Đối với các doanh nghiệp, SWOT được sử dụng như một công cụ hoạt định chiến lược kinh doanh & marketing. Dựa vào các phân tích từ mô hình SWOT, doanh nghiệp có thể “bắt mạch” được tình trạng công ty, cũng như nhìn rõ được cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể SWOT là gì và cách ứng dụng mô hình vào thực tế doanh nghiệp.
1. SWOT là gì?
Mô hình SWOT được ứng dụng phổ biến trong chiến lược kinh doanh & marketing
Mô hình SWOT hay còn gọi là ma trận SWOT là một trong những mô hình phân tích kinh doanh được sử dụng rất phổ biến, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp định hướng đúng đắng trong chiến lược phát triển sản phẩm hay cải tiến chất lượng công ty.
SWOT là một thuật ngữ viết tắt được tạo nên từ 4 từ: Strengths (Điểm mạnh) – Weaknesses (Điểm yếu) – Opportunities (Cơ hội) – Threats (Rủi ro). Có thể hiểu công cụ SWOT tập trung vào việc phân tích thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, kết hợp với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài để đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp lựa chọn.
1.1 Ưu điểm của phương pháp SWOT doanh nghiệp
- Không tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích miễn phí dành cho mọi trường hợp, như tình hình kinh doanh, chiến lược marketing hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.
- Dễ hiểu và dễ sử dụng: quy trình hệ thống thực hiện đơn giản chỉ xoay quanh 4 yếu tố của SWOT. Bạn có thể tự chủ động hoàn thành hoặc cùng làm với đội nhóm của mình.
- Kết quả khách quan: Bảng SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để doanh nghiệp rút ra được kết quả chính xác giúp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.
- Cung cấp ý tưởng mới: từ 4 yếu tố chính của mô hình SWOT, bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn về chính bên trong doanh nghiệp và thị trường bên ngoài. Từ đó tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp.
Mô hình SWOT mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
1.2 Nhược điểm của phương pháp SWOT doanh nghiệp
- Kết quả chưa chuyên sâu: Chính vì việc phân tích SWOT khá đơn giản, nên kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Kết quả không đưa ra phản biện, chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án, điều đó không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu.
- Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ, vì kỹ thuật SWOT chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích bức tranh toàn cảnh.
- Phân tích chủ quan: Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá được ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh.
2. Các yếu tố bắt buộc của mô hình SWOT
SWOT là một trong những mô hình phân tích kinh doanh rất phổ biến và nổi tiếng trong giới doanh nghiệp, được áp dụng cho mọi doanh nghiệp nào muốn phát triển tình hình kinh doanh xác định chiến lược đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc với 4 yếu tố bắt buộc: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats.
Trong đó, Strengths và Weakness là hai yếu tố để đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp, được xem hình thức mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Những yếu tố này thường có liên quan tới hoạt động trong công ty như: nhân sự công ty, tài sản, tài chính, sản phẩm của doanh nghiệp,…
Opportunities và Threats là hai yếu tố chỉ sự tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố mang tính khách quan như: thị trường, sản phẩm và năng lực của đối thủ cạnh tranh, khách hàng,... Thường thì những yếu tố này doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được.
2.1 Strengths - Điểm mạnh
Điểm mạnh bao gồm những điều giúp doanh nghiệp phát triển vượt trội, những điểm khác biệt giúp công ty cạnh tranh với các tổ chức khác trên thị trường như: thương hiệu mạnh, tài chính mạnh, tệp khách hàng lớn, công nghệ hiện đại,…
Điểm mạnh bao gồm những điều giúp doanh nghiệp phát triển vượt trội
2.2 Weaknesses - Điểm yếu
Điểm yếu ngăn một tổ chức hoạt động ở mức tối ưu. Đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần cải thiện để duy trì tính cạnh tranh: sản phẩm chưa có tính đột phá, thương hiệu yếu, chuỗi cung ứng không đầy đủ, thiếu vốn, nhân sự năng lực chuyên môn chưa cao,…
Điểm yếu là những điều doanh nghiệp cần khắc phục hoặc loại bỏ
2.3 Opportunities - Cơ hội
Cơ hội đề cập đến các yếu tố bên ngoài thuận lợi có thể mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, đối với ngành du lịch, chính phủ đang tạo điều kiện và đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói, tăng cường mở cửa đón tiếp du khách quốc tế, gia tăng các chuyến bay thẳng từ các quốc gia khác đến Việt Nam,…
Cơ hội là các yếu tố bên ngoài thuận lợi có thể mang lại cho doanh nghiệp
2.4 Threats - Thách thức
Yếu tố thách thức bao gồm các vấn đề, các mối đe dọa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ, các yếu tố khách quan như chi phí nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng, nguồn cung lao động thắt chặt,…
Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải hiểu rõ được chính nội bộ bên trong, quan sát được cơ hội và thách thức ở cả hiện tại và tương lai. Bằng cách thực hiện phân tích SWOT, bạn có thể giúp doanh nghiệp xây dựng cầu nối giữa những gì công ty đã đạt được cho đến nay và các giải pháp thay thế chiến lược sẽ được tạo ra.
Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp thấu hiểu được các vấn đề cần giải quyết
3. Tại sao SWOT quan trọng trong kinh doanh & marketing?
Phân tích mô hình SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp – Phân tích SWOT – Xác định mục tiêu chiến lược – Hình thành các mục tiêu – Kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.
Cốt lõi của SWOT vẫn là việc phân tích lợi thế và hạn chế của chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp nên SWOT là công cụ hoạch định chiến lược có xu hướng tập trung vào nội lực doanh nghiệp. Bảng SWOT hoàn chỉnh có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất mà bạn có, tự nhận biết những yếu điểm bạn cần khắc phục, biết nắm lấy cơ hội từ bên ngoài và phòng ngừa những thách thức có thể xảy đến.
Mặc khác, mô hình SWOT còn có thể ứng dụng cho chính từng nhân sự làm việc tại doanh nghiệp thông qua các vấn đề như:
-Phân tích SWOT bản thân giúp định hướng nghề nghiệp thông qua việc liệt kê chi tiết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Cải thiện được điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân, từ đó định vị được thương hiệu cá nhân đối với công ty cũng như cộng đồng, gia tăng cơ hội phát triển sự nghiệp.
- Giúp bạn thấu hiểu được bản thân thật sự cần điều gì, có thể làm tốt những gì, dễ dàng vượt qua thử thách một cách dễ dàng.
Chính vì vậy mà SWOT là mô hình cơ bản được các chuyên gia đánh giá là không thể thiếu trong định hướng phát triển kinh doanh của mọi doanh nghiệp, và cho cả đội ngũ nhân sự của công ty.
4. Khi nào thì cần sử dụng mô hình SWOT?
Để ứng dụng ma trận SWOT một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích và thời điểm triển khai rõ ràng. Dưới đây là 2 trường hợp mà doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích SWOT:
4.1 Dựa vào nhu cầu
- Bộ phận marketing cần sử dụng SWOT để lập kế hoạch chiến lược, brainstorm ý tưởng, kế hoạch ra mắt sản phẩm mới,…
- Ban lãnh đạo đưa ra quyết định phát triển kinh doanh hoặc phát triển thế mạnh
- Nhân sự cần giải quyết các vấn đề quản trị và vận hành như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính,...
Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích và thời điểm triển khai rõ ràng.
4.2 Dựa vào thời gian
- Thời điểm đầu năm: doanh nghiệp cần nhìn lại hoạt động năm qua và định hướng chiến lược cho năm mới, phân tích lúc này giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho năm tiếp theo.
- Thực hiện thường niên: mọi thứ không ngừng thay đổi nên doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại chiến lược SWOT ít nhất là mỗi năm một lần.
- Sự thay đổi, chuyển biến trong doanh nghiệp: có thể là sự thay đổi về cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi bộ máy nhân sự,…
- Ra mắt sản phẩm kinh doanh: trước khi triển khai kế hoạch, bạn cần tiến hành lập bảng phân tích SWOT để kiểm soát tính khả thi và đảm bảo hiệu ứng tốt nhất với sự đón nhận của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp.
5. Cách ứng dụng SWOT vào kinh doanh thực tế
Sau khi đã hiểu rõ từng yếu tố của mô hình SWOT, bạn có thể bắt tay vào áp dụng ngay để giải quyết các vấn công việc của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên của bảng phân tích SWOT. Ở mỗi thành tố, bạn có thể hoàn thiện tốt hơn và chính xác hơn bằng cách đặt những câu hỏi, đặc ra vấn đề đang thắc mắc.
Ứng dụng SWOT vào triển khai kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
Strength – Thế mạnh: Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên bằng cách xoay quanh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
- Tại sao khách hàng lại chọn bạn và sản phẩm của bạn?
- Nhân sự của bạn có gì vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác?
- Sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn và doanh nghiệp khác là gì?
- Sức hút của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những thành tích nổi bật mà doanh nghiệp bạn nhận được là gì?
Weakness – Điểm yếu: Tìm ra những vấn đề mà doanh nghiệp mang đang còn yếu kém, cần khắc phục hoặc không phải là điểm tự tin của doanh nghiệp.
- Khách hàng không hài lòng về điều gì ở doanh nghiệp bạn?
- Những thứ mà đối thủ có còn doanh nghiệp thì không?
- Lý do tại sao khách hàng không quay lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn?
- Khó khăn lớn nhất khi triển khai kinh doanh là gì?
Đặt câu hỏi để doanh nghiệp tìm ra vấn đề giải quyết nhanh chóng
Opportunity – Cơ hội: Bộ phận nghiên cứu và marketing sẽ cần phân tích rõ yếu tố này để nhìn thấy các lợi thế và cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường.
-Đổi mới trong chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực của bạn;
- Xu hướng mới của khách hàng đối với sản phẩm.
Threat – Rủi ro: Đây là yếu tố cuối cùng và không kém phần quan trọng trong mô hình SWOT. Những rủi ro bất ngờ có thể gây ra những sóng gió lớn cho doanh nghiệp vì vậy nếu có phương án dự phòng trước tất nhiên thiệt hại sẽ giảm đáng kể. Rủi ro có thể bao gồm những yếu tố như:
-Chiến lược cạnh tranh của đối thủ;
-Sự thay đổi, biến động của thị trường không ủng hộ lĩnh vực kinh doanh của bạn;
-Ngân hàng siết chặt nguồn vốn cho vay doanh nghiệp,...
6. Lời kết
Hi vọng với những thông tin chi tiết trong bài viết của Haravan, bạn đã hiểu chính xác mô hình SWOT là gì. Từ đó, bạn có hướng phân tích và ứng dụng SWOT một cách hiệu quả vào trong kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm bài viết liên quan: