Kinh doanh Offline là gì? Cách bán hàng Online kết hợp Offline

Ngành bán lẻ Việt Nam đang ngày càng phát triển và có sự dịch chuyển mạnh mẽ để tương thích và tồn tại trong thời kì mới. Theo đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải cộng hưởng tốt giữa hai phương thức bán hàng Online và bán hàng Offline, với các chuỗi dịch vụ trọn gói từ mua sắm, thanh toán, đến giao hàng tiện lợi.

1. Tổng quan về kinh doanh Offline và Online

Tổng quan về kinh doanh Offline và Online

1.1 Kinh doanh Offline là gì?

Kinh doanh offline là hình thức trao đổi mua bán hàng hoá trực tiếp, tư vấn khách hàng tại một địa điểm hay cửa hàng nhất định.

1.2 Kinh doanh Online là gì?

Kinh doanh online là hình thức bán hàng trên mạng internet thông qua các kênh website, Facebook, Youtube, Instagram, TikTok. Nơi việc bán hàng có thể diễn ra vào bất cứ thời gian nào khi khách hàng có nhu cầu và hàng hoá được vận chuyển đến tận tay người nhận.

1.3 Thuận lợi và khó khăn của hình thức kinh doanh Offline và Online

Kinh doanh onlineKinh doanh offline
Thuận lợi
  • Khách hàng được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.
  • Xây dựng dấu ấn thương hiệu riêng.
  • Hỗ trợ khách hàng kịp thời.
Khó khăn
  • Khách không nắm bắt được tình trạng hàng hóa.
  • Tính cạnh tranh cao.
  • Thường gặp vấn đề bị “boom” hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng ngay lập tức còn hạn chế.
  • Đồng bộ dữ liệu chậm.
  • Quản lý hàng hóa kém.
  • Không có khả năng mở rộng thị trường.
  • Tốn nhiều chi phí.


Mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu và khuyết điểm riêng biệt. Để mang lại hiệu quả bán hàng tối ưu nhất, bạn nên cân nhắc việc kết hợp giữa hai hình thức này một cách hợp lý. Sự kết hợp giữa kinh doanh online và offline có thể là chìa khóa tiên quyết để quyết định sự thắng bại của các nhà bán hàng.

2. Lợi ích của việc kết hợp kinh doanh offline và online?

Việc kết hợp bán hàng online và offline không phát uy tối đa ưu điểm của mỗi hình thức mà còn giảm thiểu những nhược điểm mà chúng gây ra.

2.1 Chú trọng tăng trải nghiệm của người tiêu dùng

  • Doanh nghiệp cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bất cứ mọi nơi, mọi thời điểm, thể hiện sự chú trọng quan tâm đến trải nghiệm khách hàng.
  • Người mua có thể xem sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng hoặc xem qua trên website hoặc các trang mạng xã hội.
  • Trải nghiệm uy tín, tin cậy và tiện lợi hơn khi khách hàng có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trực tiếp hoặc mua sắm online nhanh chóng để tiết kiệm thời gian và công sức.


Chú trọng tăng trải nghiệm của người tiêu dùng

2.2 Mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng

Người tiêu dùng có thể chủ động tìm hiểu thông tin cửa hàng để mua sắm online hoặc đến tận nơi tìm hiểu sản phẩm.

Mở rộng đối tượng để tăng cơ hội bán hàng, không chỉ gói gọn ở các tín đồ người tiêu dùng nhỏ lẻ.

2.3 Đa dạng hình thức và cổng thanh toán hơn

Người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khách nhau như tiền mặt, thẻ ATM, cổng thanh toán trực tuyến hay ví điện tử như Momo, ZaloPay... giúp việc giao dịch mua bán trở nên thuận lợi, nhanh chóng, và dễ dàng kiểm soát hơn.

Đa dạng hình thức và cổng thanh toán hơn

2.4 Tận dụng tối đa chiến lược Marketing để bán hàng hiệu quả

Thương hiệu được biết đến nhiều hơn bởi các chiến lược quảng cáo trên các nền tảng xã hội. Áp dụng các hình thức Marketing online như Affiliate Marketing, Social Media Marketing hay SEO sẽ tạo ra lượng người mua đa dạng, tăng độ tin cậy giúp lượng khách hàng ghé cửa hàng tăng lên, lợi nhuận cũng tăng nhanh chóng.

3. Những khó khăn khi bán hàng Online kết hợp Offline?

3.1 Đồng bộ sản phẩm và kho hàng

  • Về sản phẩm: Khó khăn trong việc đồng bộ số liệu, điều chỉnh không đồng nhất giữa các kênh bán hàng sẽ dễ gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng (xem trên site thấy giá một đằng, đến tận nơi lại thấy giá khác).
  • Về kho hàng: Bán hàng trên website đa phần chỉ quản lý dựa vào thống kê về số lượng trên hệ thống, tuy nhiên bán hàng offline có kho bãi sẽ nhìn thấy ngay được hàng tồn ngay. Do đó khi không đồng nhất về số lượng hàng trong kho của các kênh thì sẽ xảy ra trường hợp không có đủ số lượng hàng hóa cung ứng cho khách.

3.2 Đồng bộ chất lượng phục vụ

Khi mua sắm tại cửa hàng, khách hàng sẽ được thấy được trực tiếp sản phẩm, được hỗ trợ ngay khi gặp hư hỏng. Khác với mua sắm online khi vận chuyển đến tay người mua không tránh khỏi những trường hợp hàng lỗi, giao hàng gặp trục trặc, khách hàng không hỗ trợ kịp thời và đơn hàng phải huỷ.

Bất cập về vấn đề đổi trả hàng hoá khi các đơn hàng online không được đồng nhất thông tin với các cửa hàng offline

4. Cách giải quyết những thách thức khi bán hàng online kết hợp offline?

4.1 Tập trung đồng nhất dữ liệu hàng hóa

  • Trong bán lẻ, việc đồng bộ hóa thông tin giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng tại cửa hàng vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi các dữ liệu được nhất quán, sẽ rút ngắn các thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Trước khi tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu trực tuyến và truyền thống, bạn phải liệt kê tất cả dữ liệu cần có, dữ liệu cần đồng bộ. Các thông tin đồng bộ có thể kể đến như đơn đặt hàng, thông tin khách hàng, doanh thu, thông tin nhân viên, thông tin sản phẩn (hàng tồn kho, hàng nhập kho, số lượng, giá cả...).
  • Chọn lọc những đầu mục trọng tâm để đồng bộ dữ liệu, không áp dụng quá nhiều cơ sở dữ liệu tránh việc phân tán sự tập trung của nhân viên.
  • Lập một quy trình chung, như một thể thống nhất hoàn chỉnh. Khi có được bảng xây dựng chỉnh chu, các công việc thủ công sẽ được giảm thiểu, từ từ doanh nghiệp bạn sẽ vận hành theo đúng quy trình dựa vào cơ sở dữ liệu có sẵn.
  • Cải tiến đồng bộ hoá bằng các ứng dụng, phần mềm giúp quản trị dữ liệu tốt hơn.

Tập trung đồng nhất dữ liệu hàng hóa

>> Xem thêm: 3 loại dữ liệu nếu biết cách tối ưu sẽ gia tăng x2 lợi nhuận

4.2 Phân loại khách hàng tiềm năng và nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng

Với mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần nghiên cứu về thông tin khách hàng, nắm bắt xu hướng, hành vi của mỗi đối tượng:

  • Phân loại người tiêu dùng vào những nhóm khách cụ thể để tạo ra những sản phẩm và khuyến mãi phù hợp theo từng nhóm khách hàng.
  • Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp ở từng kênh bán hàng đảm bảo khách hàng mỗi kênh sẽ được phục vụ hỗ trợ đồng đều và như nhau.

4.3 Xây dựng chiến dịch marketing phù hợp cho kênh kinh doanh online và offline

Để tạo sự thống nhất trong quá trình quảng cáo online và offline, người bán cần đồng bộ giao diện các kênh khác nhau để người mua nắm bắt dễ dàng.

Đẩy mạnh việc giới thiệu cho khách hàng online biết đến cửa hàng offline và ngược lại thông qua những hình thức ưu đãi hấp dẫn.

Xây dựng chiến dịch marketing phù hợp

4.4 Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Việc theo dõi chất lượng của các nền tảng bán hàng mỗi tháng, quý là rất cần thiết để có những chiến lược thay đổi phù hợp.

Ở nền tảng bán hàng online người bán có thể theo dõi người tiêu dùng và hành vi của họ thông qua sử dụng Google Analytics.

Ở nền tảng bán hàng offline có thể tạo ra khảo sát sau khi khách hàng mua hàng hoặc gọi điện ghi nhận ý kiến sau thời gian trải nghiệm sản phẩm.

4.5 Lựa chọn phần mềm công nghệ quản lý bán hàng

Sử dụng phần mềm bán hàng hiệu quả trong kinh doanh online và offline sẽ giúp tăng trưởg vượt trội, hạn chế thất thoát, đồng bộ dữ liệu nhanh chóng.

Phần mềm công nghệ cần được liên kết trong mọi quy trình bán hàng để giao dịch trở nên suôn sẻ nhất.

Ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng online chuyên nghiệp cùng Haravan

Hiện nay, Haravan là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý đơn hàng online chuyên nghiệp mang lại cho khách hàng đầy đủ các lợi ích kể trên với những tính năng giúp tối ưu quá trình kinh doanh và quản lý hiệu quả.

Haravan cung cấp nhiều dịch vụ trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel, Thương mại điện tử và Engagement Marketing.

Kết luận

Qua những chia sẻ về kết hợp kinh doanh online và offline ở trên mong rằng các nhà bán hàng sẽ nắm bắt được tầm quan trọng của hai hình thức kinh doanh và xây dựng cho mình một hệ thống kinh doanh đa kênh hiệu quả, tăng trưởng vượt trội.

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Đọc thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: