Bí quyết kinh doanh cửa hàng bán lẻ thành công cho người mới

Ngày nay, mở một cửa hàng bán lẻ không chỉ xoay quanh việc cung cấp những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày mà nó còn là việc cung cấp cả một dịch vụ chuyên nghiệp cho người tiêu dùng. Thực chất, có nhiều vấn đề rất phức tạp khi muốn triển khai kênh bán lẻ tại cửa hàng. Cùng Haravan tìm hiểu những vấn đề này nếu bạn có dự định mở cửa hàng bán lẻ hoặc củng cố lại cửa hàng của mình nhé.

1. Thu thập thông tin khách hàng

Thu thập thông tin khách hàng

Bạn khó có thể tổ chức được những chương trình marketing hiệu quả cho cửa hàng của mình nếu bạn không đầy đủ thông tin về khách hàng hiện hữu của bạn và khách hàng tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là khách hàng của bạn, họ muốn điều gì, làm thế nào để tiếp cận họ, làm thế nào để phát triển thêm… Bạn cần nắm được thông tin thống kê chung về những người sống ở khu vực gần cửa hàng của bạn và những người thường xuyên đi ngang qua khu vực cửa hàng.

Bạn cũng cần biết những thông tin rất cụ thể về khách hàng như sở thích và thói quen mua sắm của họ. Thông thường những nhà bán lẻ nhỏ thường bỏ qua điều quan trọng nầy bởi vì họ cho rằng thu thập thông tin nhân chủng học và những thông tin cần thiết khác thường mất nhiều thời gian và quá tốn kém. Sự thật không hẳn là như vậy. Đa số những thông tin nhân chủng học đều có sẵn từ chính quyền địa phương, khu phố, phường.

Bạn cũng có thể tự tổ chức những chương trình khảo sát khách hàng nhằm thu thập thông tin với một ngân sách vừa phải. Bạn có thể mướn một vài học sinh, sinh viên làm thêm giờ đi vào các khu phố chung quanh khu vực điểm bán lẻ của bạn để thu thập thông tin trong vài ngày. Những chương trình điều tra như thế nầy sẽ không tốn của bạn quá nhiều tiền.

Hoặc nếu có khá tiền hơn, bạn có thể thực hiện qui mô điều tra lớn hơn như việc các công ty sửa tài trợ tổ chức chương trình hè cho học sinh và qua đó thu thập thông tin về học sinh và phụ huynh là một ví dụ.

2. Chọn vị trí “đắc địa" mở cửa hàng bán lẻ

Chọn vị trí “đắt địa" mở cửa hàng bán lẻ

Vị trí chính là yếu tố quan trọng trong việc mở cửa hàng bán lẻ, quyết định sự thành công của việc kinh doanh. Chủ cửa hàng nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những nơi mà nhiều người qua lại, dễ thấy và dễ lui tới. Những khi vực gần trung tâm, nhà hàng, trường học hay nơi làm việc là một trong những ví dụ về sự thuận tiện.

Bên cạnh đó, tình hình giao thông cũng là vấn đề cân nhắc, ảnh hưởng khá nhiều đến việc kinh doanh. Khả năng nhìn thấy cửa hàng với không gian rộng rãi, chỗ giữ xe tiện nghi sẽ là một điểm cộng trong mắt khách hàng của bạn.

> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức cần biết khi thuê địa điểm kinh doanh

3. Nắm rõ kiến thức về sản phẩm

Nắm rõ kiến thức về sản phẩm

Để bán sản phẩm một cách hiệu quả, việc đầu tiên chính là bạn phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình đang bán. Càng hiểu rõ về sản phẩm bấy nhiều, thì cơ hội bán được càng cao, giúp dễ dàng thuyết phục khách hàng quyết định mua hàng hơn. Hơn nữa, việc nắm rõ tính chất sản phẩm giúp bạn cập nhật được xu hướng và nhu cầu khách hàng nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể đầu tư cho cửa hàng mình những dòng sản phẩm có chất lượng tốt để khách hàng cảm nhận rằng những sản phẩm ấy xứng đáng với cái giá mà họ trả. Nếu có thể được, dòng sản phẩm của bạn phải khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh chính của bạn, trừ phi bạn muốn cạnh tranh đối đầu với những đối thủ đó. Nếu bạn bán áo quần thì bạn nên bán đủ tất cả các size. Điều quan trọng hơn cả là bạn muốn định vị cửa hàng của mình là một cửa hàng có những điểm khác biệt, hơn hẳn những cửa hàng cùng lọai khác.

>> Tham khảo ngay: 12 ý tưởng kinh doanh hiệu quả, tiềm năng cho người mới khởi nghiệp

4. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh về sản phẩm

Tìm hiểu chiến lược kinh doanh về sản phẩm

Để lập chiến lược kinh doanh hiệu quả đòi hỏi chủ kinh doanh phải tốn nhiều công sức và nguồn lực để đầu tư. Vì thế, một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần có:

  • Kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng và xây dựng chiến lược dài hạn.
  • Những cột mốc đánh dấu những dự kiến hoàn thành mục tiêu bằng việc chia nhỏ ra để có thể dễ dàng quan sát và làm theo.
  • Tổng kết lại xem những việc liệt kê đã hoàn thiện chưa và tiếp tục kế hoạch đã đề ra.

Mặc dù mục tiêu kinh doanh sẽ không thay đổi theo thời gian, những chiến lược thì sẽ khách nhau ở từng thời điểm. Nhà kinh doanh cần phải nỗ lực hoàn thành chiến lược đã đề ra. Nên tìm hiểu thêm về cả chiến lược marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh cửa hàng bán lẻ.

5. Tuyển chọn nhân viên

Bạn có thể có giá tốt, sản phẩm tốt, tính tiện lợi tốt hấp dẫn đối với mọi người, và bạn cũng có một chính sách dịch vụ khách hàng tốt trên giấy, nhưng nếu bạn không có sự giúp đỡ của những nhân viên bán hàng tốt, bạn vẫn khó có thể thành công.

Đội ngũ bán hàng là “tài sản” quan trọng trong công việc kinh doanh của bạn!

Vậy thì nên thuê những nhân viên bán hàng như thế nào? Không dễ tí nào, ngay cả những người quản lí kinh nghiệm cũng thú nhận họ đã từng thể thuê nhầm người. Chưa kể đến vòng đời của một nhân viên bán hàng thường rất ngắn, cao lắm khoảng 1,5 -2 năm hoặc có thể lâu hơn tùy vào chế độ chăm sóc nhân viên và nhiều yếu tố khác nữa. Việc thuê nhầm người là không tránh khỏi, tuy nhiên có thể hạn chế nếu bạn phân tích nhu cầu của mình và tìm người đáp ứng tốt những nhu cầu ấy.

>> Xem ngay: 6 cách khen thưởng nhân viên mà không phải trả thêm tiền

Thường trong lĩnh vực bán lẻ, bạn cần thuê người theo những tiêu chí sau đây:

  • Người thích bán hàng và tự hào khi chốt được một giao dịch bán hàng.
  • Người có tính tự chủ mà bạn có thể tin tưởng rằng người ấy sẽ đến nơi làm việc đều đặn hàng ngày.
  • Người thông minh, học nhanh và thích mở rộng kiến thức.
  • Người có diện mạo tươi, vui vẻ thể hiện hình ảnh cửa hàng một cách tích cực
  • Người thích tiếp xúc và quan hệ được với những người khác.
  • Người không tỏ ra mình quan trọng, nhưng cũng không bị choáng ngợp quá mức bởi sự quan trọng của khách hàng thuộc dạng VIP.
  • Người ân cần với khách hàng, với đồng nghiệp và với cấp quản lý.
  • Người có tham vọng sẽ trở thành như bạn, hay muốn một ngày nào đó sẽ … có cửa hàng riêng.

Tất nhiên là còn có một số tiêu chí khác mà bạn cũng muốn xem xét như hình thức, cách ăn nói, tố chất, kinh nghiệm trong công việc…

6. Rèn luyện nhân viên bán hàng

Rèn luyện nhân viên bán hàng

Tuyển được một người bán hàng vừa ý là không phải dễ. Do vậy bạn phải dành thời gian kèm cặp để người mới nầy có thể hội nhập với môi trường làm việc mới, và trở thành nhân viên hữu ích gắn bó lâu dài với bạn.

Bạn phải cử một người nhân viên kỳ cựu chỉ dẫn người mới này, hoặc chính bạn chịu trách nhiệm này. Đặc biệt là trong thời gian hai tuần đầu làm quen với công việc, làm quen với các mặt hàng và các qui trình công việc trong cửa hàng.

Bạn phải bố trí người bán hàng mới làm việc bên cạnh một người cũ mẫu mực để người mới có thể nghe được cách mà người cũ tiếp chuyện với khách hàng, điều nầy giúp cho người mới cảm nhận được mọi việc được thực hiện như thế nào trong cửa hàng. Người nhân viên cũ được phân công huấn luyện người mới cũng phải ở gần bên người mới sao cho anh ta có thể nghe được người mới tiếp chuyện khách hàng. Điều nầy giúp anh ta đưa ra những nhận xét và những lời khuyên đối với người mới vào mỗi cuối ngày.

Cuối hai tuần làm quen công việc, bạn phải ngồi lại với người mới để đưa ra những đánh giá chung về hiệu quả công việc cũng như là những đề nghị về những điều cần cải thiện, khắc phục.

Định kỳ bạn cũng cần gặp gở trực tiếp với từng nhân viên trong cửa hàng (kể cả người làm tốt) để đánh giá hiệu quả công việc, và lắng nghe những đề nghị của họ về cách làm thế nào cải thiện hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn.

>> Xem ngay 6 cách cạnh tranh lành mạnh giúp xây dựng đội ngũ và cải thiện năng suất

7. Lên kế hoạch cho các chương trình Marketing và chăm sóc khách hàng

Không phải thời điểm nào, nhu cầu của khách hàng cũng như nhau. Để kích thích khách mua hàng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý với từng thời điểm để duy trì lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng, tránh trường hợp công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do có thời điểm không có khách hàng.

Để phục vụ cho các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, nên lựa chọn những phần mềm bán hàng có chức năng hỗ trợ marketing như: SMS marketing, email marketing, tạo chương trình khuyến mãi,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể khai thác chiến lược Marketing Offline thông qua việc trung bày sản phẩm và mặt tiền của cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng

7.1 Trưng bày sản phẩm

Chất lượng và màu sắc bắt mắt của bạn sẽ làm khách hàng thu hút và hài lòng. Bạn nên bắt đầu xác định chiến lược marketing phù hợp bằng viêc làm nổi bật sản phẩm của bạn. Thử cách bày trí những sản phẩm bạn chạy nhất tại nơi trung tâm cửa hàng, những sản phẩm tiêu dùng nhanh có thể để ở quầy thanh toán, giúp thu hút được sự quan tâm cũng như sự thị hiếu của khách hàng để tăng cao doanh thu, thúc đẩy doanh số. Tại khu vực trung tâm, bạn nên đặt một màn hình tivi để hiển thị quảng cáo sản phẩm mới, sản phẩm hot đang bán chạy và sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.

Trưng bày sản phẩm hợp lý

7.2 Mặt tiền cửa hàng

Mặt tiền cửa hàng

Đây là khu vực mà khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi vào cửa hàng. Vì vậy bạn nên tận dụng lợi thế này để thu hút thêm khách hàng. Bạn có thể thiết kế biển quảng cáo để giới thiệu về sản phẩm để treo trước cửa ra vào, nơi dễ thấy nhất. Trình bày sản phẩm sao cho hợp lý và logic nhất để lôi cuốn khách hàng bước vào khám phá cửa hàng của bạn. Việc giữ cho không gian lề đường trước cửa hàng sạch sẽ cũng rất quan trọng để có thể làm nổi bật những hình ảnh, thiết kế của bạn.

8. Thủ tục đăng ký kinh doanh bán lẻ bạn cần biết.

Để mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì chỉ nhà bán hàng chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định, thủ tục để thực hiện cho đúng, đảm bảo cửa hàng vận hành trôi chảy, thuận tiện.

Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng để cửa hàng không bị sai phạm về mặt pháp luật; ngoài ra bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.

Nếu cần, hãy xin ý kiến tư vấn của luật sư và sự trợ giúp của kế toán để công việc kinh doanh của bạn được trôi chảy và hạn chế mắc những sai lầm đáng tiếc với luật pháp.

9. Kết luận

Trong bài viết này, Haravan đã chia sẻ đến bạn thông tin về các bước mở cửa hàng bán lẻ, các lưu ý khi bắt đầu kinh doanh. Nếu bạn chuẩn bị kinh doanh bán lẻ nhưng vẫn còn cảm thấy hoang mang, mông lung ở giai đoạn ban đầu hãy chủ động cho mình một kế hoạch quản lý kinh doanh rõ ràng và hiệu quả.

Haravan là địa chỉ uy tín có thể giúp bạn bằng cách đưa ra những tư vấn, chiến lược và công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả. Chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh của công ty. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi!

-----------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan:

Top 8 món ăn khuya hấp dẫn không thể bỏ qua khi kinh doanh

31/10/2022 MKT Ngan

Cách làm giỏ quà Tết trang trí đẹp, tinh tế thu hút khách hàng

01/11/2022 Trần Hoàng Ngọc Tâm

Vốn 500 triệu kinh doanh gì? 6 cách kinh doanh an toàn hiệu quả

03/11/2022 MKT Nguyệt