Phân tích dữ liệu TMĐT - Phần 2: Các yếu tố nên biết trước khi mở rộng kinh doanh TMĐT

Xem lại:

Phần 1: Tại sao cần phân tích dữ liệu thương mại điện tử

Ở phần trước, chúng tôi đã nói về cách dùng Analytics để phân tích sản phẩm và tìm thị trường phù hợp.

Như vậy vẫn chưa đủ, bạn vẫn cần phát triển tệp khách hàng của mình một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sao cho doanh thu luôn lớn hơn so với chi phí - yếu tố cho biết bạn làm ăn có lời.

Đối với 1 doanh nghiệp sản xuất, phải luôn giữ được chi phí sản xuất thấp, có nghĩa là quản lí tốt nguồn tài nguyên (nguyên liệu và máy móc), như vậy mới đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao.

Trong khi với 1 shop bán hàng online thì khác, các chi phí chủ yếu phục vụ cho việc biến khách truy cập thành khách mua hàng. Nghĩa là chi phí đổ phần lớn vào marketing, sales và hỗ trợ khách hàng. Khiến khách hàng mua hàng - rồi mua lại, mua nữa, mua hoài nghĩa là bạn đang sử dụng chi phí 1 cách rất hiệu quả.

Trong giai đoạn này, điều cơ bản là hãy chắc chắn rằng website của bạn không cản trở khách truy cập mua hàng. Hãy thiết kế website tinh gọn, dễ dàng điều hướng, các trang được tải 1 cách nhanh chóng và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách truy cập.

Nói cách khác, trước khi muốn bắt đầu thực hiện các kế hoạch tăng trưởng, hãy đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trước.

***

Giống như việc thiết kế và sản xuất 1 chiếc xe hơi. Cho tới khi bạn chắc chắn về cấu trúc và chất lượng của xe, bạn vẫn không dám chạy hết công xuất. Bạn phải làm vài thí nghiệm và chỉnh sửa để có thể chạy với vận tốc cao mà không xảy ra bất cứ chuyện gì.

Kinh doanh online cũng vậy, bạn cũng cần phải thử nghiệm hiệu quả của website bằng cách bỏ 1 ít ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo và theo dõi các chỉ số( sẽ liệt kê bên dưới) để đảm bảo nó đang hoạt động hiệu quả. Nếu hiệu quả, thì rất an toàn để có thể đầu tư và bỏ thêm ngân sách cho marketing và mở rộng quy mô. Nếu không, tỷ lệ chuyển đổi thấp đồng nghĩa với chi phí phân bổ trên mỗi khách hàng sẽ rất cao.

Ví dụ: bạn tốn 1 triệu để tiếp cận lại 100 khách hàng, nhưng chỉ có 5 người đồng ý mua. Vậy chi phí cho mỗi khách hàng có chuyển đổi là 200.000đ. Nếu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, chẳng hạn 50% thì chi phí bạn phải bỏ ra cho mỗi chuyển đổi chỉ là 20.000đ.

Dưới đây là các chỉ số mà bạn cần biết để theo dõi quá trình chuyển đổi khách hàng:

1. Tỷ lệ chuyển đổi - Conversion Rate

Phần trăm khách hàng truy cập website của bạn mà sau đó họ đăng ký hoặc đã mua hàng thì đó chính là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ này rất quan trọng, vì nếu thấp thì đồng nghĩa website đang mang lại trải nghiệm khách hàng kém, khiến chi phí tăng cao và tiêu tốn thời gian để hoàn tất quy trình chào bán được hàng.

Trong Google Analytics có phần thống kê thương mại điện tử:

Bạn có thể xem tổng thể chuyển đổi ở báo cáo Thương mại điện tử, nó sẽ trông như sau:

Tuy nhiên, số liệu thống kê chuyển đổi được cho là ổn - không giống nhau ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, website muốn bán 1 tour du lịch có giá rất cao, thì chỉ lệ chuyển đổi khoảng 1% được cho là ổn, vì đó là một sự mua bán phức tạp, đòi hỏi khách hàng phải tìm hiểu rất kỹ và tham khảo nhiều nơi cung cấp trước khi mua nó.

Nếu cho rằng tỷ lệ chuyển đổi của mình đang thấp, bạn có thể xem thống kê trong Google Analytics -> Hành vi -> Nội dung trang web -> Trang đích.

2. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang nhanh có thể cải thiện doanh thu lên đến 16%. Tốc độ tải trang chính là yêu cầu cơ bản của 1 trang sản phẩm. Khách truy cập cần website tải nhanh để xem các thông tin họ muốn. Mỗi giây website khiến khách hàng phải chờ đợi sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Nếu trang tốn quá nhiều thời gian để tải, tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm đáng kể. Với sự cạnh tranh cao như hiện này, người dùng sẽ dễ dàng chán nản, rời đi nếu như đợi quá 400 mili giây mà website vẫn chưa bắt đầu tải.

Yếu tố chính khiến website tải chậm chính là hình ảnh.

Kể cả khi các hình ảnh, logo là các yếu tố giúp khách truy cập dễ dàng hình dung được sản phẩm bạn bán thì chúng vẫn cần phải được tối ưu. Có thể sử dụng Photoshop để thay đổi kích thước, giảm dung lượng nhưng chất lượng ảnh vẫn không thay đổi đáng kể. Đừng nên để hình ảnh quá kém chất lượng hoặc độ phân giải quá thấp:

Bạn có thể xem thống kê thời gian tải trang trong Google Analytics.

3. Chi phí để tạo ra 1 khách hàng ( CAC -

Customer Acquisition Cost)

Nếu bạn chi nhiều hơn số tiền đã lên kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động không có lãi. Các số liệu quan trọng nhất với bạn đó chính là Giá trị trọn đời khách hàng (CLV) và chi phí để tạo ra 1 khách hàng (CAC). Chi phí tạo ra khách hàng mới là chi phí chính của hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử. Nếu chỉ số CAC cao hơn CLV, bạn đang lỗ. ( Các chỉ số CAC và CLV sẽ được chúng tôi cập nhật ở phần tiếp theo).

CAC đơn giản là yêu cầu tính toán số tiền bạn chi tiêu trong marketing so với doanh thu mà bạn tạo ra từ số tiền đó. Ví dụ: bạn nói sẽ chi 100 triệu mỗi tháng cho Facebook Marketing, và từ 100 triệu đó bạn sẽ tạo ra 1000 đơn hàng. Vậy CAC hàng tháng của bạn là 100.000đ.

Nên tính toán tối đa số tiền có thể chi tiêu để tạo ra khách hàng. Ví dụ, nếu trung bình lợi nhuận của mỗi đơn hàng là 100.000đ, và khách hàng của bạn mua trung bình 10 lần, thì LTV là 1 triệu. Vậy nên bạn sẽ cần phải chi ít hơn 1 triệu cho CAC để đảm bảo có lợi nhuận.

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, CAC và tốc độ tải trang là những vấn đề ưu tiên hàng đầu trước khi muốn mở rộng thị trường.

[Còn tiếp...]

Xem thêm:


Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: