Quản lý sản phẩm (Product Management) là một trong những quy trình quan trọng trong chiến lược kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Do đó nếu không có quy trình chuẩn, bạn không thể gắn kết thông điệp bán hàng của mình với nhu cầu của khách hàng tiềm năng cũng như không tìm được giải pháp phát triển phù hợp với kỳ vọng người tiêu dùng. Hãy cùng Haravan tìm hiểu chi tiết quản lý sản phẩm là gì và bao gồm những bước nào trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện quản lý sản phẩm?
Hiểu đơn giản, quản lý sản phẩm là quy trình tạo dựng và duy trì một sản phẩm/dịch vụ nào đó bởi hai bộ phận tiếp thị và phát triển. Vậy, tại sao cần thực hiện quản lý sản phẩm? Sau đây là 4 lý do cơ bản:.
1.1 Gia tăng tỷ lệ kinh doanh thành công
Quản lý sản phẩm là sợi dây kết nối chặt chẽ giữa người lên ý tưởng thiết kế, người phát triển sản phẩm/dịch vụ với mong muốn của khách hàng. Nhờ đó, quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng trước khi chào hàng cũng như phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người mua diễn ra suôn sẻ hơn.
1.2 Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Bằng quy trình quản lý sản phẩm tối ưu, doanh nghiệp có điều kiện xác định đúng đối tượng tiềm năng đi cùng thói quen và sở thích mua hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược chăm sóc khách hàng tốt nhất nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời cho người mua.
1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Người quản lý sản phẩm sẽ tiến hành kiểm định chất lượng và so sánh với nhu cầu khách hàng cực kỳ gắt gao để chắc chắn rằng những gì đem đến cho người dùng là tốt nhất và xứng đáng nhất với mức giá mà khách hàng bỏ ra.
1.4 Khẳng định vị trí thương hiệu
Có thể nói, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện đồng đều hai yếu tố cơ bản khi kinh doanh là sản phẩm và dịch vụ nếu thiết lập được một quy trình quản lý sản phẩm kỹ càng. Thông qua đó, thương hiệu của người kinh doanh nhanh chóng lấy được lòng tin của người tiêu dùng và giữ một vị trí vững chắc trên thị trường.
2. Hướng dẫn 8 bước quản lý sản phẩm chuẩn xác nhất
Để quản lý sản phẩm suôn sẻ, bạn cần thực hiện lần lượt 8 bước sau:
2.1 Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường (Market Research) là giai đoạn tìm hiểu thông tin về nơi bán, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Qua đó, người kinh doanh hiểu rõ đặc điểm của từng đối tượng để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Theo đó, một vài phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến mà bạn có thể áp dụng như điều tra, khảo sát, phỏng vấn, quan sát hành vi, thử nghiệm… Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và lựa chọn giải pháp tối ưu.
> Xem thêm: Những công cụ miễn phí giúp bạn “soi” đối thủ tốt nhất.
Cần nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi định hướng và lên kế hoạch kinh doanh.
2.2 Bước 2: Hoạch định chiến lược cho sản phẩm/dịch vụ
Chiến lược sản phẩm (Product Strategy) là những quyết định thực thi liên quan đến sản phẩm như nhãn hiệu, bao bì, phân phối, đánh giá, dịch vụ hỗ trợ… Nếu muốn bước đi này thành công, doanh nghiệp nên lên kế hoạch tiếp thị chuyên nghiệp và phù hợp. Song song đó là sự kết hợp đa dạng chiến lược và hình thức Marketing nhằm gia tăng cơ hội thành công và hạn chế rủi ro khi công bố sản phẩm/dịch vụ mới.
Một chiến lược sản phẩm đúng chuẩn phải có 4 yếu tố là tập trung vào khách hàng tiềm năng, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu đầu ra và xem xét các yếu tố ngoại vi (như điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội…).
2.3 Bước 3: Hiện thực hóa ý tưởng và công bố sản phẩm/dịch vụ
Quy trình phát triển và công bố sản phẩm/dịch vụ gồm các hoạt động như quản lý cơ hội bán hàng, xúc tiến thương mại, quản lý hàng tồn, định giá và quản trị rủi ro. Cụ thể:
- Quản lý cơ hội bán hàng: Là quá trình tìm hiểu, đánh giá một cơ hội bán hàng nào đó và đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
- Xúc tiến thương mại: Là công cụ hỗ trợ đặc biệt, có tác dụng thúc đẩy hành vi mua hàng bằng các hoạt động thuyết phục khác nhau như phát quà tặng, dùng miễn phí, khuyến mãi, giới thiệu, trưng bày…
- Quản lý hàng tồn: Là quá trình theo dõi và kiểm soát số lượng hàng hóa, nhằm đảm bảo nguồn cung luôn đầy đủ cho khách hàng.
- Định giá: Là quá trình đánh giá và phân tích để xác định giá trị thực một mặt hàng.
- Quản trị rủi ro: Là quy trình nhận diện, đánh giá, quản lý, kiểm soát những sự kiện bất ngờ xảy đến để đảm bảo hoàn thành tốt nhất các mục tiêu của dự án.
2.4 Bước 4: Khẳng định vị trí thương hiệu
Vị trí thương hiệu là vị trí mà doanh nghiệp sở hữu trong tiềm thức của khách hàng. Yếu tố này bộc lộ rõ ràng nhất khi mà người mua đứng trước vô vàn sự lựa chọn, họ vẫn ưu tiên thương hiệu của bạn.
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) giúp doanh nghiệp “nổi bật” giữa đám đông, dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng mục tiêu lớn và thúc đẩy quyết định mua sắm.
Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa vào các yếu tố như chất lượng, giá trị, tính năng, đối thủ, công dụng…
2.5 Bước 5: Bắt đầu quảng bá sản phẩm
Quảng bá sản phẩm (Product Promotion) là đưa đúng sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu bằng cách gia tăng nhận thức về sản phẩm và lợi ích của chúng.
Để tối ưu chi phí quảng bá sản phẩm, bạn có thể áp dụng các cách như đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ, xây dựng website bán hàng tinh gọn và chuẩn SEO, ứng dụng tiếp thị đa kênh, thông điệp rõ ràng và nhất quán…
> Xem thêm: Cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp.
2.6 Bước 6: Mở rộng kênh phân phối
Kênh phân phối (Distribution Channel) là tập hợp tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Trước khi mở rộng kênh phân phối, bạn cần nghiên cứu và phân tích kỹ càng đặc điểm và hiệu quả từng kênh bán cũng như khách hàng mục tiêu. Đồng thời, đừng quên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các kênh phân phối bằng một vài cách đơn giản như tăng chiết khấu, quà tặng miễn phí, ưu đãi định kỳ…
2.7 Bước 7: Xây dựng quy trình bán hàng đúng chuẩn
Quy trình bán hàng (Sales Process) là trình tự thực hiện các hoạt động bán hàng đã được lên kế hoạch và quy định từ trước. Quy trình này có tính bắt buộc với mọi nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh và tạo ra tính nhất quán.
2.8 Bước 8: Thu thập phản hồi của khách hàng sau sử dụng
Phản hồi khách hàng (Feedback) là cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có điều kiện điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ trong tương lai.
Bạn có thể thu thập phản hồi khách hàng bằng form feedback, gọi điện thoại chăm sóc khách hàng, khuyến khích đánh giá sau mua hàng, tặng quà miễn phí…
Doanh nghiệp cần thực hiện thu thập feedback của khách hàng sau mua để hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
3. TOP 4 kỹ năng mềm cần có để quản lý sản phẩm thành công
Bạn cần tích lũy và rèn luyện 4 kỹ năng mềm cần thiết sau để trở thành một người quản lý sản phẩm chuyên nghiệp:
3.1 Kỹ năng kể chuyện
Người quản lý sản phẩm cần làm việc trực tiếp với cả các bộ phận liên quan trong quy trình sản xuất, phân phối lẫn khách hàng. Vì thế, kỹ năng kể chuyện sẽ là tiền đề truyền tải thông điệp và thấu hiểu yêu cầu của 2 bên. Nhờ thế mà doanh nghiệp có phương pháp gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa thương hiệu và người mua hàng.
3.2 Kỹ năng tiếp thị
Tiếp thị đúng thời điểm, đúng thông điệp là chìa khóa bán hàng thành công trong hầu hết các chiến dịch công bố sản phẩm mới. Do đó, người quản lý sản phẩm thành công cũng cần rèn luyện kỹ năng tiếp thị nhằm định hướng chiến dịch Marketing đem lại kết quả khả quan.
3.3 Kỹ năng quản lý thời gian
Giúp người quản lý sản phẩm biết cách lên kế hoạch phân bổ công việc và thiết lập thời gian hoàn thành phù hợp. Từ đó, vận hành quy trình từ phác thảo ý tưởng đến công bố sản phẩm diễn ra mượt mà.
3.4 Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
Làm cho khách hàng tin tưởng và thuyết phục họ trung thành với thương hiệu. Cùng với đó, thấu hiểu tâm lý khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp sáng tạo thông điệp tiếp thị có tính thiết thực và thích hợp với từng nhóm đối tượng tiếp nhận.
Người quản lý sản phẩm giỏi cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm như kể chuyện, tiếp thị, quản lý thời gian… bên cạnh kỹ năng chuyên môn.
4. Các lưu ý quan trọng giúp quản lý sản phẩm đơn giản, tăng doanh thu đều
Nếu muốn quy trình quản lý sản phẩm thu về thành công rực rỡ, bạn còn cần ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây:
4.1 Chọn thời điểm ra mắt sản phẩm phù hợp
Khi sản phẩm xuất hiện đúng thời điểm, đúng thị trường và đúng đối tượng thì hiệu quả hưởng ứng sẽ cao hơn nhiều. Trái lại, nếu sản phẩm không phù hợp sẽ bị “đào thải” nhanh chóng.
4.2 Quan tâm đến trải nghiệm khách hàng
Nếu người tiêu dùng có trải nghiệm mua hàng tuyệt vời tại doanh nghiệp, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, họ có thể quay trở lại cửa hàng nhiều lần và trở thành khách hàng trung thành. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu ổn định và sớm khẳng định vị trí thương hiệu.
4.3 Định giá sản phẩm đúng đắn
Mức giá công bố của sản phẩm nên tương xứng với những giá trị mà khách hàng nhận được. Lúc này, sản phẩm của bạn mới có cơ hội cạnh tranh và lấy lòng tin khách hàng.
4.4 Đảm bảo tính nhất quán trong quy trình quản lý sản phẩm
Quy trình quản lý sản phẩm cần thực hiện đầy đủ tất cả các bước như quy định để đồng bộ hoạt động bán hàng ở tất cả chi nhánh để tạo ra sự đồng nhất và trở thành một dấu ấn thương hiệu.
5. Hararetail - Công cụ đắc lực giúp tối ưu hóa quy trình quản lý sản phẩm
Hiện nay, có nhiều đơn vị dịch vụ cung cấp các giải pháp hỗ trợ quản lý sản phẩm hiệu quả. Trong đó, phải kể đến phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail từ thương hiệu Haravan. Giải pháp tuyệt vời này được hơn 50.000 nhãn hàng hoạt động tại Việt Nam tin dùng và đánh giá cao. Sau đây là những tính năng ưu việt giúp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là quản lý sản phẩm từ Hararetail:
Quản lý sản phẩm: Với sức mạnh từ công nghệ quản lý tập trung Omnichannel, người dùng có thể thêm mới, cập nhật, xem hay sắp xếp sản phẩm và các biến thể sản phẩm tại giao diện quản lý chung. Chưa hết, Haravan còn trang bị tính năng tìm kiếm theo bộ lọc, gắn thẻ, tạo và in barcode, khuyến mãi… để tối ưu hóa quy trình quản lý sản phẩm đa kênh cho người mới bắt đầu.
Quản lý bán hàng: Nghiệp vụ bán lẻ O2O và hệ thống quản lý đơn hàng OPC tích hợp tất cả hoạt động bán hàng như tra cứu thông tin sản phẩm, tư vấn, bán hàng, giao nhận hàng, xuất - nhập hàng… giúp người bán chốt đơn và xử lý đơn hàng nhanh chóng, giảm tỷ lệ hoàn trả hàng trên 2 giao diện offline và online. Đồng thời, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh dù ở bất kỳ nơi đâu nhờ 2 phiên bản PC và Mobile thân thiện.
Quản lý khách hàng: Thông tin khách hàng được đồng bộ liên tục từ đa kênh về một giao diện hệ thống duy nhất, nhờ đó người sử dụng có định hướng chiến lược Marketing và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
>> Dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail ngay: TẠI ĐÂY
Giao diện tổng quan phần mềm Hararetail
Nhìn chung, quản lý sản phẩm là một công đoạn đặc biệt quan trọng và có tính quyết định đến sự thành bại của kế hoạch kinh doanh. Haravan hy vọng cách quản lý sản phẩm gợi ý trong bài viết này sẽ hữu ích, đặc biệt với các bạn bắt đầu khởi nghiệp bán hàng. Chúc bạn thành công!
> Xem thêm: