Hướng dẫn cách tính chi phí lãi vay mới nhất cho doanh nghiệp

Trong thực tế vận hành doanh nghiệp, chi phí lãi vay sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp có sử dụng vay vốn từ ngân hàng hoạt đối tác bên ngoài. Chi phí lãi vay thấp hoặc cao tùy vào nhu cầu tài chính của mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng Haravan tìm hiểu chi tiết về cách tính chi phí lãi vay mới nhất dành cho doanh nghiệp trong năm nay.

1. Chi phí lãi vay là gì?

cách tính chi phí lãi vayChi phí lãi vay sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp có sử dụng vay vốn

Chi phí lãi vay hay còn gọi là Interest Cost, là tổng số tiền lãi cộng dồn mà doanh nghiệp vay phải trả cho nghĩa vụ nợ trong suốt thời gian vay. Tiền lãi là khoản tiền được trả ngoài khoản thanh toán nợ gốc khi được cấp khoản nợ. Chi phí lãi vay được tính bằng mức lãi suất nhân với số tiền nợ chưa thanh toán.

Các doanh nghiệp thường sử dụng việc vay vốn như công cụ đòn bẩy tài chính, để bổ sung hàng hóa, mua tài sản thiết bị hoặc thanh toán hóa đơn cho doanh nghiệp. Chi phí lãi vay rất quan trọng vì nếu nó quá cao, nó có thể cắt giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Việc tăng lãi suất có thể gây tổn hại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều khoản vay hoặc lớn hơn.

Chi phí lãi vay sẽ bao gồm các hình thức sau:

- Lãi tiền vay ngắn hạn;

- Lãi tiền vay dài hạn;

- Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng);

- Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi);

- Lãi suất từ các khoản vay khác.

2. Đặc điểm của chi phí lãi vay

Trong báo cáo tài chính, chi phí lãi vay là một trong những thước đo về kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. Chi phí lãi vay sẽ thường xuất hiện trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

cách tính chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay sẽ thường xuất hiện trong báo cáo tài chính.

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16, chi phí lãi vay có những đặc điểm sau đây:

-Chi phí lãi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá.

-Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

-Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

-Đối với các công ty, chi phí lãi vay sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất chung trong nền kinh tế. Trong thời kỳ lạm phát, chi phí lãi vay sẽ tăng lên do hầu hết các doanh nghiệp phải gánh khoản nợ với lãi suất cao hơn và ngược lại trong thời kỳ lạm phát suy giảm.

-Với các doanh nghiệp có khối lượng nợ lớn, chi phí lãi vay ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Trong thời gian khó khăn, các doanh nghiệp mắc nợ nặng có thể không đủ nguồn lực trong việc trả nợ. Do đó, các nhà đầu tư, phân tích cần chú ý tới các tỷ lệ khả năng thanh toán như nợ trên vốn chủ sở hữu và khả năng chi trả lãi vay.

3. Quy định về chi phí lãi vay mới nhất

Căn cứ vào các điều khoản do Bộ Tài Chính Việt Nam quy định, thì chi phí lãi vay sẽ được xác định đối với hai trường hợp cơ bản nhất là khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và trong giao dịch liên kết.

3.1 Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế thu nhập

Đối với trường hợp này, bạn cần hiểu rõ quy định về chi phí lãi vay theo Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính:

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ hay vốn đầu tư đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

cách tính chi phí lãi vay

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ hay vốn đầu tư đã đăng ký

- Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

+ Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

+ Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

  • Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì:

Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ = (Vốn điều lệ / Tổng số tiền vay) x Tổng số lãi vay.

  • Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì:

Khoản chi trả lãi tiền không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân x Lãi suất của khoản vay nhân x thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

3.2 Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Đối với trường hợp xác định chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết, bạn cần nắm rõ quy định như sau:

- Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

cách tính chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay bị khống chế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần

- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

- Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết phát sinh giao dịch vay với bên liên kết, chi phí lãi vay bị khống chế không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

4. Cách tính chi phí lãi vay cho doanh nghiệp

Tùy vào nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp mà sẽ tìm một hoặc một vài đơn vị cho vay với lãi suất phù hợp. Trong đó, cách tính chi chi phí lãi vay ngân hàng sẽ khác biệt hơn với chi phí vay từ các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức khác.

Cụ thể, chi phí lãi vay được tính trong hai trường hợp sau đây:

4.1 Chi phí lãi vay ngân hàng

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng khi vay vốn gần như được mặc định với tất cả các khách hàng khi chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Vì vậy để hợp lý bạn cần lắm được lãi suất vay để có sự lựa chọn phù hợp về số tiền và thời hạn trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của bạn.

cách tính chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay ngân hàng sẽ đơn giản và thấp hơn so với các tổ chức khác.

Công thức tính lãi vay phổ biến nhất các ngân hàng áp dụng chính là tính theo dư nợ giảm dần, cụ thể công thức như sau:

Lãi phải trả (Tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ) / 365

4.2 Chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác

Với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau thì có thể cách tính lãi vay không giống nhau. Tuy nhiên về cơ bản lãi vay sẽ được tính dựa trên Dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) và thời gian thực tế duy trì số nợ.

Công thức tính chung như sau:

Lãi phải trả = Lãi trả theo tháng + Lãi trả lẻ ngày.

Lãi phải trả (Tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ) / 365

Lãi trả lẻ ngày = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ lẻ tháng) / 365

5. Chi phí lãi vay có phải là chi phí hoạt động doanh nghiệp không?

Chi phí lãi vay không phải là chi phí hoạt động mà là chi phí phi hoạt động. Điều này có thể hiểu là khoản chi phí không liên quan đến các hoạt động hàng ngày chính của doanh nghiệp.

Ví dụ, chi phí hoạt động thường thấy của một doanh nghiệp là bao gồm tiền thuê, tiền lương hoặc tiếp thị,…

Nếu gọi chi phí lãi vay là khoản chi phí phi hoạt động thì việc phân tích tình hình tài chính của một công ty cũng dễ dàng hơn. Lợi nhuận được tính bằng cách tính đến tổng chi phí hoạt động trước tiên.

Các chi phí ngoài hoạt động sau đó sẽ được khấu trừ, điều này có thể nhanh chóng cho chủ sở hữu thấy rằng nợ đang ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty họ như thế nào. Kết quả sẽ cho bạn thấy rằng các công ty có ít nợ hơn có lợi hơn các công ty có nhiều nợ hơn.

cách tính chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay là chi phí phi hoạt động.

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến chi phí lãi vay đối với một doanh nghiệp bất kỳ. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính chi phí lãi vay chính xác nhất khi muốn sử dụng đòn bẩy tài chính, vay vốn ngân hàng để phát triển doanh nghiệp
-------------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: