Sự hội nhập và tăng trưởng toàn cầu khiến các thuật ngữ kinh doanh ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Để không bị bỏ lại phía sau, lạc hậu với những thông tin xu hướng kinh doanh mới, bạn cần phải liên tục cập nhật kiến thức. Dưới đây là những thuật ngữ kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất giữa các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường.
1. Thuật ngữ kinh doanh là gì?
Để trở thành quản lý xuất sắc bạn cần nắm rõ các thuật ngữ kinh doanh quan trọng
Thuật ngữ kinh doanh là những cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt được sử dụng để miêu tả những vấn đề liên quan đến kinh doanh. Đó có thể là vị trí công việc, hoạt động kinh doanh, phân loại doanh nghiệp, hoặc các thuật ngữ chuyên ngành trong giao tiếp công việc hàng ngày.
Đặc biệt, khi làm ở các doanh nghiệp toàn cầu hay doanh nghiệp nước ngoài, việc giao tiếp với nhau hàng ngày bằng tiếng Anh thì các thuật ngữ kinh doanh viết tắt càng xuất hiện nhiều hơn. Sẽ không có giới hạn là bao nhiêu thuật ngữ. Tùy vào môi trường giao tiếp và làm việc mà bạn có thể chủ động trau dồi thêm kiến thức, hoặc hỏi hỏi chính từ những đồng nghiệp và đối tác của mình.
2. Lợi ích khi sử dụng thành thạo thuật ngữ kinh doanh
Thuật ngữ kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng với những ai đang làm trong lĩnh vực kinh tế. Chúng giúp bạn hiểu cụ thể được đối phương đang nói về vấn đề gì. Hơn thế, khi thông thạo những thuật ngữ này còn giúp thể hiện bạn là người có chuyên môn, hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh doanh.
Thuật ngữ kinh doanh giúp bạn hiểu cụ thể được đối phương đang nói về vấn đề gì.
Dù bạn đang đi làm thuê hay làm chủ doanh nghiệp thì đều cần hiểu biết và sử dụng thành thạo thuật ngữ kinh doanh. Việc này giúp bạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, nhất là đối với cấp trên hoặc chính đối tác của mình. Từ đó, nâng cao hình ảnh thương hiệu cá nhân của bạn trong mắt mọi người, công việc kinh doanh phát triển một cách thuận lợi hơn.
Dưới đây là 3 nhóm thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong kinh doanh bạn có thể tham khảo.
3. Thuật ngữ phân biệt nhóm doanh nghiệp
Thuật ngữ nhóm doanh nghiệp sẽ giúp bạn phân biệt được cách tổ chức và loại hình hoạt động của từ mô hình công ty.
3.1 Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Là một tổ chức được thành lập nhờ vào vốn của nhà nước, có thể là toàn bộ hoặc một phần và chịu sự chi phối cũng như hoàn thành nhiệm vụ được chỉ đạo từ bên trên. Những lĩnh vực có rủi ro cao và cần nguồn ngân sách lớn là một rào cản khiến các doanh nghiệp tư dân khó tham gia nên thường những ngành nghề này sẽ được các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận.
3.2 Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Là một tổ chức được thành lập nhờ vào vốn của nhà nước, có thể là toàn bộ hoặc một phần và chịu sự chi phối cũng như hoàn thành nhiệm vụ được chỉ đạo từ bên trên. Những lĩnh vực có rủi ro cao và cần nguồn ngân sách lớn là một rào cản khiến các doanh nghiệp tư dân khó tham gia nên thường những ngành nghề này sẽ được các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận.
Thuật ngữ phân biệt nhóm doanh nghiệp.
3.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH)
Là một loại hình công ty có tài sản độc lập và chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn vốn đã góp của công ty. Khác với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn với công ty TNHH là 2 thực thể pháp lý riêng biệt, có tài sản riêng, con dấu và tư cách pháp nhân riêng.
Một loại hình đặc biệt của hình thức kinh doanh này chính là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV). Cùng sở hữu những đặc điểm của công ty TNHH, tuy nhiên hình thức này sẽ có một vài bổ sung như sau:
- Chủ sở hữu là cá nhân hoặc một tổ chức .
- Người chủ sở hữu là người chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của công ty, sản phẩm kinh doanh là gì và các khoản nợ trong giới hạn vốn điều lệ.
- Nếu là một tổ chức điều hành công ty thì có thể cơ cấu thứ bậc để dễ quản lý.
3.4 Công ty 100% vốn nước ngoài
Là công ty được đầu tư và quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh thu, lợi nhuận, lãi hay lỗ đều các nhà đầu tư này cũng tự quản lý. Khi đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, loại hình công ty TNHH sẽ là hình thức của doanh nghiệp này. Những doanh nghiệp này vẫn được đối xử bình đẳng theo pháp luật tại Việt Nam.
3.5 Công ty hợp danh
Muốn thành lập công ty theo hình thức này thì cần phải có tối thiểu 2 thành viên chịu trách nghiệm về hoạt động của công ty. Ở công ty hợp danh được chia làm 2 dạng đầu tư: người góp vốn và thành viên hợp danh. Khác với mô hình công ty TNHH, những thành viên hợp danh sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của công ty, chỉ những người góp vốn mới chịu trách nhiệm trong khoản đầu tư của họ.
Công ty hợp danh cần tối thiểu 2 thành viên chịu trách nghiệm về hoạt động của công ty.
3.6 Hợp tác xã kinh doanh
Là một tổ chức được tạo nên từ những các nhân, hộ gia đình. Những người này có cùng ý tưởng, có nguyện vọng hợp tác kinh doanh và góp vốn để tạo nên một hợp tác xã kinh doanh. Số lượng tối thiểu để có thể thành lập hợp tác xã là 7 người. Sau khi đăng ký kinh doanh, họ sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo được một tập thể vững mạnh. Các thành viên hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và dân chủ.
4. Thuật ngữ trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Thuật ngữ quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Anh giải thích cho các vấn đề liên quan đến tài chính, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung.
4.1 Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là phần tiền còn lại khi lấy doanh thu trừ khi toàn bộ các chi phí bán hàng. Công thức tính lợi nhuận gộp là:
Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán
4.2 Inflation
Inflation gọi là lạm phát, dùng để chỉ sự tăng giá của hàng hóa dịch vụ. Điều này dẫn đến giá trị của một loại tiền tệ bị giảm. Một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn hàng hóa hơn.
4.3 Venture capital
Venture capital được gọi là vốn mạo hiểm, đây là thuật ngữ dùng để chỉ khoản tài chính cần thiết để bắt đầu 1 doanh nghiệp, thường là những doanh nghiệp mới có nhiều rủi ro. Và đổi lại thì nhà đầu tư sẽ được sở hữu 1 phần của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu khả năng thu lợi càng lớn thì vốn mạo hiểm cũng càng rủi ro.
4.4 Lãi vay
Đây được xem là một trong các thuật ngữ trong kinh doanh mà các doanh nghiệp thường nhắc đến nhất. Lãi vay thể hiện số tiền phải trả khi doanh nghiệp sử dụng tài sản nằm ngoài quyền sở hữu. Thông thường sẽ là khoản chi phí để trả cho các khoản vay từ ngân hàng và các chủ đầu tư khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tính chi phí lãi vay mới nhất cho doanh nghiệp
Hiểu đơn giản là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua hình thức cho vay. Sau đó, tiếp tục cộng tiền lãi đó vào số vốn ban đầu để tiếp tục tái đầu tư.
4.6 Chi phí cơ hội
Khi đứng giữa các sự lựa chọn, doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích của một phương án này mà quyết định chọn một phương án khác, thì những lợi ích này sẽ được hiểu là chi phí cơ hội.
4.7 ROI
Lợi tức đầu tư (ROI) đề cập đến tất cả các lợi ích - tiền tệ hoặc cách khác - nhận được từ một khoản đầu tư.
4.8 Equity
Equity hay còn gọi là vốn cổ phần, là thuật ngữ trong tài chính doanh nghiệp. Nó dùng để thể hiện vốn ban đầu và tài sản ròng của doanh nghiệp và trực thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Equity có thể hình thành từ nhiều loại như vốn góp bằng hiện vật, tiền, chứng khoán, lợi nhuận trong kinh doanh,…
4.9 EBITDA
EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization) là chỉ số lợi nhuận trước khi tính lãi vay, thuế, khấu hao và giảm giá tài sản. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà loại trừ các yếu tố không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
4.10 Cash Flow (Dòng tiền)
Cash Flow là số tiền ròng mà doanh nghiệp thu được hoặc trả ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Dòng tiền thường được chia thành ba phần: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp.
Những thuật ngữ trên là những thuật ngữ quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
5. Thuật ngữ trong sale & marketing
Đây sẽ là những thuật ngữ được sử dụng nhiều và phổ biến nhất, từ cấp nhân viên đến cấp quản lý, ban lãnh đạo,… Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực kinh tế chắc chắn bạn phải hiểu được những thuật ngữ cơ bản này.
Điểm khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ, những điểm mà chỉ có riêng ở sản phẩm của bạn mà những sản phẩm khác trên thị trường chưa có.
Nghiên cứu điểm bán hàng khác biệt để cạnh tranh với đối thủ trên thị trường
5.2 Chỉ số hiệu suất chính (KPI)
Là những chỉ số dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của các công việc với mục tiêu đã đề ra.
>>> Tham khảo thêm: KPI là gì? Những thông tin tổng quan về KPI mà doanh nghiệp nên biết
Hành động hoặc hoạt động thu thập thông tin về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng để bạn có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
5.4 Market share
Market share (thị phần) là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tỷ lệ tổng doanh số của 1 sản phẩm mà người bán có. Khi thị phần càng lớn thì nhà sản xuất cũng sẽ càng dễ kiểm soát lợi nhuận cũng như giá cả.
6. Kết luận
Trên đây là những thuật ngữ kinh doanh thuộc 3 nhóm thường gặp nhất ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết bạn đã có thêm nhiều kiến thức về thuật ngữ kinh doanh và có thể áp dụng ngay vào trong công việc của bản thân. Chúc bạn cùng doanh nghiệp sẽ phát triển thành công.
------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: