Lạm phát là gì? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi lạm phát

Lạm phát là một thuật ngữ mà chúng ta sẽ nghe rất nhiều với những ai đang làm kinh doanh, quan tâm đến kinh tế nhà nước,... Đây được xem là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư hay đơn giản là người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến lạm phát bởi nó ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Cùng Haravan tìm hiểu rõ hơn lạm phát là gì và doanh nghiệp cần làm gì khi lạm phát xảy ra với những thông tin được chia sẻ sau đây.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì

Lạm phát một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần quan tâm

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

- Lạm phát – tăng giá hàng hóa: Mọi hàng hóa trên thị trường đều có giá. Giá của hàng hóa dịch vụ chính là số tiền người mua phải trả để có được hàng hóa dịch vụ đó. Nếu đến một thời điểm, giá nước suối tăng từ 4.000 đ lên 10.000 đ và nhiều hàng hóa khác cũng tăng giá như vậy, đó chính là dấu hiệu của lạm phát.

- Lạm phát – suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ: Lạm phát cũng có thể được coi như sự suy giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với loại tiền tệ khác. Lúc đó, một đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Cũng ví dụ trên, nếu trước đây chỉ cần 3.000 đồng, người ta có thể mua được một một ổ bánh mì thì khi có lạm phát 3.000đ chỉ mua được nửa bánh mà thôi.

Hiện tại, lạm phát có 3 mức độ:

- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%. Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn diễn ra ổn định.

- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%. Khi lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.

- Siêu lạm phát: trên 1000%. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như tình trạng bình thường.

2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là đến từ hai yếu tố cung – cầu không cân bằng. Thứ nhất, do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên. Lúc đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa dịch vụ nhiều hơn và cần nhiều người lao động để sản xuất số hàng hóa dịch vụ tăng thêm đó và thất nghiệp sẽ giảm xuống.

Mặc khác, lạm phát xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp cung ứng giảm xuống.

Lạm phát là gì

Nguyên nhân chính là đến từ hai yếu tố cung – cầu không cân bằng.

2.1 Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

2.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

2.3 Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

Lạm phát là gì

Lạm phát do cơ cấu giữa các nhóm ngành không đồng đều.

2.4 Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

2.5 Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. Lúc này, thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp, sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

2.6 Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng, do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng, thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

2.7 Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ. Hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát là gì

Lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

3. Các quy định về lạm phát

Hiện tại, ở Việt Nam, lạm phát được Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:

- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

4. Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Lạm phát tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mức độ lạm phát sẽ tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau đối với doanh nghiệp. Lạm phát làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay do lãi suất cho vay tăng, qua đó khó có thể mở rộng đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, lạm phát cũng làm cho chi phí tiền lương tăng, công nhân có thể sẽ bỏ việc nếu nhu cầu về tiền lương không được đáp ứng.

Lạm phát là gì

Lạm phát tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ lạm phát thấp làm cho cung tiền trong nền kinh ít, tức là nguồn vốn cho vay của các ngân hàng bị thu hẹp.

- Khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát vừa phải, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều cơ hội để mở rộng đầu tư sản xuất, do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên.

- Lạm phát cao tác động đến tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì loại hình doanh nghiệp này tuy năng động, hiệu quả nhưng khả năng tài chính có hạn, trình độ công nghệ, quản lý thấp, sức cạnh tranh yếu, lại ít nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước.

5. Doanh nghiệp cần làm gì khi lạm phát?

Khi xảy ra lạm phát, chắc chắn các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng. Do vậy, hiểu rõ về yếu tố kinh tế này, doanh nghiệp sẽ chủ động có những phương án điều chỉnh phù hợp để vượt qua giai đoạn khó khăn do lạm phát. Một số giải pháp được áp dụng hiệu quả có thể kể đến như:

- Thực hành tiết kiệm: Đây là giải pháp được duy trì thường xuyên và đặc biệt phát huy tác dụng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát. Đó có thể là tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian,…

- Tinh gọn bộ máy nhân sự: việc thu hẹp quy mô và thay đổi bộ máy vận hành cũng là một trong những phương án để giữ vững doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn. Đây có thể là giải pháp tạm thời và doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển mở rộng khi thị trường bình thường trở lại.

- Nâng cao năng lực quản trị: Khi xảy ra những vấn đề khách quan như lạm phát, năng lực quản trị của người chủ doanh nghiệp hay các quản lý cấp cao cần được phát huy tối đa. Do đó, khi năng lực được đào tạo và nâng cao, bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn và kiến thức để vận hành doanh nghiệp “sống sót” qua thời kỳ lạm phát.

Lạm phát là gì

Doanh nghiệp cần có những phương án điều chỉnh phù hợp để vượt qua lạm phát.

6. Kết luận

Lạm phát là yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng mà ngay cả khi bạn không phải là chủ doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ để có cách quản lý tài chính hiệu quả. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lạm phát là gì và ảnh hưởng của lạm phát đối với doanh nghiệp lẫn nền kinh tế. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính tối ưu hơn.

-----------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Lạm phát là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: