Điểm hòa vốn là gì? Tổng hợp công thức tính điểm hoà vốn

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần lưu ý đến điểm hòa vốn và phải nắm vững cách thức xác định được cột mốc này. Nếu bạn chưa biết công thức tính điểm hoà vốn cho cửa hàng của mình, hãy đọc bài viết ngay dưới đây của Haravan.

I. Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn (Còn được viết tắt là BEP - Break Even Point), là mốc mà chi phí sản xuất và doanh thu nhận được của doanh nghiệp bằng nhau. Tại mốc này, ta có thể hiểu đơn giản là chưa có lời nhưng cũng không lỗ.

Công thức tính điểm hoà vốn - Haravan

Điểm hòa vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp

II. Ý nghĩa của điểm hòa vốn

Điểm hoà vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh. Bởi chúng sẽ là con số giúp doanh nghiệp của bạn kiểm soát hoạt động kinh doanh, đảm bảo chi phí sản xuất sẽ không vượt quá mức doanh thu của cửa hàng.

Bên cạnh đó, khi lên kế hoạch kinh doanh, chủ shop cũng cần xác định điểm hoà vốn để dự trù được các khoản chi phí phù hợp.

III. Khoảng thời gian doanh nghiệp có thể hòa vốn

Có 2 khoảng thời gian doanh nghiệp có thể hòa vốn, đó là 2 khoảng thời gian trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính:

- Trong kinh doanh, điểm hoà vốn là số tiền cần kiếm được để bù đắp chi phí bỏ ra, chúng được xác định dựa trên doanh thu của một sản phẩm và các loại chi phí sản xuất. Những loại chi phí cần được lưu ý bao gồm chi phí cố định (nhà máy, thiết bị) và chi phí biến đổi (lương nhân viên…).

- Trong tài chính, điểm hoà vốn là thời điểm giá gốc bằng với giá thị trường và sẽ được xác định bằng tổng lợi nhuận thu về phải bằng phí đầu tư ban đầu. Vì vậy cần phải biết rõ được số tiền đã chi trả để mua chứng khoán.

IV. Ưu điểm và hạn chế của việc tính điểm hòa vốn

4.1. Ưu điểm

Tính điểm hoà vốn sẽ mang lại nhiều lợi ích của doanh nghiệp, bao gồm:

- Có thể dùng điểm hoà vốn để đánh giá lợi nhuận, chi phí của dự án.

- Có thể dùng phân tích rủi ro của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.

4.2. Hạn chế

Khi phân tích điểm hoà vốn, chúng ta cần đảm bảo được nhiều điều kiện. Xem chi tiết ở mục "VIII. Những lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn".

V. Phân loại các điểm hoà vốn

Khi xét đến điểm hoà vốn, thường sẽ có 2 phân loại cần quan tâm:

5.1. Điểm hòa vốn kinh tế

Điểm hoà vốn kinh tế: Đây là điểm hoà vốn trước lãi vay. Hiểu đơn giản, chính là điểm mà tại vị trí đó, doanh thu báng hàng sẽ bằng tổng chi phí sản xuất. Tại điểm hoà vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và lợi nhuận trước thuế của cửa hàng sẽ bằng 0.

Công thức tính điểm hoà vốn - Haravan

Điểm hòa vốn trong kinh doanh được xác định bằng doanh thu và chi phí

5.2. Điểm hòa vốn tài chính

Điểm hoà vốn tài chính: Hay còn được biết đến với tên gọi là điểm hoà vốn sau lãi vay, là điểm thể hiện mức doanh thu bán hàng bằng với tổng chi phí sản xuất (đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ hạn). Tại điểm hoà vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế của cửa hàng sẽ bằng 0.

VI. 3 tiêu chí quan trọng để xác định điểm hoà vốn

Việc xác định được điểm hòa vốn cần phải xác định giới hạn của quy mô công ty, phân loại chi phí… Chính vì thể xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì giúp đưa ra những định hướng và quyết định kinh doanh hợp lý.

Sau đây là 3 tiêu chí quan trọng để xác định điểm hòa vốn:

- Sản lượng sản phẩm hòa vốn.

- Doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn.

- Thời gian đạt điểm hòa vốn.

VII. Các công thức tính điểm hoà vốn chủ shop cần biết

7.1. Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh

Để xác định điểm hoà vốn, chúng ta sẽ dựa vào tổng chi phí cố định, giá bán sản phẩm và chi phí biến đổi dựa trên mỗi đơn vị sản phẩm. Công thức chung là:

Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định / (Giá bán sản phẩm – Chi phí biến đổi)

Trong đó:

- Tổng chi phí cố định: Là những loại phí không đổi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Chi phí biển đổi: Là những loại phí dao động theo sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, ví dụ như nhân công, nguyên vật liệu...

7.2. Cách tính điểm hòa vốn khi kinh doanh 1 sản phẩm

Trường hợp đơn giản nhất, doanh nghiệp muốn tính điểm hoà vốn cho 01 sản phẩm, chỉ cần dựa vào công thức chung ở trên:

Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định / (Giá bán 1 sản phẩm – Chi phí biến đổi 1 sản phẩm)

7.3. Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm

Trong trường hợp mua bán nhiều hàng hóa, mỗi loại sẽ có mức giá thành khác nhau. Vì vậy, để xác định được sản lượng và doanh thu hòa vốn, bạn cần tính tương đối theo chỉ tiêu bình quân. Các bước để tính doanh thu hòa vốn trong trường hợp mua bán nhiều sản phẩm như sau:

Bước 1: Tính % tỷ lệ kết cấu các mặt hàng tiêu thụ

Phần trăm của từng loại sản phẩm = (Doanh thu của từng loại sản phẩm/Tổng doanh thu của doanh nghiệp) * 100%

Bước 2: Tính % tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Phần trăm số dư đảm phí bình quân = Tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm * Tỷ lệ mặt hàng tương ứng của sản phẩm

Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn

Thu nhập hòa vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ % số dư đảm phí bình quân

Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn của sản phẩm

Doanh thu hòa vốn = Doanh thu hòa vốn * Tỷ lệ % kết cấu của từng mặt hàng

Ngoài ra, công thức tính sản lượng hoà vốn như sau:

Sản lượng hòa vốn mặt hàng = Doanh thu hòa vốn / Giá bán mặt hàng

7.4. Công thức điểm hòa vốn khi đầu tư chứng khoán

Trong chứng khoán, điểm hoà vốn sẽ là điểm mà nhà đầu tư không lãi cũng không lỗ. Công thức tính điểm hoàn vốn chứng khoán như sau:

Điểm hòa vốn = (Số tiền mua chứng khoán + tiền lãi vay phải trả)/Số cổ phiếu

VIII. Những lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn

Khi tính điểm hoà vốn, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

- Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.

- Nên xác định đúng chi phí cố định và chi phí biến đổi để tính toán chính xác được điểm hoà vốn.

- Tính điểm hòa vốn trong kinh doanh sẽ phức tạp và tốn thời gian khi những yếu tố về chi phí cố định, chi phí biến đổi chưa rõ ràng. Nếu trong trường hợp phải phân tích số liệu qua nhiều giai đoạn, thì bạn cần vẽ đồ thị để quan sát rõ hơn.

- Đa số những doanh nghiệp hiện nay đều kinh doanh nhiều sản phẩm nên công thức tính điểm hòa vốn sẽ phức tạp và nhiều bước hơn.

- Giá trị biến đổi của tiền tệ sẽ khác nhau ở những thời điểm, đặc biệt là khi thị trường có nhiều biến động như giảm phát, lạm phát. Khi vào giai đoạn này, những số liệu có nhiều sai số, dẫn đến kết quả chỉ mang tính tương đối.

Công thức tính điểm hoà vốn - Haravan

Trong trường hợp phức tạp thì cần xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị

IX. Gợi ý giải pháp bán hàng đa kênh dành cho chủ doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng, Haravan Omnichannel - Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh đã được cho ra đời. Với Haravan, quý doanh nghiệp sẽ dễ dàng tối ưu hiệu suất bán hàng trên đa dạng kênh bán như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, đến cả những chuỗi cửa hàng vật lý.
Đăng ký dùng thử Haravan Omnichannel ngay hôm nay bằng cách nhấn vào nút bên dưới:

Xác định điểm hòa vốn

Xem thêm:

Phần mềm quản lý bán hàng nào uy tín, hiệu quả?

Những sai lầm khi bán hàng đa kênh

Các cách tính phần trăm giảm giá người kinh doanh cần biết

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Tổng hợp 5 ý tưởng chương trình khuyến mãi Tết 2024 hiệu quả

04/01/2024 MKT Nguyệt

Làm giàu với 8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch mới nhất 2024

16/08/2023 MKT Ha

Thành công với 6 bước lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang 2024

16/08/2023 MKT Ha