Trong cuộc sống, dù làm bất kỳ việc gì thì chúng ta cũng cần đến tiền: tiền đi học, tiền mua xe máy, tiền xây nhà,... Hoặc khi cần đầu tư để sinh lời thì chúng ta phải chuẩn bị một khoản tiền nhất định, gọi là vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người do chưa biết vai trò của vốn kinh doanh là gì nên gặp vô số khó khăn trong nỗ lực quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1. Định nghĩa vốn kinh doanh là gì?
Doanh nghiệp muốn thành lập và duy trì hoạt động thì nhất định phải chuẩn bị vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong lĩnh vực kinh doanh. Những người “ngoại đạo” không dễ để đưa ra một định nghĩa chi tiết về thuật ngữ này.
Hiện có rất nhiều cách định nghĩa về vốn kinh doanh nhưng tựu chung đều là lượng tiền đầu tư để phục vụ hoạt động kinh doanh và sản xuất trong doanh nghiệp. Trong suốt quá trình thành lập, phát triển và duy trì hoạt động, tất cả doanh nghiệp đều cần dùng đến loại vốn này.
2. Liệt kê những đặc điểm nổi bật của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có những đặc điểm nhất định giúp bạn dễ dàng phân biệt với những loại vốn khác trong kinh doanh, đó là:
- Có thể là biểu hiện của tài sản hữu hình (tiền mặt) hoặc tài sản vô hình như bằng phát minh/sáng chế, hệ thống máy móc, thương hiệu,...
- Là điều kiện tiên quyết và tất yếu trước khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đóng vai trò là nguồn lực đầu tư ban đầu để thúc đẩy quá trình sản xuất và tạo ra của cải vật chất mới. Từ đó, vốn mới mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Luôn gắn liền với chủ sở hữu trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi đồng vốn phải “đính kèm” với một chủ sở hữu nhất định.
- Vốn kinh doanh phải hoạt động theo một chu kỳ nhất định, khi chu kỳ kết thúc cũng là lúc vốn được thu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau.
- Vốn kinh doanh nếu không được thu về khi kết thúc chu kỳ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bị thua lỗ và đứng bên bờ vực phá sản.
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn cũng được biết đến như là loại hàng hóa đặc biệt, người có nhiều vốn có thể cho người thiếu vốn vay.
Vốn kinh doanh có những đặc điểm riêng để dễ dàng phân biệt với những loại vốn khác
3. Tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp
Với những thông tin trên đây, bạn đã nắm rõ vốn kinh doanh là gì và những đặc điểm cơ bản của vốn kinh doanh rồi phải không? Vậy bạn có đang tò mò về vai trò của loại vốn này trong doanh nghiệp? Sau đây sẽ là câu trả lời ngắn gọn và chi tiết nhất dành cho bạn!
- Giữ vai trò tiên quyết trong việc thành lập và duy trì hoạt động của tất cả doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phải đối mặt với tình cảnh bị thiếu vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiếp diễn.
- Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
- Là căn cứ xác đáng để dễ dàng phân loại quy mô của doanh nghiệp: lớn, vừa và nhỏ.
- Tạo tiền đề vững chắc để ban lãnh đạo của doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả: cải tiến máy móc và thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường,...
- Vốn kinh doanh còn là công cụ dùng để phản ảnh và đánh giá quá trình vận động của tài sản trong doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong tương lai
3. Vốn kinh doanh gồm có mấy loại và được phân loại theo tiêu chí nào?
Nhiều người lầm tưởng rằng vốn kinh doanh chỉ có một loại duy nhất nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Vốn kinh doanh được phân thành nhiều loại dựa theo tiêu chí nhất định và mỗi loại sẽ gồm những thành phần riêng biệt.
3.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp dựa theo nguồn gốc hình thành
Tiêu chí đầu tiên để phân loại vốn kinh doanh chính là nguồn gốc hình thành của vốn. Theo đó, vốn kinh doanh sẽ có:
Vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn được sinh ra từ vốn của chủ sở hữu, vốn góp của các nhà đầu tư và vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn góp: Được hình thành nguồn vốn góp của các chủ sở hữu ngay thời điểm thành lập doanh nghiệp.
Vốn vay: Doanh nghiệp tiến hành vay vốn ngắn hạn/dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận không chia: Khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ kinh doanh và mang đi tái đầu tư thay vì chia sẽ cũng là một lại vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu: Với mục đích huy động thêm vốn để mở rộng kinh doanh thì doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến phương án này.
Vốn kinh doanh bao gồm nhiều loại được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau
3.2 Vốn doanh nghiệp chia theo đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn
Đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn cũng là tiêu chí được dùng để phân chia vốn kinh doanh. Nếu dựa vào tiêu chí này thì nguồn vốn sẽ gồm 2 loại:
Vốn cố định: Loại vốn này được hình thành với mục đích chi trả chi phí mua những tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Quy mô của nguồn vốn cố định tỷ lệ thuận với quy mô của những loại tài sản cố định.
Vốn lưu động: Khác với nguồn vốn cố định, vốn lưu động sẽ được doanh nghiệp dùng trong việc vận hành những tài sản lưu động để duy trì khả năng hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động có thể kể đến như tiền mặt, những khoản tiền phải thu, những loại tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho của doanh nghiệp,...
3.3 Vốn doanh nghiệp dựa trên quan hệ sở hữu
Quan hệ sở hữu vốn là 1 trong 4 tiêu chí phổ biến được sử dụng để xếp nguồn vốn kinh doanh vào những nhóm khác nhau. Có 2 loại quan hệ sở hữu tương ứng với 2 loại vốn dưới đây:
Vốn sở hữu: Nguồn vốn này được tạo nên từ chủ sở hữu doanh nghiệp (có thể là một người hoặc nhiều người). Vốn sở hữu phải có ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và sẽ được bổ sung trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Vốn từ nguồn nợ: Đây là loại vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như những khoản tín dụng chưa thanh toán, tài sản đang chờ xử lý,...
Quan hệ sở hữu vốn là một trong những tiêu chí được dùng để phân loại vốn kinh doanh
3.4 Vốn kinh doanh tùy theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn kinh doanh còn được chia thành 2 loại sau:
Vốn thường xuyên: Loại vốn này sẽ được doanh nghiệp sử dụng dài hạn và tối thiểu là một năm.
Vốn tạm thời: Chỉ được dùng trong một thời gian ngắn để chi trả những khoản vô tình bị phát sinh trong sản xuất kinh doanh hay phục vụ hoạt động mang tính chất tạm thời.
4. Chủ thể kinh doanh có thể huy động vốn khởi nghiệp bằng cách nào?
Tiền bạc hay vốn kinh doanh được ví như huyết mạch của mỗi doanh nghiệp. Để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể sử dụng nguồn vốn từ một hoặc nhiều chủ sở hữu. Nhưng trong một số trường hợp không có vốn hoặc ít vốn thì bạn hãy thử huy động vốn bằng cách:
- Bán tài sản có giá trị mà bạn đang sở hữu.
- Kêu gọi vốn đầu tư từ gia đình và bạn bè.
- Kêu gọi sự tham gia của những nhà đầu tư thiên thần.
- Vay vốn đầu tư của ngân hàng.
- Mở thẻ tín dụng để dễ dàng được cấp vốn khởi nghiệp.
- Bán trước sản phẩm/dịch vụ để có chi phí chi trả những khoản khác.
- Thương lượng với nhà cung cấp để được họ chấp thuận việc bạn sẽ trả tiền khi nhận được tiền từ khách hàng.
- Tham gia những chương trình hoặc cuộc thi có liên quan đến đầu tư và cố gắng để giành được giải thưởng.
- …
Chủ thể kinh doanh có thể huy động vốn theo nhiều cách khi khởi nghiệp hoặc cần mở rộng quy mô
5. Top 2 phương pháp quản lý vốn kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp
Quản lý vốn là quá trình doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết để xây dựng cũng như sử dụng nguồn vốn. Vốn được quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ luôn có đủ tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là 2 phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý vốn kinh doanh hiệu quả, bạn xem ngay nhé!
5.1 Phương pháp quản lý nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chủ động trong việc quản lý vốn lưu động sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô. Sau đây là top 3 phương pháp để quản trị vốn lưu động đơn giản và hiệu quả:
Đối với tiền mặt: Doanh nghiệp cần xác định số dư tiền mặt đáp ứng đủ nhu cầu cho phí hằng ngày để có kế hoạch tối thiểu hóa lượng tiền mặt đang nắm giữ vì tiền mặt là loại tài sản không sinh lời.
Đối với tài chính ngắn hạn: Doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp để tiến hành thu hồi những khoản nợ và hóa đơn đến kỳ thanh toán từ khách hàng của doanh nghiệp.
Đối với việc quản lý hàng tồn kho: Doanh nghiệp luôn phải có kế hoạch dự trữ những nguyên vật liệu quan trọng phục vụ cho việc sản xuất để bảo đảm sản xuất không bị gián đoạn.
Quản lý tốt vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh
5.2 Phương pháp quản lý nguồn vốn cố định
Đặc điểm của nguồn vốn cố định là tham gia vào nhiều chu trình sản xuất và được luân chuyển thành từng phần vào giá trị của sản phẩm. Nếu muốn quản lý tốt nguồn vốn này thì doanh nghiệp nên:
- Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp, ưu tiên sử dụng nguồn vốn dài hạn.
- Đánh giá và lựa chọn những dự án đầu tư có tiềm năng để có căn cứ xác định nguồn vốn cố định cần chuẩn bị.
- Dự báo quy mô của những nguồn vốn có thể tài trợ cho doanh nghiệp nhằm chủ động lên phương án tìm nguồn tài trợ khác.
- Chuyển một phần giá trị hao mòn của những tài sản hữu hình vào giá cả của sản phẩm. Lợi nhuận thu về từ việc bán sản phẩm sẽ được lấy ra một phần để bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống máy móc.
6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên tiêu chí nào?
Huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của những bên có liên quan. Với mỗi loại vốn, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả dựa trên một số tiêu chí khác nhau.
Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh để có phương án sử dụng vốn hợp lý
6.1 Tiêu chí đánh giá đối với nguồn vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng của nguồn vốn lưu động sẽ được đo lường thông qua:
- Tốc độ luân chuyển hay vòng quay của nguồn vốn: vốn quay được mấy vòng trong 1 chu kỳ?
- Kỳ luân chuyển của nguồn vốn: kỳ luân chuyển sẽ được tính bởi trung bình cộng thời gian của mỗi vòng quay vốn. Kỳ luân chuyển nguồn vốn sẽ càng nhỏ khi tốc độ luân chuyển vốn càng lớn.
- Vòng quay của hàng tồn trong kho.
6.2 Tiêu chí đánh giá đối với nguồn vốn cố định
Đối với nguồn vốn cố định, doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn với 3 tiêu chí dưới đây:
- Hiệu suất sử dụng vốn: 1 đồng vốn có thể đem lại bao nhiêu doanh thu, doanh thu và hiệu suất sử dụng vốn luôn tỷ lệ thuận với nhau.
- Hàm lượng của nguồn vốn cố định: hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hàm lượng của nguồn vốn càng thấp.
- Tỷ suất đầu tư của nguồn vốn.
7. Giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khả năng cung ứng tích lũy, đối mới cách sử dụng vốn là một trong số đó. Vốn càng được sử dụng hiệu quả thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp không có bất kỳ lý do nào để thiếu nỗ lực trong cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh.
Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một việc làm vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Với vai trò là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý vốn kinh doanh, bạn hãy tham khảo ngay một số giải pháp sau đây:
- Xác định lượng vốn tối thiểu phục vụ cho kinh doanh ngay từ khi triển khai bước lập kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn tùy theo từng giai đoạn: giai đoạn mới thành lập, giai đoạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh,...
- Nâng cao năng lực của người quản lý vốn doanh nghiệp tránh để xảy ra tình trạng doanh nghiệp bị thiếu vốn.
- Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Huy động nguồn vốn theo nhiều cách khác nhau như bài viết vừa chia sẻ ở trên để đáp ứng vốn đầy đủ.
- Kiểm tra mức nhập và xuất nguyên liệu để có kế hoạch dự trữ vốn, phải tránh nhập quá nhiều gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc nhập quá ít khiến sản xuất bị đình trệ.
- Giữ sợi dây liên kết chặt chẽ giữa mọi bộ phận trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận Marketing để bám sát thị trường và khách hàng.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm, hoạt động bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng để giảm lượng hàng bị tồn kho.
Doanh nghiệp có rất nhiều cách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giúp sinh nhiều lợi nhuận
8. Kết luận
Mong rằng với những thông tin bài viết vừa cung cấp, bạn đã hiểu vốn kinh doanh là gì và vốn kinh doanh có đặc điểm, vai trò ra sao. Nếu bạn đang ấp ủ dự định bước chân vào thương trường thì hãy dành nhiều thời gian để nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh nhé! Chúc bạn sớm gặt hái được thành quả trong hành trình đầu tư để sinh lời.
--------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: