Hướng dẫn đọc hiểu và cách làm báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng được sử dụng gần như bắt buộc trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Haravan gợi ý đến bạn cách đọc hiểu và làm báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn chỉnh nhất để thuận tiện trong việc quản lý doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

1. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

bao-cao-ket-qua-kinh-doanhBáo cáo kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý được tình hình hoạt động công ty

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn được gọi là Income Statement là loại báo cáo mang đến những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động của DN. Báo cáo này giúp chủ doanh nghiệp, người kinh doanh nắm bắt được kết quả hoạt động kinh doanh lời hay lỗ trong từng kỳ báo cáo. Đồng thời có thể nhìn nhận được thực trạng doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tập trung vào ba hạng mục: Doanh thu, chi phí, lãi và lỗ của doanh nghiệp dựa theo công thức như sau:


Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Trong đó:

  • Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
  • Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong thời kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
  • Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Phần lợi nhuận được chia làm 2 hình thức là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

2. Ý nghĩa của việc lập báo cáo hoạt động kinh doanh?

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh giúp cho chủ doanh nghiệp, người đứng đầu công ty hay bộ phận tài chính – kế toán nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu theo từng tháng, từng quý hay từng năm. Từ đó, doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ, doanh thu có tăng trưởng hay không?

bao-cao-ket-qua-kinh-doanhQuản lý doanh thu thông qua báo cáo kết quả kinh doanh

Tương tự về doanh thu, doanh nghiệp cũng nắm bắt được các khoản chi phí trong hoạt động bán hàng trong kỳ báo cáo bao gồm: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí vận hành doanh nghiệp,… Bên cạnh đó là so sánh với mức chi tiêu so với cùng kỳ để có kết quả đánh giá khách quan nhất.
Bên cạnh việc xem xét đến kết quả kinh doanh, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh còn cho thấy các khoản thu chi mà trong quá trình hoạt động doanh nghiệp chưa kiểm soát được hết. Các khoản này bao gồm cả các khoản thu nhập hay chi phí phát sinh có chiếm tỷ trọng lớn hay không. Từ đó sẽ nhận định được lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ nguồn nào, mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ nào.
Mặc khác, báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho thấy được mối quan hệ trong kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Đó có thể là mối quan hệ với các đối tác bên ngoài, với nhân sự nội bộ hoặc là nguồn đầu tư vào trang thiết bị sản xuất cho doanh nghiệp.

3. Các loại báo cáo kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp

Tùy vào hình thức hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có các loại báo cáo khác nhau: Báo cáo lợi nhuận theo từng thời điểm; Báo cáo công nợ từ phía khách hàng và phía nhà cung cấp; Báo cáo đơn hàng bán hàng, lịch sử bán hàng; Báo cáo doanh thu chi tiết của từng nhân viên,… Xét trên các yếu tố của báo cáo tài chính thường sẽ có các loại báo cáo là:

3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp một cách tóm lược; thể hiện hoạt động của đơn vị trong 1 giai đoạn cụ thể như tháng/ quý/ năm. cho một kỳ cụ thể, như tháng, quý hay năm.

3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Là loại báo cáo thể hiện việc doanh nghiệp, tổ chức đã tạo ra, sử dụng dòng tiền như thế nào trong 1 kỳ nhất định.
Cụ thể hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào - ra của các dòng tiền trong một kỳ với ba loại hoạt động như sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm quản lý chặt chẽ dòng tiền doanh nghiệp

3.3 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định một cách ngắn gọn, cụ thể nhất. Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm dựa theo nhu cầu thực tế.

  • Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ
  • Giảm do chủ sở hữu rút vốn hay từ lỗ thuần trong kỳ.

3.4 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần nguồn vốn và tài sản, liệt kê cụ thể thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày), cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

  • Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.
  • Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

4. Cách làm báo cáo kinh doanh hiệu quả

Trên thực tế, báo cáo kết quả tài chính được chia làm 3 phần cơ bản:

  • Phần 1: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính: Doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ, Giá vốn hàng bánLợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng.
  • Phần 2: Kết quả từ hoạt động tài chính thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính. Doanh thu tài chính có từ các nguồn: như lãi tiền gửi, lãi nhận từ việc đầu tư, mua bán trái phiếu, cổ phiếu,…
  • Phần 3: Kết quả từ hoạt động khác thể hiện qua hai chỉ tiêu Thu nhập khác và Chi phí khác.

Hiện tại, các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam thường làm báo cáo tài chính bằng 2 hình thức là thủ công và sử dụng phần mềm quản lý.

4.1 Làm báo cáo kinh doanh thủ công

Đối với các doanh nghiệp SME với quy mô không quá lớn, kinh doanh với số ít sản phẩm thường lựa chọn phương án lập báo cáo kinh doanh thủ công bằng mẫu có sẵn hoặc tổng hợp bằng ứng dụng phổ biến như excel, word,... Dù bằng phương pháp nào thì bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty vẫn phải đảm bảo các tiêu chí bao gồm các mục chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, năm nay và năm trước.

  • Chỉ tiêu: Bao gồm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi phí, giá vốn, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Mã số: Ký hiệu quy định trong kế toán doanh nghiệp.
  • Thuyết minh: Mục cần lưu ý và giải thích phù hợp với các chỉ tiêu trong bảng báo cáo.
  • Năm nay, năm trước: Có thể thay thế bằng các kỳ báo cáo hoạt động theo thường niên như quý, tháng.

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được kế hoạch, định mức các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí thì số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh nên được so sánh với các số dự toán hoặc định mức để đánh giá kết quả công tác quản trị doanh thu, chi phí trong kỳ.

4.2 Làm báo cáo kinh doanh bằng phần mềm quản lý

Hiện nay, với công nghệ ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, hệ thống chi nhánh rộng khắp ở mọi nơi thì việc sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh để thực hiện báo cáo là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bộ phận tài chính kế toán tiết kiệm được thời gian làm việc, hơn nữa kết quả báo cáo cũng có độ chính xác hơn so với việc thực hiện nhập tay thủ công, hạn chế sai sót về mặt số liệu.

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh

Sử dụng phần mềm quản lý làm báo cáo kinh doanh hiệu quả

Tùy vào đặc tính của từng ứng dụng phần mềm quản lý từ nhà cung cấp mà bảng phân tích báo cáo kinh doanh có giao diện thông tin các nhau. Dù vậy, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn cần lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp, đáp ứng được một số tiêu chi cơ bản sau đây:

  • Kết nối và quản lý bán hàng từ các kênh khác nhau (từ online đến đơn hàng trực tiếp).
  • Xem được tổng quan tình hình kinh doanh theo từng kênh bán như: số đơn hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số, hàng tồn kho,,... tại một nơi duy nhất.
  • Đa dạng ngôn ngữ, dễ dàng thao tác và cho phép người sử dụng tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh dữ liệu theo từng giai đoạn, thấy được sự tăng trưởng hoặc sụt giảm theo từng kênh bán để điều chỉnh phù hợp.
  • Báo cáo được tình trạng tất cả đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy,... tồn kho ở từng kênh.
  • Báo cáo chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất nhân viên,....

Nhìn chung, khi sử dụng phần mềm quản lý để thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh, các thông tin cần thiết sẽ càng được chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ các thao tác quá trình sử dụng trở nên nhuần nhuyễn và nhanh chóng hơn.

5. Lưu ý quan trọng khi làm báo cáo kinh doanh

Để một bảng báo cáo kinh doanh có tính khả thi và độ chính xác cao, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều quan trọng ngay từ khi giai đoạn bắt đầu tổng hợp thông tin:

  • Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó.
  • Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
  • Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh

Bảng báo cáo kinh doanh cần có tính khả thi và độ chính xác cao

6. Kết luận

Hoạt động phân tích và báo cáo kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là công cụ cần thiết giúp chủ doanh nghiệp có thể phát triển hay thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại, tính toán các chi phí phát sinh và bài toán lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích có thể tận dụng kiến thức, thực hiện lập báo cáo một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn thiết kế Menu quán cà phê ấn tượng, thu hút khách hàng

02/02/2023 MKT Thuy

[Thông báo] Haravan cập nhật tính năng mới, nâng cao hiệu quả xử lý đơn hàng

06/08/2021 Gia Phương

Hướng Dẫn Cập Nhật Social Image - Hình Ảnh Xem Trước Trên Mạng Xã Hội Của URL Website

14/07/2021 Học viện Haravan