Lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số giúp đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, đối với cổ đông hay nhà đầu tư sẽ cân nhắc vào lợi nhuận gộp để xem xét nên góp vốn tiếp tục vào doanh nghiệp. Vậy cụ thể lợi nhuận gộp là gì? Làm sao để tính được lợi nhuận gộp của doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.
1.Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số giúp đánh giá hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận gộp hay lãi gộp, tiếng Anh gọi là Gross profit. Đây là khoản doanh thu của công ty được tính sau khi khấu trừ hết các chi từ giai đoạn sản xuất đến khi bán thành công sản phẩm, dịch vụ. Lợi nhuận gộp là yếu tố thể hiện mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả của các thành phần đóng góp vào quá trình kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ. Chính vì vậy mà nó được coi như thước đo thành công trong doanh nghiệp.
Những loại chi phí thường có ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp bao gồm:
- Giá nguyên vật liệu (bao gồm phí vận chuyển);
- Chi phí sử dụng lao động;
- Chi phí khấu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ;
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí địa điểm, kho bãi, bảo quản;
- Chi phí tiếp thị sản phẩm.
1.1 Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức của lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp được tính như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Doanh thu thuần (lợi nhuận ròng): Là khoản lợi nhuận thực tế doanh nghiệp thu được từ việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
- Các khoản giảm trừ bao gồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu… và các chi phí giảm giá, chiết khấu, hàng trả lại…
-Giá vốn bán hàng: Là chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm từ khâu sản xuất đến khi bán thành công sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Giá vốn có thể bao gồm: giá nguyên vật liệu, thuê kho, lưu trữ, marketing, chi phí vận chuyển, nhân sự…
1.2 Tỷ suất lợi nhuận gộp
Bên cạnh lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận gộp hay Gross Profit Margin cũng là một chỉ số cực kỳ quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Bằng cách tính toán ra số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng hóa đã bán ra chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu, cho thấy mức lợi nhuận này có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp hay còn gọi với thuật ngữ Gross Profit Margin
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Từ việc tính toán chỉ số này, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách về giá sản phẩm cũng như chương trình bán hàng phù hợp với chi phí vốn bỏ ra để tối ưu lợi nhuận, mở rộng và phát triển thị trường. Chỉ số này cũng được các nhà đầu tư, chuyên gia kinh tế sử dụng nhằm so sánh các doanh nghiệp cùng ngành theo từng giai đoạn nhất định. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nghĩa là đang kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh theo từng giai đoạn nhất định.
2. Tại sao cần tính lợi nhuận gộp?
Lợi nhuận gộp là là một trong những chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy, lợi nhuận gộp đóng vai trò quan trọng đối với cả quá trình vận hành kinh doanh, cụ thể khi biết được chỉ số lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp:
- Kiểm soát được các chi phí trong quá trình sản xuất từ đó cắt giảm các chi phí không hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận.
- Quản lý được tỷ suất sinh lời để phân bổ nguồn vốn hợp lý và có chiến lược kinh doanh cũng như định hướng phát triển hợp lý nhất.
- Giúp người kinh doanh đánh giá chính xác hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Xem xét việc phân phối các loại chi phí để từ đó có thể kiểm soát tốt hơn lợi nhuận gộp giúp thu hút các nhà đầu tư vốn vào công ty cao hơn.
- Là một căn cứ để so sánh và đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên thị trường.
3. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận gộp được coi là thước đo thành công của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ cho biết hiệu quả sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong việc sản xuất các dịch vụ, hàng hóa. Tuy nhiên vì quá trình sản xuất và kinh doanh có rất nhiều khâu, nhiều thành phần nên không ít công ty đã mắc sai lầm trong quá trình tính toán lợi nhuận gộp, nhầm lẫn giữa lãi và lỗ.
Lợi nhuận gộp được coi là thước đo thành công của mỗi doanh nghiệp.
Đặc biệt là những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh dựa vào cảm tính và không có tính toán rõ ràng. Việc vạch ra cụ thể từng loại chi phí và vai trò của nó trong quá trình kinh doanh là vô cùng cần thiết bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác hơn tình hình hoạt động của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Từ đó kiểm soát chi phí và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Như vậy, lợi nhuận gộp giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và kinh doanh của một doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đánh giá doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào?
- Đánh giá được lĩnh vực kinh doanh đang có thật sự đi đúng hướng hay không. Các doanh nghiệp nên lấy đây làm trọng tâm để đưa ra sự định hướng phát triển doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu lĩnh vực kinh doanh đó đem lại số lãi lớn thì nên tiếp tục phát huy. Ngược lại có thể tìm ra hướng đi mới.
- Là công cụ tốt để so sánh hiệu quả của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành để biết được đơn vị nào đang có sự kinh doanh tốt hơn. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ đưa ra được sự phát triển và định hướng riêng cho mình để có thể có được lãi gộp tốt nhất.
4. Sự khác biệt giữa thu nhập ròng và lợi nhuận gộp
Lợi nhuận được chia thành 2 loại là lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Giữa hai loại lợi nhuận có những điểm giống nhau và điểm khác biệt, cụ thể là:
-Lợi nhuận gộp đề cập đến việc trừ đi các khoản chi phí biến đổi hoặc giá vốn hàng bán các sản phẩm ra khỏi doanh thu.
-Trong khi đó, thu nhập ròng là khoản nhận được sau khi trừ đi các chi phí lãi vay và thuế ra khỏi mức thu nhập của công ty.
-Thu nhập ròng còn được gọi là “dòng dưới cùng” bởi vị trí của chỉ số này thường nằm ở dòng cuối cùng của bảng báo cáo thu nhập trong doanh nghiệp. Và người ta thường sử dụng chỉ số thu nhập ròng này để thực hiện đo lường lợi nhuận của một công ty .
Thu nhập ròng là khoản nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế.
5. Lưu ý khi tính lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp
Việc tính lợi nhuận gộp cần độ chính xác cao để có thể nhìn nhận đúng về tình trạng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp không phải là chỉ số duy nhất quyết định hiệu quả doanh nghiệp. Vì vậy, khi tính lợi nhuận gộp, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nắm vững số liệu về Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán để tính toán lợi nhuận gộp chính xác.
- Đối với doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thì lợi nhuận gộp chính là một trong những chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm tới. Trong quá trình lựa chọn công ty, nhà đầu tư cũng cần lưu ý các chỉ số tài chính khác để đưa ra lựa chọn khách quan, chính xác nhất.
- Số liệu kinh doanh cần được bảo mật và chỉ nên cung cấp đối với những người có trách nhiệm và giữ chức vụ quan trọng như: Ban giám đốc, Cổ đông công ty, bộ phận tài chính kế toán,…
Việc tính toán lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp cần độ chính xác cao.
6. Kết luận
Lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp đều là những chỉ số quan trọng và cần thiết trong quá trình làm kinh doanh mà chủ doanh nghiệp và bộ phận tài chính kế toán đều phải hiểu rõ. Hi vọng những chia sẻ chi tiết trong bài viết giúp bạn định nghĩa được
lợi nhuận gộp là gì và vai trò của chúng trong quản lý hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có những kế hoạch kinh doanh và quản lý tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp của mình.
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa
sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Giải pháp Omnichannel - giải pháp
bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất
kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: