Để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thì có một cách vô cùng hiệu quả đó chính là mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, để gia tăng quy mô hoạt động thành công và hiệu quả thì bạn nên chú ý đến thời điểm mở rộng. Đọc ngay bài viết này của Haravan để có thêm kiến thức bổ ích nhé.
1. Khi nào doanh nghiệp cần mở rộng quy mô kinh doanh?
Cần phải xác định rõ được thời điểm mở rộng quy mô kinh doanh
Để mở rộng kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn trước hết phải tập trung vào công việc hiện tại. Bởi vì nếu như nóng lòng muốn mở rộng và gia tăng quy mô thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn ví dụ như khó kiểm soát, không đủ nguồn cung…Sau đây là 4 cách nhận biết rằng doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để mở rộng:
1.1 Có lượng khách hàng tiềm năng lớn
Nếu như công ty của bạn đang nhắm đến một tệp khách hàng đủ lớn và có nhiều tiềm năng để khai thác thì đây chính là lúc bạn có thể mở rộng kinh doanh. Sản phẩm của công ty bạn được nhiều người ưa chuộng và có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp
1.2 Có nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng
Trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh thì chất lượng lẫn số lượng nhân viên cũng phải được cải thiện. Đội ngũ nhân sự của công ty bạn không cần quá nhiều nhưng cần có những người có chuyên môn cao, sẵn sàng học hỏi những công nghệ mới trên thị trường. Bên cạnh đó khi nguồn lực đủ mạnh sẽ giúp cho quá trình gia tăng quy mô sản xuất một cách nhanh chóng và dễ dàng.
1.3 Có sự tư vấn từ những chuyên gia
Không ai nắm rõ được tình hình trên thị trường và những vấn đề về pháp lý hơn những chuyên gia. Công ty của bạn cần phải tham vấn những người có kiến thức sâu rộng như luật sư, kiểm toán, chuyên gia kinh tế…để được nhận những lời khuyên chất lượng và giúp cho những hoạch định trong tương lai được chính xác hơn.
1.4 Giải quyết những vấn đề còn tồn đọng
Nếu như bạn mở rộng quy mô kinh doanh khi công việc hiện tại đang còn có những rắc rối chưa được giải quyết sẽ cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ như công ty bạn đang có vấn đề về nguồn vốn thì khi mở rộng kinh doanh thì sẽ trở thành vấn đề cực kỳ lớn. Chính vì vậy khi mở rộng kinh doanh thì bạn phải giải quyết hết được những vấn đề đang gặp.
2. Những lợi ích của việc mở rộng quy mô kinh doanh
Khi mở rộng kinh doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích như sau:
Quảng bá doanh nghiệp: Khi mở rộng quy mô kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Nhiều người biết đến hơn không chỉ giúp bạn có được danh tiếng mà còn giúp cho doanh nghiệp trở nên có uy tín và lớn mạnh hơn trong thị trường.
Bán được nhiều hàng hóa hơn: Mở rộng quy mô kinh doanh đồng nghĩa với việc nhiều sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra hơn. Những khách hàng sẽ tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn sẽ giúp cho nhiều hàng hóa được tiêu thụ và đây là điều mà doanh nghiệp mong muốn.
Gia tăng doanh thu cho công ty một cách nhanh chóng
3. Kinh nghiệm để mở rộng quy mô kinh doanh thành công
3.1 Mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở thêm chi nhánh
Thiết lập và mở cửa thêm chi nhánh cho công ty của bạn tại nhiều vị trí hoặc địa điểm khác nhau sẽ tiếp cận nhiều người hơn. Trước khi thực hiện mở cửa thêm chi nhánh thì cần nghiên cứu kỹ các yếu tố như địa lý, dân cư, chi tiêu và mức sống của vùng đó…Những sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng và tăng khả năng thành công.
>>> Bài viết cùng chủ đề: Những câu hỏi cần phải nhớ khi mở thêm chi nhánh kinh doanh
3.2 Phát triển bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau
Trong thời buổi phát triển hiện đại như ngày nay những doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa kênh bán hàng của mình để mở rộng kinh doanh. Những nền tảng mới mà bạn nên chuyển đổi như Facebook, Zalo, Instagram…Những kênh này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng và đặc biệt là những bạn trẻ. Bên cạnh đó việc kinh doanh online sẽ giúp bạn có thêm dữ liệu khách hàng và phát triển cơ sở khách hàng một cách tổng quan nhất.
Kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau để tiếp cận khách hàng mới
3.3 Đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ
Mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách thức đa dạng sản phẩm, dịch vụ hiện có sẽ giúp khách hàng của bạn có thêm nhiều sự lựa chọn. Bạn nên cập nhật những xu hướng mới nhất, những sản phẩm đang hot để phục vụ khách hàng. Đây là cách lắng nghe khách hàng và nhìn nhận, cải thiện sản phẩm để giúp cho việc kinh doanh của công ty phát triển hơn.
3.4 Mở rộng thị trường khác
Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh bằng những cách trên thì một cách táo bạo hơn bằng cách xâm nhập vào thị trường khác. Có thể tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm những ý tưởng mới. Bước đầu thì bạn nên xâm nhập vào những thị trường có khả năng kiếm lời và mang về được doanh thu ổn định.
4. Quy trình mở rộng kinh doanh hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể
Trước khi tiến hành mở rộng kinh doanh thì bạn cần nên tìm ra được chính xác mục tiêu cần đạt được. Từ đó định hình được những việc cần làm và cách thức triển khai hoạt động của mình để đạt được mục tiêu. Để xác định được mục tiêu thì bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau:
- Doanh số mong muốn của bạn khi mở rộng kinh doanh là bao nhiêu?
- Cách thức mở rộng kinh doanh nào thì phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp
- Những vấn đề hiện tại của doanh nghiệp có được giải quyết hay chưa?
Xác định được mục tiêu trong kinh doanh để mở rộng và phát triển bền vững
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp cần phải xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình để tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh. Nhóm khách hàng mục tiêu cần phải đáp ứng được 2 tiêu chí bao gồm có nhu cầu mua và đủ khả năng chi trả. Bên cạnh đó bạn cần làm thêm bước thu thập và tổng hợp dữ liệu của khách hàng những thông tin như: nơi sống, mức chi tiêu, hành vi mua…để từ đó có những hoạt động Marketing phù hợp.
Bước 3: Xác định quy mô thị trường
Việc xác định quy mô thị trường là cần thiết để mở rộng quy mô kinh doanh và giúp xác định chính xác cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp. Bạn có thể xác định và mở rộng kinh doanh và quy mô thị trường bằng các cách sau:
Top-Down: Ước tính nhu cầu tiềm năng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu ngành của các chuyên gia đáng tin cậy.
Bottom-Up: Lấy doanh số bán hàng hiện tại của doanh nghiệp để thực thi cho toàn bộ cơ sở khách hàng của ngành hoặc thị trường.
Giá trị-Lý thuyết: Ước tính giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng đồng thời xác định khả năng nắm bắt hiệu quả giá trị thông qua định giá sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 4: Lập bảng SWOT của doanh nghiệp
Mô hình SWOT thể hiện sự hiểu biết vững chắc tất cả những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chính để doanh nghiệp có thể phát triển kế hoạch mở rộng kinh doanh thành công.Sau khi hoàn thành phân tích và đánh giá những khía cạnh bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp thì người quản trị sẽ biết được đâu là khu vực cần chú trọng để kế hoạch tạo dựng điểm bán được thực hiện hiệu quả.
Mô hình SWOT giúp cho doanh nghiệp phân tích thông tin
Bước 5: Theo dõi và phân tích chiến lược
Khi mở rộng kinh doanh thì bạn cần đảm bảo khu vực kinh doanh của mình đạt được hiệu quả bằng cách theo dõi, phân tích và tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh một cách liên tục. Trong khi thực hiện theo dõi và phân tích chiến lược, bạn cần xem xét cẩn thận các yếu tố sau:
- Khi triển khai chiến lược, doanh số bán hàng tăng hay giảm?
- Doanh số bán hàng có sự tăng hoặc giảm trong một khu vực cụ thể nào không?
- Địa điểm nào đạt được hiệu quả như chiến lược và địa điểm nào cần có phương pháp cải thiện?
Đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động một cách liên tục
5. Những điều cần lưu ý khi mở rộng quy mô kinh doanh
Tăng trưởng kinh doanh có khác với mở rộng kinh doanh hay không?
Tăng trưởng kinh doanh không giống với mở rộng quy mô kinh doanh gồm nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên đó là tăng trưởng kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận hoặc không nhưng khi mở rộng kinh doanh chắc chắn là để tăng lợi nhuận. Kế đến đó là tăng trưởng kinh doanh thể hiện được công ty đang lớn mạnh và phát triển nhưng mở rộng quy mô thì chưa chắc. Tuy nhiên điều giống nhau ở cả 2 vấn đề này đó chính là đều cần nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng nhân sự…
6. Kết luận
Vậy thì việc
mở rộng kinh doanh sẽ vô cùng đơn giản và khả năng thành công sẽ được tăng cao nếu như bạn nắm rõ những thông tin trên. Chúc bạn kinh doanh hiệu quả và đạt được nhiều thành tích.
--------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa
sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: