Giải đáp mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà cần bao nhiêu vốn?

Hiện nay, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ được cho là phương thức kinh doanh an toàn và có nguồn thu ổn định. Mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà thường có lợi thế cạnh tranh cao hơn nhờ thói quen mua sắm của người Việt. Ngoài ra, ý tưởng kinh doanh này có thể tùy ý phát triển quy mô và cách vận hành theo khả năng tài chính của bạn. Vậy mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Cần lưu ý những gì khi mở cửa hàng tạp hóa nhỏ? Liệu có gặp phải khó khăn gì không? Đọc những chia sẻ tiếp theo của chúng tôi trong bài viết này để biết chính xác câu trả lời.

1. Đánh giá tiềm năng của tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà

Cửa hàng tạp hóa nhỏ hết sức quen thuộc

Cửa hàng tạp hóa nhỏ nhưng có đầy đủ đồ dùng thiết yếu đã là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay đã có sự xuất hiện của nhiều siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện lợi hay gian hàng trên mạng thì thói quen mua sắm của người dân vẫn chưa thể thay đổi. Đa số mọi người đều tạt ngang vào các cửa hàng bán tạp hóa nhỏ ven đường để mua đồ. Do đó, các tiệm tạp hóa nhỏ vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn.

Mặt khác, việc mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà của nhiều người dân giúp họ tận dụng mặt bằng của gia đình. Họ có thể vừa trông coi nhà cửa, vừa chăm sóc gia đình lại có thể bán hàng kiếm thêm thu nhập. Vì thế, không chỉ ở thành phố, tại các vùng nông thôn cũng có rất nhiều quán bán tạp hóa nhỏ.

Thực tế, buôn bán tạp hóa nhỏ không mang lại lợi nhuận cao trong ‘một sớm một chiều’. Hầu hết các mặt hàng được bán đều đem lại số lãi nhỏ. Tuy nhiên, hàng hóa đều là những vật dụng thiết yếu nên nhu cầu tiêu thụ cao. Từ đó có thể mang lại mức thu nhập ổn định. Nếu chủ tiệm tạp hóa biết cách quản lý và thực hiện marketing thì có thể tích cóp được số lãi cao gấp vài lần vốn ban đầu.

2. Mở tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà cần bao nhiêu vốn?

Mặc dù bạn có thể mở tiệm tạp hóa nhỏ tùy theo khả năng tài chính của mình nhưng bạn cũng cần biết số vốn là bao nhiêu. Từ đó, bạn mới có thể lập ra kế hoạch chi tiêu chính xác và chi trả các khoản phí khi cửa hàng bắt đầu hoạt động. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số chi phí giúp bạn tính xem mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn.

2.1 Chi phí mặt bằng

Tận dụng mặt tiền của gia đình để kinh doanh

Để có cửa hàng tạp hóa bạn cần có mặt bằng kinh doanh. Vấn đề này sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn kinh doanh tại nhà. Tận dụng mặt tiền của gia đình khiến bạn giảm bớt chi phí thuê mặt hàng hàng tháng.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp chưa có mặt bằng thì bạn hãy lựa chọn thuê tại những nơi có dân cư đông đúc hoặc các khu vực đặc biệt như khu trọ sinh viên, bệnh viện… Mật độ dân số cao và lượng người đi lại nhiều sẽ giúp cửa hàng tiếp cận nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.

Hiện nay, với mức tài chính từ 5 đến 7 triệu bạn đã có thể thuê được mặt bằng khoảng từ 30 – 50 m2. Tùy từng khu vực mà mức giá sẽ giao động khác nhau.

2.2 Chi phí nhập hàng

Lựa chọn hàng hóa phù hợp để nhập hàng

Sau chi phí thuê mặt bằng là chi phí nhập hàng. Chủ tiệm cần tìm hiểu kỹ để biết nguồn hàng nào sẽ giúp bạn tối ưu chi phí. Trước khi nhập hàng, bạn nên tham khảo các cửa hàng tạp hóa xung quanh để biết các mặt hàng cần nhập. Nếu biết cách quan sát và để ý bạn có thể biết rằng hàng hóa họ thường nhập là gì, sản phẩm nào bán chạy, thương hiệu nào được ưa chuộng?

Thời gian đầu, bạn nên nhập hàng theo quy mô tiệm tạp hóa. Nhập vừa đủ hàng bán và một chút dự trữ. Nguồn vốn nhập hàng sẽ giao động từ 100 đến 150 triệu tùy quy mô và dòng tiền của bạn.

>> Xem thêm: Mở tiệm tạp hóa lấy hàng giá sỉ ở đâu?

2.3 Chi phí mua sắm để setup cửa hàng

Lựa chọn kệ theo quy mô

Để cửa hàng thu hút nhiều khách hàng hơn bạn cần đầu tư cho phần cứng. Một số vật dụng cần thiết cho cửa hàng như camera giám sát, kệ hàng, máy lạnh, tủ lạnh, máy tính tiền, két tiền,…

  • Mỗi cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ có số lượng phần cứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số đồ dùng cần thiết và mức giá dưới đây:

  • Kệ, hộp đựng nhỏ lẻ khoảng 3 – 5 triệu đồng

  • Camera giám sát sẽ tốn trên dưới 1 triệu đồng. Có nhiều loại camera với chất lượng khác nhau nhưng nhìn chung thì với mức giá trên bạn đã có một chiếc camera tốt.

  • Tủ lạnh, tủ đông khoảng từ 5-15 triệu tùy vào việc bạn có bán nước giải khát, kem hay thực phẩm đông lạnh hay không

  • Máy tính tiền, máy thanh toán, két tiền sẽ tốn từ 10 – 15 triệu đồng

  • Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn quản lý hàng hóa hiệu quả hơn. Nó tốn khoảng từ 150.000 – 250.000 đồng, tùy phần mềm.

2.4 Chi phí giấy phép và hợp pháp

Đăng ký kinh doanh: Bạn cần đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan chính quyền địa phương. Chi phí này phụ thuộc vào quy định của từng địa phương và quy mô hoạt động kinh doanh của bạn.
Giấy phép hành nghề: Đối với các ngành nghề cần có giấy phép đặc biệt, ví dụ như kinh doanh thực phẩm, nước uống, thuốc lá, hoặc các mặt hàng có liên quan đến sức khỏe công chúng, bạn cần xin giấy phép từ các cơ quan chức năng như Sở Y tế, Sở Công thương, hoặc Sở Khoa học và Công nghệ. Chi phí này liên quan đến quy trình xin giấy phép và yêu cầu của từng cơ quan.
Các khoản phí liên quan đến việc hoạt động hợp pháp: Bên cạnh giấy phép và đăng ký kinh doanh, có thể có các khoản phí khác liên quan đến việc hoạt động hợp pháp của tiệm tạp hóa như việc đóng thuế, đăng ký sử dụng đất, đăng ký quảng cáo, hoặc các khoản phí dịch vụ khác mà cơ quan chính phủ yêu cầu.

2.5 Chi phí thuê nhân viên

Tự bán hàng hoặc thuê nhân viên khi cần thiết

Quy mô cửa hàng tạp hóa sẽ quyết định việc bạn có thuê nhân viên hay không. Nếu bạn mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà và tự mình bán thì không cần thuê thêm nhân viên. Nhưng nếu quy mô của cửa hàng lớn và nhiều khách hàng thì bạn sẽ tính toán xem cần thuê thêm bao nhiêu nhân viên.

Để giảm chi phí bạn có thể thuê nhân viên part-time để làm việc vào giờ cao điểm. Một nhân viên làm việc toàn thời gian có thể tốn của bạn từ 6 – 8 triệu/ tháng.

4 chi phí mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức vốn bạn bỏ ra khi bán tạp hóa nhỏ.

3. Những khó khăn thường gặp khi mở tiệm tạp hóa

Ngoài câu hỏi “mở tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn?” Thì bạn cần biết đến một số khó khăn khi mở cửa hàng tạp hóa. Nó giúp bạn lường trước những vấn đề có thể xảy ra và dễ dàng tìm ra đối sách kịp thời.

3.1 Khó khăn trong việc quản lý hàng hóa

r

Ngoài cạnh tranh bạn cần có khả năng quản lý hàng hóa

Khi mở tiệm tạp hóa, bạn sẽ phải nhập rất nhiều mặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng. Do đó, việc quản lý hàng hóa là hết sức khó khăn khi trong cửa hàng có đến hàng nghìn món đồ. Bạn phải nhớ giá các mặt hàng, số lượng cũng như vị trí của chúng.

Để giải quyết khó khăn này bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm sẽ giúp bạn ghi nhớ số lượng hàng hóa, mức giá để dễ dàng hệ thống số lượng hàng nhập vào và bán ra.

3.2 Khó khăn khi phải cạnh tranh

Mở cửa hàng tạp hóa không quá khó nên thường sẽ xuất hiện nhiều cửa hàng san sát nhau. Để tồn tại và phát triển bạn phải có khả năng cạnh tranh với những cửa tiệm khác bên cạnh.

Để có khả năng cạnh tranh tốt hơn bạn cần có chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, các dịch vụ ưu đãi hoặc hậu mãi. Một điều quan trọng khác giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh là buôn bán những mặt hàng kinh doanh phù hợp.

Ví dụ, nếu cửa tiệm của bạn nằm gần trường học, bạn nên ưu tiên kinh doanh đồ dùng học tập, nước giải khát, đồ ăn vặt và một số món đồ chơi trúng thưởng. Ở những nơi có nhiều người ở mức thu nhập thấp như trường học, khu trọ sinh viên hay công nhân thì bạn nên bán rẻ hơn một chút. Ngược lại, kinh doanh ở những nơi khách mua có mức thu nhập cao hơn thì bạn nên tập trung vào cách trưng bày, sắp xếp hàng hóa, chất lượng hàng hóa.

4. Một số lưu ý khi quyết định mở tiệm tạp hóa tại nhà

Khi đã quyết định mở tiệm tạp hóa tại nhà thì bạn cần để ý đến một số vấn đề sau để thu hút nhiều khách hàng hơn.

4.1 Trưng bày, sắp xếp hàng hóa

Nên sắp xếp hàng hóa khoa học, dễ tìm, dễ lấy

Trưng bày và sắp xếp hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và khiến họ mua nhiều đồ hơn. Do bán nhiều loại hàng hóa khác nhau nên bạn cần sắp xếp hàng hóa một cách khoa học theo từng danh mục hàng hóa. Việc bố trí hàng hóa tốt sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong việc tìm kiếm và mua hàng.

Ngoài ra, trưng bày hàng hóa hiệu quả cũng sẽ giúp bạn tăng doanh thu. Thực tế, có rất nhiều bí quyết trưng bày hàng hóa khiến khách hàng mua nhiều hơn những gì họ dự tính. Điều đó thể hiện rõ qua việc chúng ta đi siêu thị sẽ luôn mua nhiều hơn những gì chúng ta cần.

>> Tham khảo thêm: Cách bố trí hàng tại siêu thị khiến khách móc ví nhiều hơn

4.2 Quản lý cửa hàng

Bán tạp hóa nhỏ là bạn cũng phải quản lý công việc kinh doanh của mình. Chủ tiệm cần quản lý kho, quản lý hàng hóa, quản lý tài chính,… Có vô vàn thứ bạn cần quản lý rõ ràng.

Để việc quản lý cửa hàng tạp hóa đơn giản, hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ tên, số lượng và giá của hàng hóa. Ngoài ra, lượng hàng nhập vào và bán ra cũng sẽ được hệ thống cẩn thận trên phần mềm.

4.3 Thu hút khách hàng

Nên có các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng

Để tăng doanh số và có lãi ổn định các cửa hàng tạp hóa nhỏ cần thu hút khách hàng. Hiện nay, đa số các cửa hàng tạp hóa đều bán hàng cho khách quen là chủ yếu. Họ gần như không có khái niệm marketing hay thu hút khách hàng.

Để tiệm tạp hóa phát triển mạnh mẽ hơn bạn cần tạo ra điểm nhấn và thu hút của riêng mình. Vậy nên, bạn hãy tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng qua những mục tiêu thu hút như “giá rẻ”, “chương trình khuyến mãi lớn” hay “dịch vụ tốt”, …

4.4 Đặt tên cho cửa hàng

Đặt tên cho cửa hàng hay tên của tiệm tạp hóa sẽ là công cụ giúp nhiều khách hàng biết đến hơn. Một cái tên ấn tượng, dễ nhớ, dễ gọi sẽ khiến khách hàng nhớ mãi không quên.

Đối với những cửa hàng tạp hóa nhỏ thì bạn có thể lấy tên của mình kèm theo một đặc điểm ấn tượng nào đó. Ví dụ: Cửa hàng Bà Tám, Tạp hóa Chú Tư,…

5. Kết luận

“Mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn?” Luôn là câu hỏi đầu tiên của nhiều người muốn bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ. Tuy nhiên, ngoài xác định chi phí ban đầu, bạn cần có chiến lược kinh doanh, marketing và những công cụ hỗ trợ hiệu quả khác. Mong rằng, qua những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã trả lời được những thắc mắc khi bán tạp hóa nhỏ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh uy tín thì Haravan có thể giúp bạn. Chúng tôi sở hữu nhiều phần mềm và ứng dụng hỗ trợ kinh doanh hiện đại, có thể tối ưu các mô hình kinh doanh online và offline. Từ đó giúp bạn dễ dàng tăng doanh thu và lợi nhuận nhanh chóng. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và giúp đỡ!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Quản lý doanh thu là gì? Top những cách quản lý doanh thu hiệu quả

16/04/2024 Hien MKT

Giải pháp xoay vốn nhanh trong tình huống kinh doanh cần thiết

01/07/2022 MKT Thuỳ

5 giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương (local brand) với nguồn vốn thấp

04/08/2020 Hạnh Nguyên