Báo cáo tồn kho là gì? Cách lập báo cáo kho bài bản cho doanh nghiệp

Báo cáo tồn kho là một trong những loại báo cáo quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để theo dõi và quản lý tồn kho hiệu quả. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lập báo cáo tồn kho chính xác, hiệu quả và giúp tiết kiệm thời gian. Vậy báo cáo tồn kho là gì? Làm sao để lập báo cáo nhanh chóng và chính xác? Cùng Haravan khám phá ngay ở bài viết này nhé!

1. Báo cáo tồn kho là gì?

Báo cáo tồn kho là báo cáo quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào

Báo cáo tồn kho là báo cáo quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào

Báo cáo tồn kho là báo cáo dùng để tổng hợp và thống kê số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Báo cáo này kiểm soát định kỳ số lượng hàng hóa, vật tư tồn kho theo định kỳ. Trong báo cáo tồn kho thể hiện các thông tin như số lượng hàng hóa đang có trong kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm tiêu thụ chậm, hiệu suất bán hàng theo từng danh mục hàng hóa.

2. Mẫu báo cáo tồn kho được sử dụng để làm gì?

Báo cáo tồn kho được sử dụng để theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo chủ doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm nào đang bán chạy để có kế hoạch nhập hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và ngược lại, sản phẩm nào đang tồn đọng nhiều, tiêu thụ chậm để đưa ra chiến lược bán hàng giúp giải quyết hàng tồn kho.
Hay nói cách khác báo cáo tồn kho là một trong những loại báo cáo quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn cách làm báo cáo kho cho doanh nghiệp

Thông thường một báo cáo tồn kho cơ bản mà doanh nghiệp sử dụng sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

Hướng dẫn cách lập báo cáo tồn kho cho doanh nghiệp

Hướng dẫn cách lập báo cáo tồn kho cho doanh nghiệp

  • Tên đơn vị thực hiện báo cáo
  • Thời gian thực hiện báo cáo.
  • Tên các loại hàng hóa, nguyên vật liệu được trình bày và liệt kê theo thứ tự. Đồng thời cũng phải phân chia ra thành các loại khác nhau. (như trên hình)
  • Đơn vị tính: Mỗi loại hàng hóa sẽ có một đơn vị tính khác nhau như cái, bộ, chiếc,…
  • Tồn kho đầu năm: Số lượng hàng hoá từng loại hàng hóa, vật tư, thiết bị (SL). Sau đó sẽ được tính thành tiền ở cột (TT).
  • Nhập, xuất: Số lượng, thành tiền của mỗi loại hàng hóa được. Cách tính tương tự như tồn kho ở phía trên. Tuy nhiên, trong các ô này sẽ điền thông tin kỳ hiện tại hoặc lũy kế từ những kỳ trước.
  • Hàng tồn kho cuối kỳ: Các thông tin chi tiết về số lượng và thành tiền. (Cách tính tương tự như tồn kho đầu năm)
  • Dưới cùng có hàng ngang chính là tổng tất cả các loại phí trên.
  • Ngày tháng năm lập
  • Ký và ghi rõ họ tên của người lập phiếu, thủ kho, Kế toán trưởng, giám đốc.

Tuy nhiên trong quá trình lập báo cáo tồn kho người đảm nhiệm trách nhiệm này cần đảm bảo thực hiện chính xác, sau khi làm xong báo cáo thì cần các bên liên quan bao gồm: Người phụ trách bộ phận kế toán, người lập báo cáo và lãnh đạo đơn vị sẽ ký và ghi rõ họ tên. Riêng lãnh đạo đơn vị sẽ cần đóng dấu nhằm xác nhận toàn bộ thông tin được trình bày trong báo cáo.

4. Tổng hợp 5 mẫu báo cáo tồn kho bằng file nhanh chóng

Dưới đây Haravan sẽ chia sẻ với bạn 5 mẫu báo cáo tồn kho bằng file nhanh chóng và tiện lợi, giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa xuất nhập kho, hàng hóa sẵn có trong kho,... hiệu quả hơn. Chỉ với 2 phút, bạn có thể sở hữu trong tay những mẫu báo cáo kho hàng cập nhật mới nhất 2023:

5. Một số công thức excel dùng trong báo cáo tồn kho

Một số công thức excel dùng trong báo cáo tồn kho

Một số công thức excel dùng trong báo cáo tồn kho

Các mẫu báo cáo thường sử dụng dưới dạng file excel, do đó những kỹ năng thao tác file excel là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính chính xác, giảm thiểu những sai sót. Sau đây là một số công thức hàm excel thường được sử dụng nhiều nhất:

  • Hàm Sumif: Dùng để tính tổng số lượng nhập/xuất của một mã hàng dựa trên điều kiện.
    Ví dụ: =SUMIF(A:A, "Mã hàng", B:B) sẽ tính tổng số lượng hàng có mã "Mã hàng" trong cột A và lấy giá trị tương ứng trong cột B.
  • Hàm Vlookup: Dùng để tìm kiếm và truy xuất thông tin từ một danh sách dựa trên giá trị đã cho.

Ví dụ: =VLOOKUP("Mã hàng", A:B, 2, FALSE) sẽ tìm kiếm mã hàng trong cột A và trả về giá trị tương ứng trong cột B.

  • Hàm If: Dùng để tạo điều kiện và lựa chọn giữa hai giá trị dựa trên một điều kiện.

Ví dụ: =IF(C2>100, "Quá tồn", "Không quá tồn") sẽ kiểm tra giá trị của ô C2, nếu lớn hơn 100 thì trả về "Quá tồn", ngược lại trả về "Không quá tồn".

  • Hàm Sum: Dùng để tính tổng các giá trị trong một dãy ô.

Ví dụ: =SUM(D2:D10) sẽ tính tổng các giá trị từ ô D2 đến D10.

Các công thức này giúp bạn xử lý các phép tính phức tạp và tự động trong báo cáo tồn kho, giúp tăng tính chính xác và hiệu quả trong công việc kế toán.
Hãy áp dụng thông minh và tùy chỉnh các công thức này phù hợp với nhu cầu và cấu trúc của báo cáo tồn kho của bạn nhé.

6. Những khó khăn trong công tác quản lý, báo cáo kho truyền thống

7. Phần mềm quản lý kho hiệu quả nhất dành cho chủ shop

Phần mềm quản lý kho hàng hóa Haravan

Phần mềm quản lý kho hàng hóa Haravan

Phần mềm quản lý kho hàng hóa Haravan với những tính năng vượt trội là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn:

8. Lời kết


Haravan Website là giải pháp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp phù hợp với mọi ngành nghề, giúp quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất.
▪️ Hơn 400 giao diện website mẫu giúp bạn dễ dàng thiết kế và tùy chỉnh giao diện website theo nhu cầu.
▪️ Website thiết kế chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo chuẩn Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
▪️ Giao diện tối ưu hiển thị cho nhiều thiết bị, từ máy tính đến hỗ trợ trải nghiệm trên di động mượt mà.
▪️ Website tốc độ cao, băng thông không giới hạn, miễn phí hosting.
▪️ Cung cấp SSL miễn phí giúp bảo mật và xây dựng uy tín cho website.
▪️ Tích hợp tất cả các cổng thanh toán phổ biến, ví điện tử, Paypal, Visa/Master Card và hình thức Mua trước trả sau.
>> Bạn muốn xây dựng website bán hàng? Khám phá ngay:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: