Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Cách áp dụng trong Marketing

Vì vậy, việc tìm hiểu chu kỳ sống của sản phẩm gần như là một điều kiện tất yếu mà mỗi nhà kinh doanh cần phải trang bị nếu như muốn doanh nghiệp mình phát triển bền vững. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chu kỳ sống của sản phẩm gồm bao nhiêu giai đoạn? Hãy tìm hiểu cùng Haravan thông qua bài viết dưới đây.

1. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm

Tim hiểu về chu kỳ sống của sản phẩm trong kinh doanh

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Hiểu một cách đơn giản, chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life Cycle) hay vòng đời của sản phẩm, là toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển của một sản phẩm, từ lúc triển khai - phát triển hưng thịnh - bão hòa và suy thoái.

Không những vậy, chu kỳ sống của sản phẩm còn biểu thị mức độ tương tác giữa người tiêu dùng và sản phẩm (số lượng tiếp cận, lượng tiêu thụ, tỷ lệ cạnh tranh,...) trong từng khoảng thời gian cụ thể, từ lúc sản phẩm đó xâm nhập thị trường đến khi được đưa ra khỏi kệ.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì sản phẩm sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó, muốn kinh doanh thành công, các chủ doanh nghiệp cần thiết phải vận dụng được vòng đời của sản phẩm một cách hợp lý, từ đó tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

2.1 Các giai đoạn của Product Life Cycle - PLC

Giai đoạn 1: Ra mắt thị trường và đưa sản phẩm lên kệ

Chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn ra mắt thị trường và đưa sản phẩm lên kệ

Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khâu hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm và tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường. Ở giai đoạn này, hầu hết người tiêu dùng sẽ chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm.

Do đó, doanh nghiệp cần quảng cáo sản phẩm, giới thiệu thông tin sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các kênh mạng xã hội, thông qua các KOL,... để làm cho người tiêu dùng nhận thức được thương hiệu, sản phẩm cũng như lợi ích của nó.

Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, doanh số bán hàng thường có xu hướng chậm lại do nhu cầu được tạo ra. Quá trình này sẽ khiến cho doanh nghiệp mất thời gian để hoàn thành, tùy thuộc vào mức độ phức tạp, tính mới và sáng tạo của sản phẩm, cách sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và liệu có bất kỳ sự cạnh tranh nào trên thị trường hay không.

Việc phát triển một sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng thành công nhiều hơn, nhưng cũng có nhiều lý do cho thấy rằng sản phẩm có thể bị thất bại vào thời điểm này, nghĩa là sẽ không đi tới được giai đoạn 2. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã cải tiến hoàn toàn một sản phẩm hiện có và phát hành một phiên bản của riêng họ.

Còn một lưu ý rằng, giai đoạn 1 kết thúc càng nhanh chóng thì sản phẩm sẽ càng sớm được bước sang giai đoạn 2. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp và hiệu quả của các chiến lược đem lại. Từ đó mà doanh nghiệp mới có thể tiến hành cân nhắc sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Phủ sóng và tăng trưởng mạnh mẽ

Chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn sản phẩm phủ sóng và tăng trưởng mạnh mẽ

Nếu một sản phẩm đã được định hướng thành công thông qua việc giới thiệu thị trường, thì sản phẩm đó đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống. Qua đó sẽ thấy được nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng thúc đẩy sự gia tăng của sản xuất, và sản phẩm sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên thị trường.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì một trong những yếu tố quan trọng để tiếp tục thúc đẩy doanh số bán hàng đó chính là việc định giá sản phẩm và tính sẵn có trên thị trường.

Ở giai đoạn 2, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể sẽ tham gia thị trường với các phiên bản sản phẩm của riêng họ, hoặc là bản sao của một sản phẩm nào đó và thêm một số cải tiến khác,... Lúc này, thương hiệu sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để duy trì vị trí của bạn trên thị trường khi người tiêu dùng có vô vàn lựa chọn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc cắt giảm bớt một số khoản chi phí quảng cáo để tập trung vào chiến lược bán hàng như mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất, tìm kiếm các đại lý phân phối sản phẩm,...

Giai đoạn 3: Đạt đỉnh và bão hòa thị trường

Ở giai đoạn này, ta sẽ không thể nhìn thấy được sự phát triển vượt bậc như ở giai đoạn 2. Thậm chí, tại một thời điểm nhất định, ta sẽ cảm nhận được rõ ràng sự chững lại và các chỉ số có dấu hiệu đi xuống.

Nguyên nhân là bởi khi khách hàng đã quá “quen mặt” với các sản phẩm của thương hiệu bạn, trong khi tệp khách hàng mục tiêu đã được khai thác hết, và bạn cũng chưa có bước đột phá để thu hút khách hàng mới.

Lúc này, nhiều người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh do họ có sự khác biệt với những sản phẩm của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thị trường ngày một tăng cao, doanh nghiệp muốn duy trì kết quả ổn định cần thiết phải xây dựng thương hiệu cũng như là giá cả và tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm để thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, các đại lý bán lẻ cũng sẽ không tìm cách tiếp thị sản phẩm của bạn như họ đã làm ở giai đoạn 1, mà khi đó họ sẽ trở thành người dự trữ và nhận đơn hàng.

Giai đoạn 4: Suy thoái

Chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn sản phẩm suy thoái

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng sẽ bước vào giai đoạn suy thoái. Đây là thời điểm mà chủ doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào trạng thái bị động nhất. Bởi khi sự cạnh tranh tiếp tục gia tăng, các doanh nghiệp khác cũng đang tìm cách bắt chước thành công của bạn bằng các sản phẩm bổ sung thêm sự khác biệt hoặc đưa ra giá thấp hơn, vòng đời của sản phẩm bạn sẽ giảm dần.

Khách hàng cũng có thể quay lưng lại với một số sản phẩm để chuyển sang một sản phẩm có tính năng mới hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ bị đảo ngược trong một số trường hợp trong ngành thời trang, khi kiểu dáng cũ đó lại trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

2.2 Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm

Ví dụ về chu kỳ sống của điện thoại Xiaomi

Sau đây, Haravan sẽ đưa ra cho bạn ví dụ về hãng điện thoại Xiaomi để hiểu rõ hơn về chu kỳ sống của sản phẩm:

Giai đoạn 1: Ra mắt thị trường và đưa sản phẩm lên kệ:

Điện thoại Xiaomi là một thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc. Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, để thu hút sự chú ý và làm cho nhiều người tiêu dùng biết tới mình, Xiaomi đã đề ra các chiến lược quảng cáo về game thông qua các streamer và các game thủ để giới thiệu tính năng vượt trội của Xiaomi so với các dòng điện thoại khác là pin trâu, chơi game mượt,...

Bên cạnh đó, họ còn sử dụng chiến lược giá xâm nhập để hướng đến mọi đối tượng khách hàng có mức thu nhập thấp và tầm trung, ai ai cũng có thể sở hữu một điện thoại Xiaomi với giá chỉ vài triệu đồng mà đáp ứng được rất nhiều tính năng.

Giai đoạn 2: Phủ sóng và tăng trưởng mạnh mẽ:

Cho tới thời điểm hiện tại, với những tính năng vượt trội và đặc biệt là về lượng pin cao giúp người dùng sử dụng lâu, chơi game thoải mái mà không lo đến việc hết pin, Xiaomi đã thu hút thành công rất nhiều khách hàng biết đến mình và tin tưởng chọn mua.

Giai đoạn 3: Đạt đỉnh và bão hòa thị trường:

Các thương hiệu điện thoại có tiếng trên thị trường như Iphone, Samsung,... đều đang tích cực nghiên cứu để tạo ra được những sản phẩm cải tiến được cả về chức năng lẫn mẫu mã hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của người dùng. Mỗi năm các thương hiệu nổi tiếng này đều cho ra mắt những dòng điện thoại với cấu hình máy, dung lượng, pin,... vượt trội hơn rất nhiều so với các sản phẩm trước đó. Vậy nên, Xiaomi với pin trâu đã dễ dàng bị bão hòa trên thị trường.

Giai đoạn 4: Suy thoái:

Mặc dù hiện tại Xiaomi vẫn chưa hẳn bước tới giai đoạn suy thoái nhưng cũng không thể không có khả năng trong tương lai gần. Một minh chứng rõ ràng nhất là chiếc Nokia 1280 nổi tiếng một thời nay cũng đã bị thay thế bằng những chiếc Smartphone hiện đại với nhiều tính năng nổi bật hơn.

3. Chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm

3.1 Giai đoạn 1: Lựa chọn 1 trong 4 chiến lược

Chu kỳ sống của sản phẩm

Lựa chọn 1 trong 4 chiến lược kinh doanh

Đây là giai đoạn đầu tiên trong chiến lược marketing nên việc chọn ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn là một điều cực kỳ quan trọng. Thông thường sẽ có 4 chiến lược để bạn lựa chọn như sau:

  • Bán hàng với mức giá cao, thực hiện các hoạt động quảng cáo và đưa ra những thông điệp phù hợp với giá thành nhằm làm tăng mức độ tin tưởng của người dùng

  • Bán hàng với mức giá cao, đưa ra các hoạt động quảng cáo thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách từ từ, chậm rãi

  • Bán hàng với mức giá thấp, thực hiện các hoạt động marketing sôi nổi, mạnh mẽ nhằm tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.

  • Bán hàng với mức giá thấp, chỉ chi một lượng nhỏ chi phí cho việc marketing, để sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên.

3.2 Giai đoạn 2: Đề ra các chiến lược kinh doanh quyết liệt

Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ tâm lý khách hàng và đưa ra một kế hoạch thúc đẩy doanh thu và duy trì các hoạt động như:

  • Cải tiến chất lượng sản phẩm

  • Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

  • Tìm thêm những kênh chất lượng để phân phối và tiêu thụ sản phẩm

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tham khảo và điều chỉnh giá thành sản phẩm (nếu cần)

  • Tập trung tạo dựng niềm tin uy tín và thương hiệu mạnh mẽ với khách hàng

3.3 Giai đoạn 3: Thay đổi

Chu kỳ sống của sản phẩm

Thay đổi sản phẩm để duy trì tính hiệu quả

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng, buộc doanh nghiệp cần phải thay đổi những cái cũ, không phù hợp nhằm tạo nên những bước đột phá để duy trì tính hiệu quả của sản phẩm:

  • Thay đổi chiến lược marketing: Cho khách hàng thấy sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

  • Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, tổ chức thêm nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.

  • Đưa ra những sản phẩm mới chất lượng và khác biệt (chất lượng, mẫu mã,...)

  • Tiếp tục xây dựng thương hiệu

3.4 Giai đoạn 4: Kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ. Ở giai đoạn này, doanh thu, lượng khách hàng mới hay tỷ lệ quay lại của khách hàng cũ sẽ có chiều hướng giảm sút rõ rệt. Lúc đó, doanh nghiệp cần phải rút dần những sản phẩm của mình khỏi thị trường.

  • Nếu cần thiết hãy tiếp tục cải thiện sản phẩm hoặc không bạn có thể giữ nguyên. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cân đối sao cho hạn chế tối đa lượng hàng tồn trong kho sau khi doanh nghiệp đã rút sản phẩm.

  • Mở ra nhiều đợt khuyến mãi giảm sâu nhằm thu hồi vốn và thanh lý hàng tồn

  • Thu hẹp thị trường kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí duy trì trước đó.

  • Lên ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm mới.

4. Một số lưu ý khi áp dụng Product Life Cycle

4.1 Doanh nghiệp tác động rất lớn đến vòng đời của sản phẩm

Ngoài việc phụ thuộc vào người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì vòng đời chu kỳ sống của sản phẩm. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn là một thương hiệu có tiếng trên thị trường. Khi doanh nghiệp của bạn ra mắt sản phẩm mới, người tiêu dùng sẽ dễ dàng đón nhận chúng hơn. Do đó, thời gian hoàn tất giai đoạn giới thiệu và đưa sản phẩm lên kệ sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp chưa có tiếng trên thị trường.

4.2 Hãy luôn bỏ thời gian ra phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm

Dành thời gian phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn định hướng được các bước tiếp phát triển tiếp theo cần làm gì. Bởi mỗi giai đoạn sẽ cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh khác nhau.

Chính vì vậy, nếu không bỏ thời gian ra phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, không theo dõi từng giai đoạn sát sao thì khó lòng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Bên cạnh đó, tuổi thị của sản phẩm cũng suy giảm, ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.

Để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.

Chu kỳ sống của sản phẩm

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.

  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.

  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.

  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho kế hoạch và chiến lược bán hàng.

  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.

  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti's, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

4.3 Không nên bảo thủ, hãy thay đổi khi cần thiết

Một sản phẩm có thể sẽ không đi qua hết cả 4 giai đoạn của chu kỳ sống. Do đó, bạn không nên gượng ép, cố gắng một sản phẩm đã không còn phù hợp với thị trường. Khi cần thiết, hay đưa ra phương án “tử” cho sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất và có thời gian tập trung nguồn lực vào phát triển chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược marketing tiềm năng hơn.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chu kỳ sống của sản phẩm và biết cách áp dụng chiến lược thông qua từng giai đoạn sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: