O2O là một thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người kinh doanh, dù hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng hình thức này. Do đó, khi đề cập đến khái niệm O2O, nhiều người thắc mắc rằng O2O là gì và hoạt động ra sao để đem lại hiệu quả tối ưu? Hôm nay, hãy cùng Haravan tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mô hình O2O là gì?
Đúng như tên gọi, mô hình Online to Offline chính là hình thức các nhà bán hàng thu hút khách hàng từ các kênh trực tuyến đến với cửa hàng thực tế của mình.
Thương mại theo kiểu O2O là cách thức xác định khách hàng tại một số không gian trực tuyến như email, quảng cáo trên Internet, Website, các kênh bán hàng trên Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử... Sau đó kết hợp với hàng loạt các công cụ và phương tiện khác để lôi kéo khách hàng đến với các cửa hàng thực tế của mình (như coupon giảm giá khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, tích lũy điểm...).
Hầu hết các nhà bán lẻ đều lo ngại rằng họ không có khả năng cạnh tranh với những công ty thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến cả về mặt giá cả và khả năng đáp ứng lại những nhu cầu đa dạng, khó tính của khách hàng.
Cần nói qua điều khác biệt và cũng là ưu điểm của những cửa hàng "trực tuyến". Trong khi những cửa hàng thực tế phải tốn rất nhiều chi phí mặt bằng, nhân công... hàng hóa gói gọn theo diện tích mặt bằng. Còn những đơn vị bán trực tuyến họ có thể cung cấp các chủng loại hàng hóa một cách đa dạng mà không lo ngại đến các vấn đề như mặt bằng, diện tích chứa hàng hóa, nhân viên... chỉ cần một kho hàng nhỏ để chứa hàng hoặc thuê các dịch vụ chuyển hàng hóa đến tận tay người dùng là ổn.
Trong khi đó, một số công ty đã sử dụng cả hai hình thức bán hàng là trang bán hàng trực tuyến và cửa hàng thực tế để bổ sung cho nhau nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Mục tiêu của thương mại theo mô hình O2O là tạo ra nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ trên các kênh trực tuyến để khách hàng tiềm năng nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ và sau đó sẽ đến các cửa hàng thực tế mua hàng.
Đồng thời, không thể không nhắc đến sự xuất hiện của những công ty, shop, cửa hàng... sử dụng cả hai hình thức bán hàng online và offline. Ngay từ đầu, mục tiêu của O2O là tạo ra nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm trực tuyến, những khách hàng tiềm năng sẽ nghiên cứu về sản phẩm/ dịch vụ sau đó đến các cửa hàng offline để mua hàng. Cách bán hàng của những công ty, shop, cửa hàng... đó chính là bán hàng đa kênh.
Mô hình kinh doanh O2O giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả, từ đó tăng độ nhận diện và gia tăng tỷ lệ Upsell, Cross sell
2. Đặc điểm của mô hình O2O
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật mà O2O mang lại cho khách hàng và chủ kinh doanh:
2.1 Cách thức vận hành
Nhờ vào sự kết nối, tương tác dễ dàng trên các cửa hàng trực tuyến, O2O tạo điều kiện cho khách hàng được quyền tiếp cận thương hiệu, từ đó tăng khả năng khách hàng sẽ đi đến các cửa hàng Offline.
2.2 Tạo ra giá trị cho khách hàng
Từ cách thức vận hàng trên, O2O giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức. Bằng các thông tin trực tuyến, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm, cũng như được giải đáp các thắc mắc nhanh gọn. Từ đó, khách hàng dễ dàng xác định được nhu cầu và không phải mất thời gian đến tận nơi. Nhất là với ngày nay, khách hàng có xu hướng ưa thích và ưu tiên lựa chọn những dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn.
2.3 Cơ cấu lợi nhuận
Cơ cấu lợi nhuận giữa Offline và Online không đồng đều. Thông thường, trong mô hình O2O, các phương tiện truyền thông trực tuyến chỉ đóng vai trò tiếp cận và thu hút khách đến cửa hàng. Còn việc bán hàng, đẩy sale thuộc về các cửa hàng truyền thống. Có thể nói, các phương tiện trực tuyến tạo ra cơ hội, giúp tăng tỷ lệ khách mua tại cửa hàng, từ đó giúp cửa hàng tăng cơ hội Upsell, Cross sell...
3. Tại sao nên áp dụng mô hình O2O vào kinh doanh?
Mô hình O2O không còn mới nhưng đến nay vẫn được giới kinh doanh ưa chuộng bởi những ưu điểm sau đây:
3.1. Nhu cầu mua hàng online vẫn là xu hướng “hot” trong tiêu dùng
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Statista, số lượng người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam lên đến 51 triệu, chiếm 15% và đứng thứ nhì so với thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á. Bởi sau ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và trong thời bình thường mới, các phần mềm mua sắm online ngày càng phát triển, đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.
Vì thế, rất nhiều người kinh doanh bắt đầu mở rộng sang bán hàng đa kênh (cả trực tuyến và truyền thống) thông qua các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, các phần mềm quản lý bán hàng,... Theo bước đà phát triển, các kênh trực tuyến cũng đang dần mở rộng các tính năng, phục vụ nhu cầu của người kinh doanh và khách hàng.
Vì mang nhiều sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian nên việc mua hàng Online vẫn được rất nhiều người ưa chuộng
3.2. Mở rộng nhiều tệp khách hàng
Ngoài doanh thu, uy tín, các thương hiệu cũng cần phải chú trọng vào độ phủ sóng thương hiệu thông qua việc mở rộng tệp khách hàng đều đặn. Từ đó, bằng việc bán hàng đa kênh từ trực tuyến sang trực tiếp, O2O giúp tiếp cận được đa dạng người dùng. Nhờ đó, các cửa hàng có thể mở rộng và thu hút khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, để kích thích sự quan tâm của khách hàng, mọi thông tin doanh nghiệp muốn truyền thông phải luôn chỉn chu, minh bạch, có sự đầu tư và đáp ứng được nhu cầu của tệp khách hàng mà doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận.
3.3. Đa dạng các kênh bán hàng
Như đã nói ở trên, bán hàng đa kênh đang ngày càng được yêu thích vì mang lại những cơ hội kinh doanh không nhỏ. Bởi ở mỗi kênh, phân khúc và nhu cầu người dùng có thể khác nhau, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, cho ra các giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả. Nếu các giải pháp bán hàng đa kênh phù hợp, việc tạo lòng tin và thúc đẩy họ trở thành khách hàng tiềm năng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Mở rộng đa dạng các kênh bán hàng sẽ giúp tăng lưu lượng người tiếp cận, tăng độ nhận diện và thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp
3.4. Kết hợp Online và Offline, tăng trải nghiệm mua hàng
Dù mua hàng Online không ngừng phát triển nhưng nó cũng tồn tại nhiều hạn chế, vì vậy sự hỗ trợ của các cửa hàng truyền thống là vô cùng quan trọng. Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, mua hàng Online thiếu đi sự trải nghiệm trực tiếp, tận mục sở thị để người tiêu dùng có thể tự do mua món hàng ưng ý nhất, từ đó yêu thích thương hiệu của bạn hơn. Đặc biệt là những người tuổi trung niên trở lên, họ chú trọng vào chất lượng hơn cả. Vì thế, việc mua hàng Online may rủi sẽ không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của họ. Do đó, sử dụng mô hình O2O (kết hợp Online và Offline) là rất cần thiết.
3.5. Chăm sóc khách hàng tối ưu, tăng trưởng doanh thu hiệu quả
Mô hình O2O mang lại cho người dùng những quyền lợi cơ bản như được tư vấn cụ thể, có thể tự tìm hiểu thông tin sản phẩm mà không thông qua nhân viên, thoải mái trả giá thông qua tính năng trên phần mềm mua hàng, thậm chí là đổi trả nếu không ưng ý. Hơn hết, định kỳ khách hàng sẽ được nhận phiếu giảm giá thông qua các phần mềm thương mại điện tử, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm. Chính vì những chính sách chăm sóc khách hàng tuyệt vời này, O2O có thể giúp cửa hàng tăng doanh thu hiệu quả.
>> Đọc thêm ngay: 5 Bước follow-up khách hàng sau mua khiến khách quay lại nhiều lần hơn nữa
3.6. Khẳng định sự uy tín của thương hiệu
Có thể nói, O2O là mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo độ nhận diện và tăng uy tín. Ngày nay, các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, quảng cáo, ứng dụng di động... có lượt người dùng rất cao. Bởi qua đó, họ có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết và các dịch vụ, ngành hàng phù hợp nhu cầu.
Nhờ vào lưu lượng người dùng khổng lồ, người kinh doanh có thể tận dụng để quảng cáo và công khai toàn bộ thông tin thương hiệu (bao gồm thông tin liên hệ, thông tin sản phẩm, hình ảnh,...) để khẳng định uy tín cho thương hiệu. Qua đó, khách hàng có thêm lòng tin, gia tăng mong muốn trở thành khách hàng tiềm năng, giúp cửa hàng tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả.
>> Xem thêm: 9 cách chiếm lòng tin khách hàng ngay cả khi bạn chưa có doanh số
4. Sử dụng mô hình O2O hiệu quả - Bạn cần làm gì?
Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng để sử dụng mô hình O2O hiệu quả, người kinh doanh cần lưu ý những điều dưới đây:
4.1. Tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Thông qua việc phân tích giỏ hàng, mức độ tìm kiếm và mua sắm của người tiêu dùng, người kinh doanh có thể dễ dàng phân tích sở thích và hành vi mua sắm của họ. Việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu này giúp cửa hàng có thêm nhiều giải pháp bán hàng hiệu quả, tăng trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu cho cửa hàng.
Bước phân tích dữ liệu sẽ giúp chủ kinh doanh hiểu hơn về thị trường và có chiến lược kinh doanh hiệu quả
4.2. Không ngừng cập nhật xu hướng Marketing mới nhất
Bản chất của thương mại hóa theo mô hình O2O là đưa khách hàng lên các không gian và kênh trực tuyến. Hơn nữa, thị trường bán hàng Online thay đổi liên tục, đòi hỏi người kinh doanh phải không ngừng cập nhật các xu hướng Marketing phù hợp. Điều này giúp việc tiếp cận của khách hàng trở nên dễ dàng, tăng cả năng nhận diện thương hiệu, từ đó thuyết phục khách hàng đến với cửa hàng truyền thống.
Hình thức Omnichannel marketing và O2O có mối quan hệ chặt chẽ và thường được kết hợp để tạo ra trải nghiệm mua sắm hoàn hảo và tối ưu cho khách hàng.
4.3. Đầu tư về nội dung, hình ảnh và hệ thống các kênh bán hàng
Một bài đăng, bài quảng cáo có nội dung, hình ảnh chỉn chu cùng thông tin rõ ràng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Bởi một thương hiệu có sự đầu tư về truyền thông, hình ảnh cũng đồng nghĩa với việc họ có sự chú trọng vào trải nghiệm và quan tâm đến Insight của khách hàng. Không những thế, các bài viết có sự đầu tư hầu hết sẽ có lượng tiếp cận cao hơn, từ đó tăng độ uy tín và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
>> Xem thêm: Cách viết content bán hàng thu hút, giúp thúc đẩy doanh thu
4.4. Có sự hỗ trợ của nền tảng quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Kinh doanh là một việc không dễ dàng, đòi hỏi người chủ kinh doanh bên cạnh việc có các giải pháp vận hành hiệu quả còn phải không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và sáng tạo nên các chiến lược kinh doanh đa kênh thu hút. Với lượng công việc lớn như thế nên những cách kinh doanh thủ công không còn phù hợp và dễ sai sót, dẫn đến thua lỗ. Do đó, để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, các cửa hàng cần có sự hỗ trợ của nền tảng quản lý bán hàng chuyên nghiệp.
Một phần mềm bán lẻ đa kênh được hơn 50.000 ngàn người kinh doanh, trong đó có các ông lớn đã áp dụng mô hình O2O thành công trong việc vận hành kinh doanh như Aeon, The Face Shop, Maison... tìn dùng hiện nay là Haravan Omnichannel. Theo đó, Omnichannel giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bằng các giải pháp, quản lý trọn bộ mọi kênh từ trực tuyến (Website, mạng xã hội, trang thương mại điện tử...) đến trực tiếp (cửa hàng truyền thống) thông qua việc tổng hợp hiệu quả kinh doanh trên cùng một phần mềm duy nhất.
Haravan Omnichannel mang đến cho người kinh doanh những giải pháp bán hàng theo mô hình O2O hiệu quả
Bên cạnh đó, Haravan Omnichannel còn giúp bạn nghiên cứu sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng tiềm năng, từ đó đánh giá, tối ưu và cho ra đời các giải pháp bán hàng khác nhau. Hơn nữa, các thông tin điều hướng được phân bố đồng đều qua các nút chạm khác nhau như Hotline, Chat, đánh giá sản phẩm, góp ý thương hiệu... trên các Website, mạng xã hội... Những tính năng này kết hợp với “ngân hàng” mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng qua chatbot, email... sẽ giúp gia tăng trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng.
Ngoài ra, khi sử dụng Haravan Omnichannel, người chủ kinh doanh có thể vận hành doanh nghiệp từ xa. Bởi ngoài mang lại giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả, phần mềm này còn giúp quản lý bán hàng; tiếp nhận và xử lý đơn hàng đa kênh; giám sát tồn kho; quản lý và phân quyền nhân viên; đồng thời cung cấp các giải pháp khuyến mãi hợp lý vào thời điểm “vàng”, góp phần thúc đẩy doanh thu.
Với Haravan Omnichannel, việc kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời truy cập:
5. Những thách thức cần lưu ý khi chuyển đổi mô hình O2O
Cạnh tranh trực tuyến: Trên nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cạnh tranh rộng lớn từ các đối thủ khác trên cùng một kênh. Cần xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị trực tuyến hiệu quả để thu hút và duy trì khách hàng.
Đầu tư vốn và tài nguyên: Chuyển đổi sang mô hình O2O đòi hỏi đầu tư vốn và tài nguyên cho việc xây dựng và phát triển trang web, ứng dụng di động, hệ thống thanh toán trực tuyến và các giải pháp kỹ thuật số khác. Điều này có thể tốn kém và đòi hỏi tính chiến lược trong việc quản lý tài chính.
Phát triển hệ thống giao hàng và dịch vụ khách hàng: Đối với các doanh nghiệp giao dịch trực tuyến, việc xây dựng hệ thống giao hàng hiệu quả và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt là rất quan trọng. Đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và đáp ứng kịp thời các yêu cầu, khiếu nại từ khách hàng.
Bảo mật và an ninh thông tin: Trong môi trường kỹ thuật số, việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và dữ liệu của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật và an ninh để tránh rủi ro về việc mất mát dữ liệu hay tấn công từ phía hacker.
Thay đổi trong hành vi của khách hàng: Khách hàng có thể có những thay đổi trong hành vi tiêu dùng khi chuyển từ mô hình offline sang mô hình O2O. Có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng quen thuộc với việc mua sắm offline chuyển sang mua hàng trực tuyến, hoặc khi giao dịch trực tuyến không mang lại trải nghiệm tốt như offline.
6. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho mọi người về mô hình kinh doanh O2O là gì và những thông tin xung quanh đó. Dù xuất hiện khá lâu nhưng mô hình O2O vẫn không ngừng phát triển, mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để kinh doanh mô hình này hiệu quả, chủ kinh doanh phải biết thấu hiểu cách thức hoạt động và tận dụng tối đa cơ hội những lợi ích mà mô hình này đem lại. Một trong số đó là sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh, giúp việc kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ hơn.
>> Các bài viết cùng chủ đề bạn không nên bỏ qua: