USP của sản phẩm là lý do khiến cho khách hàng mua hàng của bạn mà không phải của một ai khác. Xác định và xây dựng USP sản phẩm thành công sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển kinh doanh và cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và bán hàng hiệu quả. Bạn hãy cùng Haravan tìm hiểu USP của sản phẩm là gì nhé!
1. USP của sản phẩm là gì?
USP là gì?
USP là viết tắt 3 chữ cái đầu của Unique Selling Point có thể tạm dịch là điểm bán hàng độc đáo. Đây là một điểm mạnh làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật khi so sánh với các doanh nghiệp khác trên thị trường của bạn.
Chẳng hạn như nguyên liệu đặc biệt, sản phẩm quý hiếm, đặc tính sản phẩm khác lạ, dịch vụ độc đáo, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một số khác biệt khác.
Nói một cách đơn giản hơn, USP là “những gì bạn có nhưng đối thủ của bạn thì không”. Đây là những điều giúp khách hàng quyết định chọn mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn thay vì mua của những doanh nghiệp hay thương hiệu khác.
Một USP tốt là một USP có khả năng thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang lại lợi ích cho họ, chất lượng của bạn tốt hơn hay thậm chí là tốt nhất trong một khía cạnh nào đó trên thị trường.
Về cốt lõi, USP phải nhanh chóng trả lời câu hỏi tức thì nhất của khách hàng tiềm năng khi họ gặp thương hiệu của bạn rằng: “Điều gì khiến bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?”. Truyền đạt USP của bạn một cách rõ ràng và nhanh chóng là một trong những chìa khóa để thu hút khách hàng tiềm năng của bạn.
Pro tip: Đâu không phải là USP của sản phẩm?
Các ưu đãi tiếp thị cụ thể — như giảm giá 10%, giao hàng miễn phí, dịch vụ khách hàng 24/7 hoặc chính sách hoàn trả mạnh - không phải là USP. Mặc dù chúng có thể là điểm thuyết phục và thu hút khách hàng chú ý đến bạn hay cân nhắc mua hàng của bạn, nhưng chúng không phải là những điều độc nhất, cũng không phải là những điểm dễ bảo vệ vì bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của bạn có thể sao chép chúng.
2. Vai trò của USP của sản phẩm
Dưới đây là vai trò mà USP mang lại cho doanh nghiệp:
Làm cho sản phẩm xuất hiện hấp dẫn đối với khách hàng: Nó tạo ra sự ưa thích của người tiêu dùng nếu họ thích nó. Ví dụ, giá thấp hơn sẽ thu hút hầu hết người tiêu dùng mua.
Cho phép công ty định giá cao hơn: Đưa ra một sản phẩm độc đáo là một giải pháp thay thế cho chiến lược giá thấp. Đó là một cách để tạo ra sự trung thành của khách hàng và chi phí chuyển đổi cao. Trong trường hợp này, công ty phát triển tính duy nhất trong khía cạnh phi giá cả.
Tạo ra công chúng tích cực từ khách hàng: Giả sử, một đề xuất bán hàng độc đáo phù hợp hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng. Trong trường hợp này, họ sẽ tiếp tục mua và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác thông qua mạng xã hội hoặc truyền miệng.
Tăng thị phần và tiết kiệm chi phí: Việc quảng bá tích cực dẫn đến việc ngày càng có nhiều giao dịch mua tiềm năng hơn, làm tăng thị phần của công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể tiết kiệm chi phí khuyến mại.
Với những lợi ích trên, việc tạo ra một USP độc đáo là một yếu tố then chốt để thành công trong kinh doanh và tiến xa hơn trong cuộc cạnh tranh sôi nổi của thị trường.
3. Bản chất của USP của sản phẩm
USP của sản phẩm sẽ đến từ 2 phía:
Thứ nhất, thương hiệu sẽ phải chọn ra được một lợi thế đặc biệt nhất của sản phẩm và cho nó là USP.
Thứ hai, đa số khách hàng phải chọn mua sản phẩm vì điểm đặc biệt đó của sản phẩm.
Hình 1. Bản chất của USP sản phẩm
Nếu 2 phía của USP này là 1 thì mọi thứ vẫn suôn sẻ. Ngược lại sẽ rất rắc rối do điều đó cho thấy thương hiệu không hiểu khách hàng hoặc không hiểu luôn sản phẩm của mình. Nếu đối thủ tinh ý, họ có thể đẩy truyền thông để chiếm hữu cái USP thực tế đó.
4. Tại sao USP của sản phẩm lại quan trọng?
4.1. Xác định vị trí độc nhất của thương hiệu trên thị trường về một khía cạnh nào đó
Điểm bán hàng độc đáo giúp xác định vị trí độc nhất của công ty bạn trên thị trường, trở thành trọng tâm của hoạt động kinh doanh: giá trị bạn cung cấp và vấn đề bạn giải quyết. USP mạnh thể hiện rõ ràng một lợi ích cụ thể - lợi ích mà các đối thủ cạnh tranh khác không cung cấp - điều khiến bạn nổi bật.
4.2. Giúp khách hàng đưa ra lựa chọn dễ dàng
Nếu tất cả các sản phẩm có vẻ giống nhau, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không biết sản phẩm nào phù hợp với họ. Rõ ràng, điểm bán hàng độc đáo (USP) của bạn sẽ giúp họ phân biệt giữa nhiều lựa chọn sẵn có. Đó là một phần quan trọng của việc bán hàng hiệu quả, đặc biệt là trực tuyến, nơi người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn.
4.3. Giúp doanh nghiệp khẳng định mình
USP cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp vì nó buộc bạn phải xem xét sứ mệnh của công ty bạn và lý do tồn tại của nó. Một doanh nghiệp thành công thường sẽ xác định rõ ràng yếu tố nào là khác biệt trong số các yếu tố cạnh tranh chính của họ. Bên cạnh đó, USP là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty, giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo ấn tượng tích cực trong mắt người tiêu dùng.
Là chủ sở hữu doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc và xác định doanh nghiệp của mình dành cho ai, điều gì thúc đẩy bạn cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn có và cách bạn muốn tạo ra điểm bán hàng độc đáo cho thương hiệu của bạn. USP của bạn là điểm khác biệt chính và là lý do khách hàng sẽ mua hàng của bạn, và là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của bạn để thu hút thêm khách hàng mới.
5. Điều gì khiến bạn khác biệt với đối thủ?
USP của bạn phải phát huy được thế mạnh và phải dựa trên những gì làm cho thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có giá trị riêng đối với khách hàng của bạn. Không nhất thiết những gì bạn bán phải là “duy nhất”, nhưng thông điệp bạn chọn để tập trung vào phải là thứ hấp dẫn khách hàng mục tiêu và là thứ mà họ quan tâm - thứ mà đối thủ của bạn không có. USP hấp dẫn phải là USP:
Quyết đoán và có thể “bảo vệ”: Một điểm bán hàng độc đáo buộc bạn phải đưa ra thông điệp chống lại thông điệp của đối thủ cạnh tranh sẽ đáng nhớ hơn một quan điểm chung chung, chẳng hạn như “chúng tôi bán các sản phẩm chất lượng cao”. Bên cạnh đó, USP của bạn phải thật sự độc đáo và bắt nguồn từ chính giá trị cốt lõi của công ty, chỉ có thế, thông điệp của bạn mới không thể bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.
Tập trung vào những gì mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Việc trở thành “duy nhất” chưa hẳn là một USP mạnh và hiệu quả. Bạn phải đáp ứng được điều mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm, nếu không, thông điệp của bạn gần như là vô nghĩa.
Không chỉ đơn giản là khẩu hiệu. Khẩu hiệu là một cách để USP của bạn có thể được truyền đạt và nó cũng là thứ mà bạn có thể thể hiện trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp, từ chính sách hoàn trả đến chuỗi cung ứng,...
6. Ví dụ về USP của sản phẩm thành công của các thương hiệu lớn
6.1 USP của BAEMIN - “Nóng giòn đây”
BAEMIN là ứng dụng giao đồ ăn của Hàn Quốc, sau khi tham gia vào thị trường Việt Nam vào năm 2019, Baemin nhanh chóng phủ sóng tại TP.HCM và hiện nay đã mở rộng hoạt động tại Hà Nội, Hải Phòng,...
Hình 2. Ứng dụng BAEMIN rất thành công trong việc chọn đúng USP của sản phẩm qua khẩu hiệu “BAEMIN - Nóng giòn đây”
Ở Việt Nam, khẩu hiệu “BAEMIN - Nóng giòn đây” đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân địa phương, chỉ với một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng , đồ ăn sẽ được giao đến nhanh đến nỗi khi đến tay vẫn còn rất “nóng” và “giòn”. Đây là điểm độc đáo khác với các đối thủ khác mà BAEMIN đã xây dựng nên cho thương hiệu của mình, và họ đã rất thành công trong việc ghi dấu ấn cho người tiêu dùng nếu họ muốn đồ ăn được giao đến nhanh nhất có thể.
6.2 USP của M&M's - “Socola sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”
M&M’s là thương hiệu kẹo socola lâu đời thuộc tập đoàn sản xuất kẹo Mars vốn rất quen thuộc trên thế giới. Đây là thương hiệu kẹo socola được bình chọn là kẹo ngon nhất tại Mỹ bởi mùi vị thơm ngon và màu sắc vui nhộn. Tại Việt Nam M&M’s được ưa thích bởi mọi lứa tuổi, giới tính và dần cũng trở thành thương hiệu kẹo quen thuộc với người Việt Nam.
Hình 3. USP của M&M’s - kỳ quặc và cũng cực kỳ thu hút
M&M’s là một ví dụ về cách một USP khác biệt có thể thu hút sự chú ý của khách hàng như thế nào. Ai lại nghĩ đến việc tạo ra USP cho sản phẩm kẹo là không tan chảy khi bạn giữ nó trong tay? M&M’s đã làm điều đó. USP này cho thấy, miễn đó là một thứ có thể giúp khách hàng tiềm năng giải quyết được vấn đề của họ, thì nó sẽ hiệu quả, dù cho nó nghe có vẻ không hợp lý cho lắm. Trong trường hợp này, thực tế là vỏ kẹo M&M’s giữ cho socola bên trong không bị rỉ ra và làm bẩn tay bạn là một lợi thế nhất định cho khách hàng dù bình thường nó tan chảy trong miệng rất nhanh.
6.3 USP của Tiki - “100% Chính hãng - Giao nhanh 2h”
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Việt Nam bên cạnh Lazada và Shopee. Tiki được thành lập vào năm 2010, với 12 năm có mặt trên thị trường, từ một trang bán sách online Tiki đã trở thành một trang thương mại điện tử đa ngành rất được người tiêu dùng tin tưởng bởi các chính sách bán hàng khắt khe của mình.
Hình 4. “Giao nhanh 2h” thần thoại USP trong làng giao hàng nhanh
Với chương trình này, khách hàng có thể nhận được hàng một cách nhanh chóng nhất chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc đặt hàng. Hiện nay, chưa một sàn thương mại điện tử nào giải quyết được bài toán khó này như cách mà Tiki làm và tạo tiếng vang về chất lượng dịch vụ của mình với khách hàng. Đây là một điểm độc đáo, một USP thành công vang dội giúp Tiki phát triển như ngày hôm nay.
6.4 USP của Domino’s Pizza - “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”
Domino’s Pizza là chuỗi cửa hàng Pizza lớn thứ hai tại Mỹ, được thành lập vào năm 1960, đến nay thương hiệu này được biết đến là thương hiệu pizza giao hàng số 1. Doanh thu chủ yếu của hãng đến từ những khách hàng sử dụng dịch vụ giao hàng. Domino’s Pizza thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 2010, hiện nay đã có mặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với hơn 40 cửa hàng.
Hình 5. USP của Domino’s Pizza tuy có vẻ dài nhưng lại giúp họ cam kết được chất lượng sản phẩm.
“Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí” là những gì mà thương hiệu này cam kết khi bạn sử dụng dịch vụ giao hàng của họ. Khẩu hiệu này có vẻ như quá dài để trở nên thu hút nhưng nó đã trở thành một USP tuyệt vời và thành công bởi vì nó thể hiện sự đảm bảo chất lượng rõ ràng từ Domino’s. Các điều khoản của thỏa thuận được đặt ra cụ thể để cam kết chất lượng Pizza khi đến tay người dùng vẫn còn mới và nóng giòn. USP này đã giúp hãng pizza này thành công tuy nhiên đáng buồn thay, Domino’s không còn sử dụng khẩu hiệu này hoặc cung cấp thỏa thuận này vì nó dẫn đến một loạt các tai nạn xe hơi khi lái xe giao hàng.
6.5 USP của De Beers - “Kim cương là mãi mãi”
De Beers là một công ty Nam Phi chuyên sản xuất và phân phối kim cương lớn nhất thế giới. Đến nay, công ty này đã nắm trong tay hơn 80% nguồn cung toàn cầu. Có thể xem đây như một thương hiệu gần như độc tôn trong thị trường kim cương.
Hình 6. USP của De Beers đã giúp in sâu vào tâm trí con người kim cương là thứ vĩnh hằng
“A diamond is forever - Kim cương là mãi mãi ”, khẩu hiệu này chỉ ra rằng một viên kim cương, hầu như không thể phá vỡ, sẽ tồn tại mãi mãi và do đó nó tượng trưng cho một tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Đó là lý do vì sao khẩu hiệu này vẫn còn được sử dụng đến ngày hôm nay dù nó đã được đưa ra năm 1948. Kết quả là, 100% nhẫn đính hôn được sử dụng đều được làm từ kim cương, giúp cho các cánh mày râu thể hiện tình yêu vĩnh hằng dành cho vợ sắp cưới của mình.
Khẩu hiệu này được tạp chí Advertising Age đặt tên là khẩu hiệu quảng cáo tốt nhất của thế kỷ 20. Trong khẩu hiệu này đã chứa đựng USP hoàn hảo cho De Beers và giúp hãng gây ấn tượng trong lòng các khách hàng.
6.6 USP của Vinfast - “Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam”
Hình 7. Không thể chối cãi khi slogan “Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam” là USP thành công nhất của Vinfast.
VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô và xe máy với sự hậu thuẫn của Vingroup – doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Năm 2018, Vinfast chính thức giới thiệu hai sản phẩm của mình tại triển lãm Paris Motor Show. Đây là lần đầu tiên thương hiệu ô tô Việt Nam có mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất thế giới.
Vinfast tạo nên khẩu hiệu đánh thẳng vào tâm lý và lòng tự tôn dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam: “Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam”. Chính vì điều này, thương hiệu Vinfast đã khơi gợi và tạo nên niềm tự hào mãnh liệt về thương hiệu riêng do chính người Việt tự lắp ráp và sản xuất. Đây là USP hết sức thông minh và thành công, giúp cho Vinfast đạt được doanh số như hiện tại.
7. Cách khám phá USP của bạn và sử dụng nó để tăng doanh số
7.1 Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng
Trước khi bắt đầu suy nghĩ về những điểm nào giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ khác thì bạn cần biết hầu hết mọi thứ về khách hàng tiềm năng của mình. Khi bạn xác định khách hàng tiềm năng lý tưởng của mình, hãy xem xét những điều sau:
Khách hàng tiềm năng của bạn thực sự muốn gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào?
Những yếu tố nào thúc đẩy quyết định mua hàng của họ?
Tại sao khách hàng hiện tại lại chọn doanh nghiệp của bạn mà không chọn đối thủ cạnh tranh?
Hãy nhớ rằng - chỉ nhắm mục tiêu đến một nhóm nhân khẩu học sơ bộ là chưa đủ. Bạn cần biết chính xác bạn muốn bán cho ai, nếu bạn là họ bạn có mua sản phẩm mà bạn đang bán nếu nhìn vào USP này hay không?
7.2. Giải thích cách doanh nghiệp của bạn giải quyết vấn đề của khách hàng.
Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng không chỉ đơn thuần muốn mua sản phẩm - họ muốn giải quyết vấn đề của họ. Điều này đơn giản như việc mua một bộ công cụ đáng tin cậy sẽ tồn tại trong nhiều năm, nhưng nó có thể (và thường xuyên) phức tạp hơn nhiều.
Lấy ví dụ như ngành công nghiệp mỹ phẩm. Các công ty trong lĩnh vực này không chỉ bán đồ trang điểm - họ còn bán lý tưởng sống; quyến rũ, tự tin và phong cách. Suy nghĩ về điều này trong bối cảnh giải quyết vấn đề, những người có thể không cảm thấy quyến rũ, tự tin hoặc sành điệu nếu họ sử dụng một sản phẩm cụ thể. Đây là trọng tâm của hầu hết các quảng cáo mỹ phẩm và khái niệm này cũng áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Để tạo ra một USP mạnh, bạn phải xem xét hồ sơ của khách hàng tiềm năng của mình và sau đó tiếp thị sản phẩm của bạn theo cách cho họ thấy rằng bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ và giải quyết vấn đề của họ.
- Nếu khách hàng tiềm năng chọn sản phẩm của bạn, cuộc sống của họ sẽ được cải thiện như thế nào?
- Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt khiến khách hàng tiềm năng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ tạo nên nền tảng cho USP của bạn.
7.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và USP của họ là gì? Tìm kiếm những “khoảng trống” mà đối thủ của bạn bỏ lỡ để có thể giới thiệu thương hiệu của mình một cách khác biệt và độc đáo. Các sản phẩm trong cùng một danh mục có thể được định vị theo những cách cực kỳ khác nhau — ví dụ, giày dép có thể nhấn mạnh vào kiểu dáng, sự thoải mái hoặc độ bền...
7.4. Suy nghĩ về những cách khả thi để áp dụng nó trong doanh nghiệp của bạn
USP chỉ thật sự hay và hiệu quả khi nó được áp dụng đúng cách. Bạn không thể cam kết với khách hàng bạn có thể giao hàng đến cho họ nhanh nhất nếu bạn không có một đội ngũ vận chuyển được phân bổ hợp lý và đủ tốt. Bạn không thể đảm bảo với khách hàng sản phẩm của bạn là tốt nhất nếu bạn không biết cách chứng minh nguồn gốc của nó. USP có thể được đưa vào các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp bạn, từ tên thương hiệu đến chính sách hoàn trả của bạn để củng cố ý tưởng cho khách hàng của bạn.
8. Có thể ứng dụng USP trong những trường hợp nào?
Trong lĩnh vực bán hàng offline hay trade marketing
- Unique Selling Presentation đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này: một cách trình bày độc đáo ở điểm bán hay những hoạt động shopper marketing thú vị như PG Sampling, thiết kế quầy kệ, Wobbler, Khuyến mãi, tư vấn mua hàng,.. sẽ thu hút lượng khách kha khá ghé thăm quầy của bạn đấy
Trên các nền tảng xã hội Facebook, Instagram, sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay tại các Trung tâm thương mại, đường phố, chợ
- Để ra đơn hàng ngay lập tức mà không phải là sản phẩm có thương hiệu thì Unique Selling Price - Cách đề giá độc đáo sẽ giúp bạn nhận được sự quan tâm rất nhiều từ khách hàng khi họ được mua sản phẩm với giá hời.
- Những hình thức bán hàng giảm giá khuyến mãi + Sản phẩm khan hiếm + Đồng giá + Mua 1 tăng 1 trở nên rất phổ biến trên các kênh bán hàng này và người thắng cuộc chính là người có cách đề giá độc đáo.
Tạm kết
USP là kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp và nhà bán hàng nếu họ muốn thành công trong việc thu hút khách hàng và đánh bại đối thủ cạnh tranh. Đã có rất nhiều thương hiệu thành công nhờ việc chọn đúng cho mình USP “đắt giá” để họ đạt được doanh số khủng và có được vị trí trên thị trường như ngày nay.
Vừa rồi Haravan đã cùng bạn tìm hiểu về USP của sản phẩm là gì và gợi ý cho bạn cách để xác định và tạo USP của sản phẩm thành công. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tìm được cho mình USP phù hợp và trở thành “vị vua” trong ngành hàng mình đang buôn bán nhé.
Với nền tảng website Haravan, người kinh doanh có thể xây dựng website kinh doanh đa kênh chuyên nghiệp nhanh chóng với chi phí hợp lý. Website đã tích hợp đủ mọi tính năng (thanh toán, giao hàng, bảo mật, báo cáo, livechat,...) để bán hàng ngay. Kết nối với các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki... để quản lý bán hàng đa kênh tiện lợi và tăng trưởng vượt bậc.
Hiện tại, Haravan đang có chương trình miễn phí tạo website trong 14 ngày với gần như đầy đủ các chức năng. Bạn có thể bắt đầu trải nghiệm ngay tại đây.
Dùng thử miễn phí 14 ngày giải pháp Haravan - Giải pháp giúp bạn bán hàng và kinh doanh đa kênh Omnichannel hiệu quả và dễ dàng.
>> Có thể bạn quan tâm: