Khi điều hành một cửa hàng bán lẻ, bạn có thể thấy được cách thức hoạt động của nó. Vì khi có khách hàng đến, bạn nói chuyện và thấy rõ phản ứng của họ. Trong khi với 1 cửa hàng online thì bạn không được phép tiếp cận với khách hàng theo cách như vậy. Đó là lý do vì sao việc phân tích, thống kê TMĐT trở nên cực kì quan trọng nếu muốn đo lường hiệu quả kinh doanh online.
Tuy nhiên, các dữ liệu mà bạn nhận được từ phân tích rất khác với những biểu hiện, lời nói của 1 khách hàng tại cửa hàng. Với online, bạn không thể tâm sự và lắng nghe câu chuyện của khách hàng, cái bạn có là những con số không biết nói dối. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu về những con số đó!
Mặc dù các chuyên gia TMĐT thường đề cập đến hàng trăm loại dữ liệu cần phải phân tích, thì hướng dẫn này được xây dựng đặc biệt cho người mới bắt đầu, chỉ bao gồm những số liệu cần biết và nên xem, nên phân tích, không ít cũng không nhiều. Nếu hiểu sâu về hành động của khách hàng, bạn sẽ phục vụ họ tốt hơn, thu hút được họ, cuối cùng là tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp của mình.
1. Dữ liệu từ các con số nói lên điều gì?
Dữ liệu tổng thể nói lên điều gì? Chẳng hạn khi nói về số người ghé thăm website của bạn trong 1 tuần, nhưng chỉ có 50% trong số họ thích và dành thời gian cho website. Trong 50% đó lại chỉ có 1 số ít người thực sự mua hàng, số còn lại thì bị khó khăn ở khâu thanh toán, họ thất vọng và rời bỏ website.
Mỗi visitor đều có hành động khá khác nhau trên website bán hàng của bạn, và hoàn toàn có thể đo lường được. Nhưng sau khi đo lường, sẽ nảy sinh ra 1 số câu hỏi: chẳng hạn con số 50% ở trên đã chấp nhận được chưa? Làm thế nào để biết được thời gian họ ở trên website bao nhiêu phút, bao nhiêu giây là đủ yêu cầu? Bao nhiêu người trong số họ sẽ mua hàng? Làm sao để tìm ra lý do của những người không mua ?
Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp bạn, những câu trả lời sẽ khác nhau rất nhiều. Những thống kê TMĐT hiện tại không thể chi tiết được 100% ai mua hàng và ai không mua, chỉ có thể cho bạn biết tại sao visitor không mua hàng và sau đó họ làm gì trên website.
Lấy bối cảnh là mạng xã hội trên Facebook, thời gian mà 1 người truy cập trung bình luôn cao hơn việc họ truy cập vào các trang web TMĐT, và khả năng bạn nhấp vào các quảng cáo trên mạng xã hội cũng nhiều hơn. Còn với website TMĐT, chỉ cần 1 khoản thời gian rất ngắn nhưng điều quan trọng là họ mua hàng thì bạn cũng thấy vui rồi.
Sự khác nhau về thời gian cũng diễn ra trên chính website TMĐT. Ví dụ, thời gian mà visitors dành cho các sản phẩm mắc và rẻ luôn không giống nhau, hàng mắc thì họ cần cân nhắc và xem thêm các chi tiết nên thời gian họ ở lại trên site sẽ lâu hơn. Nhưng nếu website bạn bán hàng ở mức giá rẻ mà thời gian visitos truy cập lâu thì chắc chắn có điều gì nhầm lẫn ở đây.
Mục đích của bài viết này là muốn bạn thành thạo về thống kê thương mại điện tử, bạn có thể kể lại hành trình của khách hàng dựa vào các số liệu phân tích.
2. Các chỉ số cần phân tích
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu học về các chỉ số phân tích. Nếu như mới bắt đầu với TMĐT, bước đầu tiên cũng là nền tảng cơ bản nhất để thành công là sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của thị trường, nó phải giải quyết tốt được "nỗi đau" mà người dùng, khách hàng gặp phải, đó gọi là Product/Market Fit trước khi tính đến chuyện mở rộng quy mô. "Quy mô" có thể hiểu là khả năng đầu tư thời gian và tiền trong khâu tiếp thị để tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận. Việc nhân rộng mô hình kinh doanh quá sớm có thể gây nguy hiểm, có thể dẫn đến thua lỗ và đôi khi là phá sản.
Dấu hiệu nào thì nên bắt đầu nhân rộng quy mô?
Khi mà lượt khách truy cập website của bạn tăng trưởng nhanh và có những vị khách đầu tiên cảm thấy thích thú với sản phẩm của bạn. Liệu đây có phải là lúc bạn nên đề xuất đầu tư thêm, chẳng hạn tăng chi phí quảng cáo?
Hoàn toàn chưa đủ, bạn vẫn chưa thống kê được các chỉ số như tỷ lệ thoát, tỷ lệ khách truy cập lại,... có thể đây là điều mà những ai mới bắt đầu kinh doanh online không nghĩ đến. Với trang langding page, cần phải bỏ 1 khoảng không nhỏ chi phí để thiết kế, nâng cao trải nghiệm. Không cần phải làm cho thật hoành tráng, chỉ cần đầu tư từng bước, quan trọng là đo lường được và tối ưu dần cho ra chỉ số như mong muốn, lúc này hãy đầu tư mạnh vào chi phí marketing, quảng cáo.
>> Tham khảo thêm: Một lượt truy cập website có giá trị như thế nào?
***
Nên phân đoạn ra các giai đoạn tăng trưởng cho sản phẩm. Nếu như sản phẩm của bạn thực sự đáp ứng được yêu cầu thị trường, thì hãy đổ thêm chi phí cho nó. Product/Market Fit là phải đảm bảo:
1. Sản phẩm được khách hàng yêu thích.
2. Trải nghiệm mua sắm tốt, khách hàng sẽ trở lại nhiều lần.
3. Có đủ lượng khách hàng cần thiết để bạn mở rộng quy mô.
Bạn nên tự hỏi làm thế nào để cửa hàng của mình có thể đáp ứng được các tiêu chí trên. Số liệu cụ thể - đó là thứ bạn cần. Dưới đây là 5 chỉ số giúp biết được cửa hàng có phù hợp với các tiêu chí trên hay không:
2.1 Customer Lifetime Value (LTV) - Giá trị vòng đời khách hàng
Là giá trị của một khách hàng đóng góp cho doanh nghiệp bạn trong suốt cuộc đời họ. Khách hàng trung thành là người đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp vì có giá trị vòng đời cao. Ví dụ 1 KH chỉ ghé thăm cửa hàng cửa 3 lần, họ chi 1 triệu cho mỗi lần ghé thăm, và lợi nhuận của bạn trên mỗi mặt hàng là 10%, thì TLV là 300,000đ. Tỷ lệ này rất quan trọng, với 1 doanh nghiệp có LTV cao, họ sẵn sàng chi nhiều hơn để thu hút và lôi kéo thêm nhiều khách hàng.
2.2 Returning Visitors - Khách hàng truy cập lại
% những người quay trở lại website của bạn sau lần truy cập đầu tiên. Rõ ràng là website bạn có điều gì khiến họ quay lại. Theo thống kê của Compass, thì chỉ số này phải từ 20% trở lên cho 1 website hoạt động hiệu quả.
2.3 Time on site - Thời gian trên trang
Thời gian mà mỗi khách hàng ở trên website của bạn mỗi lần truy cập. Nó phụ thuộc vào sản phẩm( như đã nói ở phần đầu, sản phẩm mắc tiền thì thời gian xem xét chi tiết hơn, lâu hơn). Và con số trung bình phù hợp cho hầu hết ngành nghề là 120 giây.
2.4 Pages per visit
Số trang trung bình trên 1 website mà người dùng xem mỗi lần truy cập. Thường thì 4 là con số chấp nhận được, nếu nhiều hơn thì khách truy cập yêu thích những gì mà bạn đang bán.
2.5 Bounce rate - Tỷ lệ thoát
Bounce rate là phần trăm những khách truy cập trên một trang mà họ rời đi trước khi thực hiện một hành động nào đó. Nếu chỉ số này trên 57% thì có nghĩa là website của bạn không gây được ấn tượng gì, nguyên nhân có thể là do thiết kế xấu, thời gian tải chậm, ... Con số này đặc biệt cần lưu ý và nên tối ưu để giảm trước khi tiến hành chạy quảng cáo điều hướng đến website.
Để chỉ số LTV qua 1 bên, các chỉ số còn lại có thể đo lường được qua Google Analytics. Đây là giao diện đầu tiên khi bạn đăng nhập vào:
Nếu các chỉ số đều ở dưới mức trung bình, hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, động não xem các ý tưởng nào có thể thực hiện để cải thiện các chỉ số được tốt hơn.
Những chỉ số này giúp bạn "giao tiếp" được với khách hàng. Nếu các chỉ số trên đều tốt, bạn có thể bước sang giai đoạn tiếp theo.
Mời các bạn đón xem phần tiếp theo!!!
>> Xem thêm: