mang lại
Nhiều cửa hàng quản lý doanh thu không hiệu quả vì xác định sai nguồn doanh thu và nhầm lẫn trong tỷ trọng của các nguồn. Doanh thu phải là tổng các khoản thu từ hoạt động kinh doanh tại cửa hàng, đại lý tới các chi nhánh và sàn thương mại điện tử… Nếu thống kê dữ liệu, cần phải tổng hợp toàn bộ kênh bán hàng trên.
Xác định sai nguồn doanh thu sẽ khiến doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh sai lầm
5.2. Quản lý doanh thu thủ công, dễ sai sót
Thường các cửa hàng nhỏ sử dụng phương pháp thủ công trong quản lý doanh thu. Cách này chỉ phù hợp với những quy mô kinh doanh có số lượng mặt hàng và ngành hàng ít, khả năng đáp ứng số lượng khách hàng không quá nhiều.
Hạn chế của quản lý thủ công là không thể đồng bộ dữ liệu theo thời gian dài, sẽ gây khó khăn tới cả việc xuất trình báo cáo tài chính. Người quản lý sẽ tốn thời gian để tính toán lại thu chi.
5.3. Không xác định các chi phí hiệu quả
Khi chủ doanh nghiệp đánh giá sai kết quả doanh thu sẽ khiến việc đưa ra các quyết định nhầm lẫn trong việc xuất hàng hoá, chi phí các chương trình quảng cáo, khuyến mãi bị phụ thuộc vào cảm tính. Và tất nhiên, quyết định sai có thể gây ra những thâm hụt cho cửa hàng.
5.4. Cập nhật số liệu không chính xác
Hoạt động quản lý doanh thu phải được cập nhật liên tục trong quá trình buôn bán và xuất nhập kho. Quản lý doanh thu thủ công có thể gặp nhiều thiếu sót trong quá trình nhập liệu, đánh giá sai về dữ liệu khách hàng, giá trị đơn hàng cũng như hiệu quả kinh doanh.
Tính toán thủ công có thể dẫn đến việc nhập liệu sai sót
VI. Bật mí những cách quản lý cửa hàng hiệu quả cho chủ shop
6.1. Kiểm kho chính xác thường xuyên, tránh mất hàng
Các hoạt động nhập kho, xuất kho, điều chuyển hàng được gọi chung là công việc kiểm kê hàng tồn. Nó yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên theo thời gian thực.
Việc kiểm kê hàng tồn kho theo thời gian thực giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động này phải cập nhật thường xuyên để xác định sản phẩm bán chạy hay không. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch nhập hàng mới hay ưu tiên đẩy mặt hàng tồn kho.
6.2. Bán đơn nào tạo đơn đó
Tình trạng thiếu, sót đơn hàng có thể xảy ra khi số lượng đơn hàng mới gia tăng đột biến trong thời gian ngắn, điều này có thể gây ra tình trạng thất thoát doanh thu. Để giảm thiểu tối đa tình trạng này, chủ cửa hàng cần ghi nhận chính xác đơn hàng phát sinh, bán đơn nào tạo đơn hàng đó.
6.3. Ghi nợ đối với các đơn hàng trả thiếu
Việc ghi nhận và kiểm soát đầy đủ các công nợ từ đơn vị nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển, khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát doanh thu chính xác.
6.4. Cập nhật thu chi cửa hàng hàng ngày
Cập nhật thu chi hằng ngày có vai trò vô cùng quan trọng đối với các kênh kinh doanh truyền thống, đặc biệt là cửa hàng bán lẻ. Dữ liệu từ việc ghi nhận sẽ giúp chủ cửa hàng so sánh được tổng thu, tổng chi theo từng ngày, từng tuần hay theo tháng một cách trực quan, dễ hiểu. Qua đó cửa hàng có thể điều chỉnh chi tiêu hợp lý hơn.
6.5. Thường xuyên theo dõi báo cáo doanh thu bán hàng
Khi chủ shop nắm rõ báo cáo lãi lỗ, doanh thu, họ sẽ hiểu được tình hình kinh doanh của cửa hàng. Từ việc sự tăng giảm của doanh thu so với cùng kỳ trước đó, doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm quản lý bán hàng và đưa ra chiến lược kinh doanh và chương trình khuyến mãi phù hợp.
VII. Quản lý doanh thu bán hàng hiệu quả bằng phần mềm Haravan
Với những lợi ích trong việc sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng đa kênh của Haravan, quý doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát doanh thu, nguồn chi tiêu cũng như hoạt động bán hàng của mình.
Phần mềm quản lý doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn thu - chi hiệu quả
Hãy để Haravan đồng hành cùng các bạn trong hành trình kinh doanh. Là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý doanh thu chuyên nghiệp, ứng dụng của Haravan sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Thao tác sử dụng đơn giản, quản lý doanh thu chính xác, ghi nhận các khoản thu chi đầy đủ, dễ dàng xuất được các báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình kinh doanh…
Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý doanh thu miễn phí ngay hôm nay!
Xem thêm:
TẶNG 10 TEMPLATE QUẢN LÝ KHO BẰNG EXCEL NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ CHO CHỦ SHOP
Bài viết liên quan:
1 - 4
- Quản lý doanh thu là gì? Top những cách quản lý doanh thu hiệu quả
- Giải đáp mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà cần bao nhiêu vốn?
- Giải pháp xoay vốn nhanh trong tình huống kinh doanh cần thiết
- 5 giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương (local brand) với nguồn vốn thấp
Giải đáp mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà cần bao nhiêu vốn?
Giải pháp xoay vốn nhanh trong tình huống kinh doanh cần thiết
5 giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương (local brand) với nguồn vốn thấp
1_cac-buoc-can-thiet-de-co-mot-ke-hoach-marketing-hieu-qua___2_nguon-von
n-2:
Đây là n2:
next: /blogs/nguon-von/mo-tiem-tap-hoa-nho-tai-nha-can-bao-nhieu-von
prev: false
ev: false