Chi phí cơ hội là gì? Những ví dụ cơ bản về chi phí cơ hội

Có bao giờ bạn phân vân và lưỡng lự trước những lựa chọn trong cuộc sống hay không? So sánh những ưu điểm và nhược điểm của từng lựa chọn là chưa đủ để bạn ra quyết định. Hiểu rõ được tầm quan trọng của chi phí cơ hội sẽ giúp cho bạn hiểu được tổng quan vấn đề bản thân đang mắc phải từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn nhất. Vậy thì bạn nên đọc ngay bài viết dưới của Haravan để biết về chi phí cơ hội nhé.

Chi phí cơ hội là gì?

chi-phi-co-hoi-la-gi

Chi phí cơ hội còn bao gồm công sức, tiền bạc và những nguồn lực khác mà đối tượng bỏ ra

Chi phí cơ hội có nghĩa là những lợi ích tiềm năng mà bạn có thể bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án này thay vì phương án khác. Chi phí cơ hội không chỉ đơn giản là tiền bạc mà bao gồm cả thời gian, công sức, tình cảm và cả những nguồn lực khác mà đối tượng bỏ ra. Với tình huống không có chi phí kế toán hay các chi phí bằng tiền rõ ràng thì không thể nói rằng chi phí cơ hội bằng không bởi vì những chi phí cơ hội không nhìn thấy được sẽ trở thành chi phí ẩn. Chi phí cơ hội được nhận biết dựa trên nguồn lực khan hiếm, trong nhiều trường hợp bạn phải đánh đổi và đưa ra sự lựa chọn.
Trong lĩnh vực kinh doanh, chi phí cơ hội của vốn được hiểu là lợi nhuận hy sinh do không sử dụng hay đầu tư vốn vào một phương án khác với phương án mà doanh nghiệp hay nhà đầu tư đã lựa chọn. Còn chi phí cơ hội của một hàng hóa chính là số lượng hàng hóa khác phải hy sinh để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó.

Những ví dụ về chi phí cơ hội dễ hiểu

  • Ví dụ chi phí cơ hội là tiền bạc như sau:
Mức lương 1 giờ làm của anh A là 40.000 đồng/giờ. Nhưng thay vì đi làm, anh A lại lựa chọn đi chơi cùng bạn bè trong vòng 2 giờ tốn 100.000 đồng. Như vậy chi phí cơ hội của anh A sẽ là 40.000 x 2 = 80.000 đồng tương ứng với 2 giờ làm việc của anh A.
  • Ví dụ chi phí cơ hội là tình cảm, thời gian và công sức như sau:
Chị B có ngày rảnh để đi chơi cùng gia đình và người thân nhưng thay vì đi chơi chị chọn đi làm tăng ca. Vậy chi phí cơ hội chị B đã bỏ lỡ là thời gian dành cho gia đình và bỏ lỡ cuộc vui cùng bạn bè.

Chi phí cơ hội và chi phí chìm có gì khác nhau

Khác với chi phí cơ hội thì chi phí chìm (Sunk Cost) ở chỗ là được đưa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Chi phí chìm rõ ràng và cố định, không dễ phát sinh thêm. Vì những vấn đề của chi phí chìm là đã chi vào quá khứ, đã xảy ra nên không được lấy làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh. Trong khi đó chi phí cơ hội không phải là khoản chi mà là lợi ích tiềm năng của một phương án không được chọn.

chi-phi-co-hoi-la-gi

Chi phí cơ hội khác gì với chi phí chìm

Cách tính chi phí cơ hội nhanh chóng

Cách tính chi phí cơ hội vô cùng đơn giản bằng công thức dưới đây:


OC = FO – CO


Trong đó :

  • OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội
  • FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất
  • CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn

chi-phi-co-hoi-la-gi

Công thức tính chi phí cơ hội đơn giản

Anh A đang sở hữu số tiền nhàn rỗi trị giá 100 triệu VNĐ. Anh có dự định đầu tư và đang cân nhắc 2 phương án như sau:

  • Lựa chọn 1: Đầu tư 100 triệu VNĐ vào cổ phiếu với lợi nhuận ước tính là 12%/năm. Tức là số tiền anh A thu về mỗi năm là 12 triệu VNĐ.
  • Lựa chọn 2: Đem gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 6,5%/năm. Phương án này giúp anh A kiếm được 6,5 triệu/năm.

Nếu Anh A lựa chọn đem tất cả 100 triệu gửi vào ngân hàng thì chi phí cơ hội được tính như sau:
OC = FO – CO = 12.000.000 – 6.500.000 = 5.500.000 VNĐ

Những ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội

Ưu điểm của chi phí cơ hội

  • Cẩn thận đưa ra phương án phù hợp nhất:

Nhận thức được rõ ý nghĩa của chi phí cơ hội sẽ giúp cho bạn cân nhắc kỹ càng hơn khi đưa ra những quyết định trong tương lai. Điều này sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được những rủi ro, sai sót không đáng có.

  • Dễ dàng so sánh những phương án khác nhau:

Để đưa ra quyết định một cách chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân hiện tại thì chắc chắn bạn phải so sánh những giá trị của từng lựa chọn. Bên cạnh so sánh những mặt lợi, mặt hại của từng phương án sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn mà còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Giúp mọi chuyện sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

chi-phi-co-hoi-la-gi

Những ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội

Nhược điểm của chi phí cơ hội

  • Tốn nhiều thời gian để tính toán

Việc cân nhắc, suy nghĩ những điều bỏ lỡ ở từng lựa chọn sẽ tốn thời gian của bạn. Đối với những việc cần xử lý nhanh chóng, gấp rút thì lựa chọn việc cân nhắc chi phí cơ hội sẽ làm bạn phải căng não để suy nghĩ.

  • Chỉ mang tính tương đối

Đa phần chi phí cơ hội đều liên quan đến những sự kiện ở tương lai, vì vậy rất khó để nói rằng mọi việc đều xảy ra như trong dự tính. Bên cạnh đó vì thiếu tính kế toán nên mọi con số, dòng tiền đều chỉ mang tính tương đối và không chính xác hoàn toàn.

Những kinh nghiệm để không bỏ lỡ cơ hội trong cuộc sống

Lường trước mọi việc sẽ xảy ra

Khi đứng trước những lựa chọn khó khăn và bạn đang lưỡng lự thì việc phải tỉnh táo, bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề là vô cùng quan trọng. Những khía cạnh mà bạn cần để tâm đến không chỉ là những lợi ích mà còn là những rủi ro mất mát.

Hiểu rõ mục tiêu của bản thân

Khi hiểu rõ được bản thân mình muốn gì, cần gì và phù hợp với điều gì thì bạn sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn. Mục tiêu sẽ là ánh đèn soi rọi giúp bạn đi đúng hương hơn, tránh được tình trạng phân vân, lưỡng lự trước những ngã rẽ của cuộc đời.

chi-phi-co-hoi-la-gi

Hiểu rõ mục tiêu của bản thân giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội thành công

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến chi phí cơ hội mà bạn cần biết. Những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn thành công hơn trong việc đưa ra quyết định, bao gồm trong công việc và cả cuộc sống hàng ngày.

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: