Theo chia sẻ của những chuyên gia làm việc trong ngành Tài chính - Kế toán, vòng quay vốn lưu động có tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số vòng quay vốn lưu động được trình bày trong báo cáo tài chính, bạn có thể đánh giá doanh nghiệp đó có đang hoạt động tốt hay không. Vậy thực chất vòng quay vốn lưu động là gì, bạn đã biết hay chưa?
1. Tổng quan về vốn lưu động
Vốn lưu động chỉ tiêu phản ánh thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trước khi tìm hiểu chi tiết về vòng quay vốn lưu động, bạn cần biết thế nào là vốn lưu động. Vốn lưu động hay working capital là một thuật ngữ quen thuộc trong Tài chính - Kế toán đề cập đến khoản chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn (không bao gồm nợ vay).
- Tài sản ngắn hạn bao gồm những loại tài sản dễ dàng được chuyển đổi sang tiền mặt chỉ trong thời gian ngắn, ví dụ như: hàng tồn kho, những khoản phải thu ngắn hạn, những khoản tiền mặt và tương đương tiền,...
- Nợ phải trả ngắn hạn chính là những khoản nợ doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán trong thời gian ngắn, thường sẽ dưới 1 năm. Đó có thể là: những khoản tiền dùng để chi trả cho nhân viên, những khoản thuế hay khoản phải dùng để trả cho người bán/bên cung cấp,...
Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể tồn tại ở mức âm hoặc dương, nếu vốn lưu động:
- Dương: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn. Ngay khi thanh toán hết những khoản nợ này, doanh nghiệp vẫn còn đủ vốn để duy trì tất cả hoạt động ở thời điểm hiện tại và đầu tư cho hoạt động trong tương lai.
- Âm: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Bời vậy, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ khi đến kỳ. Tình trạng này nếu có dài thì sẽ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
2. Giải đáp: Vòng quay vốn lưu động là gì?
Trong phần tiếp theo của bài viết, mời bạn đến với định nghĩa của “vòng quay vốn lưu động”. Vòng quay vốn lưu động hay working capital turnover (tiếng Anh) được hiểu là số ngày doanh nghiệp hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Trong kinh doanh, vòng quay vốn lưu động là tỷ số được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nói cách khác, vòng quay vốn lưu động biểu thị cho mối quan hệ giữa 2 yếu tố:
- Tất cả những khoản vốn đầu tư đang được doanh nghiệp sử dụng.
- Doanh thu mà doanh nghiệp thu về từ tổng số vốn đã đầu tư.
Vòng quay vốn lưu động là công cụ đánh giá hiệu quả trong việc dùng vốn lưu đọng của doanh nghiệp
3. Khám phá ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động
Khi muốn so sánh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành hàng, những nhà phân tích Tài chính - Kế toán cần sử dụng một công cụ cụ thể. Công cụ đó chính là vòng quay vốn lưu động, theo đó:
- Vòng quay càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đang dùng nguồn vốn lưu động rất hiệu quả; khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn rất nhanh.
- Vòng quay quá thấp là minh chứng cho khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn của doanh nghiệp rất chậm. Tình trạng này sẽ khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên bị đình trệ.
Mỗi lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành nghề khác nhau sẽ có chỉ số vòng quay vốn lưu động riêng biệt. Nhưng điểm chung là chúng đều phản ánh chính xác tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới kịp thời đưa ra những phương án phù hợp để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng quay vốn lưu động lớn là minh chứng doanh nghiệp đang sử dụng vốn một cách hiệu quả
4. Hướng dẫn chi tiết về cách tính vòng quay vốn lưu động chuẩn xác
Nếu muốn tính chính xác vòng quay vốn lưu động, bạn cần thực hiện đúng và đủ 2 bước đầu tiên: tính vốn lưu động và tính vốn lưu động bình quân. Sau đó, bạn mới đi tìm đáp án cho câu hỏi vòng quay vốn lưu động bằng bao nhiêu.
4.1 Công thức tính vốn lưu động cho doanh nghiệp
Cách tính vốn lưu động vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp. Con số cuối cùng bạn nhận được chính là vốn lưu động.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn đang sở hữu tài sản ngắn hạn khoảng 5 tỷ nhưng cũng đang có một khoản nợ là 2 tỷ. Vậy vốn lưu động sẽ bằng hiệu số của 5 và 2, tương đương với 3 tỷ.
4.2 Công thức tính vốn lưu động bình quân trong doanh nghiệp
Vốn lưu động bình quân chính là tổng số vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng trong 12 tháng chia đều cho 12 tháng. Khi cần tính loại vốn này, bạn hãy vận dụng ngay công thức: (vốn tháng 1 + 2 + … + 12)/12.
4.3 Công thức tính vòng quay vốn lưu động cho kết quả chính xác
Khi đã hoàn thành 2 bước tính toán trên, việc tìm kiếm chỉ số vòng quay vốn lưu động sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn chỉ cần lấy doanh thu thuần chia cho vốn lưu động bình quân. Trong đó, doanh thu thuần chính là doanh thu còn lại từ việc bán hàng hóa sau khi đã trừ hết thuế phí, chiết khấu,...
Tính toán chính xác vòng quay vốn lưu động giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh định hướng kinh doanh
5. Chỉ số vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là lý tưởng?
Đấy là mối quan tâm chung của rất nhiều doanh nghiệp và bài viết này sẽ tiết lộ ngay chỉ số vòng quay vốn lưu động an toàn, mời bạn tham khảo nhé!
- Chỉ số vốn lưu động nhỏ hơn 1: Doanh thu thuần nhỏ hơn vốn lưu động bình quân được xem là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về mức độ lưu động tiềm ẩn trong thời tương lai gần.
- Chỉ số vốn lưu động dao động trong khoảng từ 1.5 - 2: Doanh nghiệp đang sở hữu một nền tảng tài chính vững chắc.
- Chỉ số lớn hơn 2: Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả để sinh lời tốt.
Chỉ số vòng quay vốn lưu động quá thấp phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn thiếu hiệu quả
6. Hướng dẫn bạn cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả
Bên cạnh việc tính toán chính xác vòng quay vốn lưu động thì doanh nghiệp cũng cần học cách quản lý vòng quay vốn lưu động. Hiện có nhiều cách khác nhau giúp doanh nghiệp quản lý và duy trì vòng quay vốn lưu động luôn nằm trong mức ổn định. Điển hình nhất là top 3 cách sắp được bài viết tiết lộ ngay sau đây:
6.1 Quản lý tiền mặt có trong tài khoản của doanh nghiệp
Trong hoạt động quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp, đây là bước vô cùng quan trọng. Nếu quản lý tiền mặt không tốt thì doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để kịp thời chi trả những khoản cần thiết và bỏ lỡ nhiều cơ hội mới giúp tăng trưởng doanh thu.
Người quản lý vốn phải luôn nhắm rõ lượng tiền mặt có trong doanh nghiệp là bao nhiêu để lập kế hoạch phân bổ tiền hợp lý cho từng hoạt động sản xuất, bán hàng,... Đồng thời, bổ sung kịp thời tiền mặt để phục vụ những khoản chi phí phát sinh trong khi doanh nghiệp đang vận hành.
Hoạt động quản lý vốn lưu động cần song hành với quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp
6.2 Quản lý số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp
Cách thứ hai giúp doanh nghiệp giữ chỉ số vòng quay vốn lưu động ở mức an toàn đó là quản lý tốt lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng hàng bị tồn nhiều. Doanh nghiệp càng có nhiều hàng tồn kho thì quá trình thu hồi tiền vốn càng diễn ra chậm gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
Nhằm giảm thiểu tối đa lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp cần thường xuyên:
- Nắm bắt chính xác tình hình hàng hóa có trong kho.
- Xác định chính xác nguyên nhân gây tồn kho.
- Đưa ra những chính sách giải quyết phù hợp: giảm sản xuất, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tập trung toàn bộ nguồn lực cho bán hàng,...
6.3 Quản lý những khoản nợ còn tồn đọng của doanh nghiệp
Chỉ số vòng quay vốn lưu động cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ những khoản nợ còn tồn đọng. Doanh nghiệp càng thu hồi nợ nhanh chóng thì càng có thêm nhiều tiền mặt để bổ sung vào nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp sớm thu về những khoản nợ đang tồn đọng:
- Theo dõi sát sao mọi khoản công nợ để tính toán chính xác khối lượng tài chính nội bộ.
- Triển khai những hoạt động thu hồi nợ kịp thời để đảm bảo hoàn thành công nợ theo dự kiến đã đề ra.
Doanh nghiệp có thể quản lý tốt vòng quay vốn lưu động nếu kiểm soát tốt nợ tồn đọng
7. Kết luận
Hy vọng với những thông tin có trong bài viết, bạn đã hiểu rõ
vòng quay vốn lưu động là gì, cách tính toán cũng như quản lý tốt vòng quay vốn lưu động. Bạn hãy vận dụng ngay để hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sớm được cải thiện nhé! Chỉ khi doanh nghiệp thực sự phát triển thì mới có thể thu hút nhiều đối tác và
khách hàng tiềm năng, thu về lợi nhuận khổng lồ.
-----------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa
sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất
kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: