Doanh thu thuần được xem là một công cụ quan trọng đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính xác và trung thực nhất. Để giúp bạn hiểu rõ doanh thu thuần là gì và làm sao phân biệt doanh thu thuần với các loại doanh thu khác của doanh nghiệp, mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
1. Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Theo thuật ngữ tiếng Anh, doanh thu thuần còn được gọi là Net Revenue. Doanh thu thuần là khoản thu của doanh nghiệp từ việc bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sau khi đã khấu trừ các khoản như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại,...
Doanh thu thuần là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Xác định doanh thu thuần là cách thức để xác định tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Tức là chỉ tiêu này phản ánh kết quả, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chân thực và đảm bảo nhất.
Đồng thời, khi xem xét chỉ số tổng doanh thu so với doanh thu thường chúng ta có thể nhìn nhận được cấu trúc tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thúc đẩy tăng doanh thu phù hợp nhất.
2. Công thức tính doanh thu thuần
Hiện tại, doanh thu thuần được tính theo công thức như sau:
Doanh thu thuần = Tổng thể doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó:
- Tổng thể doanh thu của doanh nghiệp: là tổng giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra. Bao gồm doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp các loại dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: là những khoản gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng bán bị trả lại, giảm giá thương mại và chiết khấu thương mại.
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, khoản này ghi nhận vào giảm trừ doanh thu. Mục đích để thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của số hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách hoặc các nguyên nhân khác.
Chỉ tiêu doanh thu thuần phản ánh kết quả, chất lượng và hiệu quả kinh doanh
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần?
Doanh thu thuần bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản thì các yếu tố sau tác động chính đến loại doanh thu này:
3.1 Chất lượng sản phẩm
Mẫu mã, kiểu dáng được khách hàng xem là yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm nó tác động trực tiếp đến doanh thu của sản phẩm. Nếu như chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì doanh số bán hàng sẽ gia tăng. Nếu như sản phẩm kém chất lượng, khách hàng không có nhu cầu, hoặc thậm chí trả lại sản phẩm đã tiêu thụ thì doanh thu cũng sẽ bị sụt giảm.
Thông qua chất lượng của sản phẩm người tiêu dùng sẽ đánh giá được mức độ đầu tư vào chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh và từ đó quyết định mức độ tin cậy của người dùng với doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp của bạn có đáng tin cậy trong mắt khách hàng?
3.2 Khối lượng sản xuất sản phẩm
Khối lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng đúng theo nhu cầu của thị trường. Nếu như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ít so với thị trường thì doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ tăng. Tuy nhiên, con số mà doanh thu thuần đem lại sẽ không đạt như kỳ vọng theo khối lượng khách hàng trên thị trường. Trái lại, nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều so với nhu cầu của thị trường dẫn đến giá trị tồn kho của doanh nghiệp cao. Từ đó, doanh thu thuần sẽ sụt giảm.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần. Bởi vì giá bán tăng thì khối lượng hàng hóa sẽ giảm xuống.
Khối lượng sản xuất sản phẩm cần đáp ứng đúng theo nhu cầu của thị trường.
3.3 Giá bán sản phẩm
Giá tác động đến chất lượng, khối lượng của một sản phẩm. Giá thành và doanh thu tỷ lệ thuận với nhau, khi giá sản phẩm, dịch vụ tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ kéo theo doanh thu bán hàng tăng, ngược lại, khi giá giảm doanh thu cũng sẽ giảm. Giá thành cũng là một yếu tố chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Khi giá giảm khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng và khi giá tăng thì khối lượng sản phẩm có xu hướng giảm xuống.
3.4 Chính sách bán hàng
Khi doanh nghiệp áp dụng tốt các chính sách bán hàng, các hoạt động tồn, nhập, xuất được thực hiện đúng nguyên tắc, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng hóa, sản phẩm đó hơn. Đặc biệt nếu doanh nghiệp quan tâm đến thanh toán quốc tế, thu hồi sản phẩm, bên cạnh chính sách bán hàng còn cần quan tâm đến việc chuẩn bị giấy tờ, nguyên tắc, phương thức thanh toán để việc tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước diễn ra được trơn tru.
3.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Việc tìm hiểu, đánh giá đúng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể bán được tối đa sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Từ đó giúp tăng doanh thu thuần. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp biết tận dụng các tệp khách hàng trong và ngoài nước có thể gia tăng doanh thu và lợi nhuận hơn nữa.
4. Phân biệt doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận
Nếu chưa hiểu chính xác ý nghĩa của từng khái niệm tài chính, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận. Mặc dù tất cả đều có thể hiểu là mang tiền về cho doanh nghiệp nhưng mỗi chỉ số có một ý nghĩa và vai trò khác nhau.
4.1 Phân biệt doanh thu và doanh thu thuần
Doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức hay cá nhân.
Công thức tính doanh thu:
Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.
Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ doanh thu và doanh thu thuần khi chúng đều là phần tiền nhận được thông qua việc kinh doanh của doanh nghiệp. Khác biệt rõ ràng nhất giữa doanh thu và doanh thu thuần là doanh thu là tổng giá trị thu được, không cần phải giảm trừ như doanh thu thuần.
Doanh thu là tổng giá trị thu được không cần phải giảm trừ.
Trong bảng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, ngoài doanh thu thuần, doanh thu thì còn có cả doanh thu ròng. Với mỗi loại doanh thu khác nhau, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
4.2 Phân biệt doanh thu thuần và lợi nhuận
Lợi nhuận là phần tài sản doanh nghiệp nhận thêm được thông qua hoạt động đầu tư đã được trừ đi chi phí. Lợi nhuận hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần và lợi nhuận hoàn không giống nhau, doanh thu thuần trong doanh nghiệp cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng cao. Trong khi doanh thu chịu nhiều tác động dựa trên việc kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì lợi nhuận lại được tính dựa trên các hoạt động đầu tư. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu nhưng hoàn toàn vẫn có thể bị thua lỗ, bởi vì lợi nhuận là phần tài sản còn lại sau khi đã trừ hết chi phí.
5. Vai trò của doanh thu thuần đối với hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Dựa trên số liệu sổ sách của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, khoản tiền doanh nghiệp thu về, lợi nhuận trước và sau thuế. Những thông tin mà doanh thu thuần đem về giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cuối cùng mà sản phẩm mang lại.
Doanh thu thuần giúp doanh nghiệp xác định lợi nhuận cuối cùng của sản phẩm.
Như vậy, vai trò của doanh thu thuần đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hai vấn đề quan trọng:
- Dùng để đánh giá kết quả kinh doanh: Đây là ý nghĩa cơ bản nhất của doanh thu thuần, giúp đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp. Có doanh thu không đồng nghĩa với việc phát sinh lãi, mà điều này phụ thuộc vào doanh thu thuần.
- Lên kế hoạch phát triển trong tương lai: Nếu doanh nghiệp có doanh thu thuần ở mức tốt, nghĩa là kế hoạch trước đó vạch ra đã phát huy hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh thu thuần âm, nhà quản trị cần cân nhắc chỉnh sửa lại kế hoạch kinh doanh.
6. Kết luận
Bài viết là tất tần tật những thông tin về doanh thu thuần là gì cũng như vai trò của doanh thu thuần đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với những chia sẻ chi tiết trong bài viết hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến doanh thu thuần cũng như về tài chính doanh nghiệp để cải thiện tình hình hoạt động doanh nghiệp.
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: