Kinh doanh thua lỗ là một vấn đề mà không một cá nhân hay doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra. Việc học hỏi từ chính những thất bại là cách giúp bạn trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn trên con đường kinh doanh của mình. Sau đây, Haravan sẽ bật mí cho bạn 12 nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thất bại và cách vực dậy mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp.
1. Tại sao kinh doanh thất bại?
1.1 Không nghiên cứu kỹ thị trường
Kinh doanh thất bại do không nghiên cứu kỹ thị trường
Không nghiên cứu kỹ thị trường là một trong những lý do hết sức phổ biến dẫn đến tình trạng kinh doanh thất bại. Điều này là hậu quả từ việc không tìm hiểu kỹ thị trường về nhu cầu, hành vi tiêu dùng, đặc điểm nhân khẩu của nhóm khách hàng mục tiêu hay đối thủ cạnh tranh,...
Chẳng hạn: Nếu bạn kinh doanh những đôi giày sang trọng ở một vùng nông thôn, thì chắc chắn bạn sẽ không thể bán được đôi nào, nếu bán được thì cũng rất ít. Đây chính là một thực tế cho việc không nghiên cứu kỹ thị trường trước khi kinh doanh.
Vì vậy, trước khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm nào đó, bạn cần nghiên cứu thật rõ thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó, thì trước hết bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Những sản phẩm, dịch vụ nào đang phổ biến trên thị trường?
- Thị trường đang thiếu gì?
- Người tiêu dùng cần gì?
- Nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu ra sao?
- …
Sau khi nghiên cứu, tìm ra thị trường mà bạn muốn hướng đến, hãy triển khai các hoạt động marketing mạnh mẽ để khách hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm mới.
1.2 Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể
Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao kinh doanh thất bại?”. Bởi đây là yếu tố quan trọng và cần thiết để các công ty, doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài và bền vững.
Mỗi doanh nghiệp đều có những tiềm năng, yếu tố cũng như các công việc phải và cần được tính toán chi tiết tỉ mỉ trong kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng về sản phẩm hay dịch vụ, lên giá thành, chiến lược đánh giá khách hàng, chiến dịch quảng bá,... trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Thiếu đi kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc bạn không nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, địa điểm cũng như khách hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh. Bởi điều cơ bản nhất trong kinh doanh là phải tóm lược được vốn đang có, những thử thách có thể gặp phải, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai,… trong kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch không chỉ giúp bạn biết rõ hơn mình đã, đang và sẽ làm gì mà còn xem bạn đã làm được bao nhiêu, giúp bạn phát triển và mở rộng trong tương lai dễ dàng hơn.
1.3 Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính
Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính
Một trong những nguyên nhân kinh doanh thua lỗ chính là không chuẩn bị tốt nguồn tài chính. Với những người lần đầu bắt tay vào kinh doanh, họ chưa thể xác định được số vốn cần có là bao nhiêu thì hợp lý, chưa biết cách quản lý dòng tiền, hay thậm chí là vay vốn quá nhiều,... Gánh một số nợ quá lớn ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp có thể sẽ chưa thu lại lợi nhuận ngay trong vòng mấy tháng đầu. Bởi vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Do đó, khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn phát tài ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.
1.4 Quản lý không hiệu quả
Quản lý không hiệu quả cũng là một yếu tố dẫn đến kinh doanh thất bại. Bởi nhiều bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp kinh doanh theo phong trào, người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoạt động của công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động.
Vì thế, trước khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh doanh, càng hiểu sâu càng tốt. Bạn cũng có thể lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
1.5 Không kiểm soát được chi phí
Không kiểm soát được chi phí
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc không kiểm soát được chi phí là một trong các yếu tố chính dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Bởi việc kiểm soát chi phí không hiệu quả thì chẳng mấy chốc mà số vốn bạn bỏ ra không mấy chốc mà hết sạch, nâng cao khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính và nợ nần cho doanh nghiệp và bản thân bạn.
Vì vậy, bạn cần có một bộ phận kế toán để kiểm soát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.
1.6 Chọn địa điểm kinh doanh
Chọn địa điểm kinh doanh không phù hợp
Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thu hút khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với họ, dễ dàng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Để có được điều đó, trước hết, bạn cần thiết phải tìm hiểu rõ địa bàn mà bạn định chọn là địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh ngành, nghề mà bạn định kinh doanh hay không. Bởi nếu chọn sai sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp và thậm chí là dẫn đến kinh doanh thất bại.
>>> Bài viết cùng chủ đề: Mặt bằng kinh doanh và những điều nhất định bạn phải biết
1.7 Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực
Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực cũng là một trong các nguyên nhân kinh doanh thua lỗ, đặc biệt là đối với những người mới kinh doanh lần đầu. Là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên chú trọng và phát triển kinh doanh một lĩnh vực mình am hiểu nhất sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận nhất.
Bởi khi ôm đồm quá nhiều lĩnh vực chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao nhất mà đòi hỏi bạn cần phải có cái nhìn xa, kiến thức chuyên sâu về nó nếu muốn thành công.
1.8 Thiếu tính xác thực và sự minh bạch
Những doanh nghiệp thiếu tính xác thực và sự minh bạch trong kinh doanh thì chắc chắn sẽ kinh doanh thất bại. Có thể không phải là hôm nay hay ngày mai, nhưng đảm bảo một ngày nào đó sẽ thất bại.
Nguyên nhân chính ở đây là bạn không tạo được lòng tin vào thương hiệu của bạn từ khách hàng bởi những chiêu trò trong kinh doanh sẽ không giúp bạn tồn tại trong dài hạn được. Chính vì vậy, hãy tập trung vào các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn có thể đem đến cho khách hàng và đảm bảo thực hiện được những cam kết mà bạn đưa ra.
1.9 Mở rộng phát triển quá nhanh
Mở rộng phát triển quá nhanh
Rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp kinh doanh thua lỗ khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng.
Bởi họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn.
Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp trẻ. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra các quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.
1.10 Chỉ nghĩ đến doanh số
Chỉ nghĩ đến doanh số khiến kinh doanh thua lỗ
Chỉ nghĩ đến doanh số cũng là nguyên nhân kinh doanh thua lỗ. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số.
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh mở rộng quy mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. Doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn, hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết quả lại thật đáng buồn.
Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận. Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.
1.11 Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh
Khả năng thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cả các sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể.
Sẽ chẳng giúp ích được gì cho nhà doanh nghiệp nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. Doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn.
1.12 Quá tin vào người khác
Nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ là quá tin vào người khác
Một trong những nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là quá tin vào người khác. Họ thuộc đủ các đối tượng, từ đối tác, nhà tài trợ, nhân viên hay chính khách hàng.
Chẳng hạn: Nếu quá tin vào nhân viên của mình, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ, thậm chí phải nhờ pháp luật hỗ trợ. Hay việc quá tin vào ngân hàng khi bắt đầu đầu tư, nhưng nửa chừng ngân hàng lại quyết định không cho vay tiếp. Khi doanh nghiệp quá tin vào khách hàng cũng có thể bị từ chối nhận hàng, không chịu thanh toán đủ và đúng hạn.
Doanh nghiệp sẽ phải chịu những hậu quả to lớn, thậm chí là phá sản nếu thiếu cẩn trọng và không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
2. Sau khi kinh doanh thất bại phải làm sao?
2.1 Liệt kê ra những điều đã làm sai
Liệt kê những điều đã làm sai sau khi kinh doanh thất bại
Liệt kê ra những điều đã làm sai là gợi ý đầu tiên để trả lời câu hỏi “Kinh doanh thất bại phải làm sao?”. Nếu không may dự án kinh doanh của bạn bị thua lỗ, bạn cần tìm hiểu và liệt kê tất cả những nguyên nhân, điều đã làm sai gây ra. Chỉ có như vậy thì bạn sẽ không bao giờ gặp lại những sai lầm này trong tương lai.
2.2 Chấp nhận “Thất bại là mẹ thành công”
Thay vì ngụy biện, đổ thừa cho một lý do nào đó, hay cố gắng rót tiền vào một dự án đã đi vào ngõ cụt, bạn nên chấp nhận sự thật về sự thất bại của mình. Bạn hãy xem như thất bại này là một phần nhỏ trên con đường dẫn đến thành công của mình, qua đó sẽ giúp bạn vượt qua sự thất bại này một cách mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, hãy áp dụng thái độ tư duy cầu tiến. Trước khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn hãy bắt đầu thể hiện tầm nhìn của bản thân và viết chúng ra giấy. Hãy sử dụng nó như một bản đồ để tạo ra kế hoạch kinh doanh của bạn. Ngay cả khi bạn đã bắt đầu kinh doanh, bạn vẫn có thể nhìn về phía trước. Bạn muốn kết quả nào cho công việc kinh doanh của mình? Bạn muốn công ty sẽ ở đâu trong những tháng và năm tới?
- Tầm nhìn đó có thể được vẽ ra như sau:
- Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp bạn
- Các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn sẽ cung cấp
- Các cách để tìm khách hàng tiềm năng
- Chiến lược tiếp thị
- Vấn đề bạn sẽ giải quyết
- Các cách để định vị bản thân so với đối thủ cạnh tranh của bạn
2.3 Quản lý dòng tiền một cách hiệu quả
Quản lý dòng tiền một cách hiệu quả
Quản lý dòng tiền một cách hiệu quả là câu trả lời cho câu hỏi “Kinh doanh thua lỗ phải làm sao?”. Nếu không có dòng tiền nhất quán , doanh nghiệp của bạn cuối cùng sẽ cạn kiệt và phá sản. Vì vậy, bạn cần phải có tiền vào, nếu không bạn sẽ không thể thanh toán các khoản chi tiêu. Đầu tiên, hãy dự báo dòng tiền để bạn biết tiền vào và ra. Hãy nhớ rằng, đây chỉ là dự báo, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về tương lai tài chính của bạn.
Việc sử dụng dự báo sẽ giúp bạn dự đoán doanh thu và chi tiêu có khả năng xảy ra (bao gồm cả các giao dịch tiền mặt) để bạn biết mình có khả năng có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng của mình.
Các khía cạnh khác của việc quản lý dòng tiền của bạn một cách hiệu quả bao gồm gửi hóa đơn đúng hạn, nhận tiền đặt cọc trước, thanh toán hóa đơn đúng hạn và theo dõi kịp thời những khách hàng chậm thanh toán.
2.4 Tập trung sức lực
Qua những bài học từ lần thất bại trước đó, chắc hẳn đem lại cho bạn những bài học rất giá trị và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, để vực dậy sau kinh doanh thất bại một cách nhanh chóng, bạn cần tập trung dốc hết sức để đứng dậy để đưa những điều đang dang dở đến đích thành công. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá suy nghĩ về việc thất bại đó, hãy coi nó như một thử thách nhỏ mà bạn phải đối mặt.
2.5 Phân tích SWOT của doanh nghiệp thường xuyên
Phân tích SWOT của doanh nghiệp thường xuyên
Để trả lời cho câu hỏi “Kinh doanh thua lỗ nợ nhiều phải làm sao?”, bạn cần phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa) để kiểm tra các lĩnh vực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp của bạn.
Bài tập này sẽ giúp bạn xác định được những khía cạnh doanh nghiệp bạn đang làm tốt và chưa tốt. Để phân tích SWOT thành công, bạn cần xác định:
S - Strengths (Điểm mạnh): Là những yếu tố tốt bên trong doanh nghiệp. Đây là những thứ đang hoạt động suôn sẻ và mang lại lợi nhuận. Một số câu hỏi giúp bạn xác định điểm mạnh là:
- Bạn đang làm điều gì tốt nhất?
- Những nguồn lực nội tại mà bạn hay công ty có là gì?
- Công ty của bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ như thế nào?
W - Weaknesses (Điểm yếu): là những khía cạnh đang làm tổn hại đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Bạn cần xác định xem có gì đó không hoạt động bình thường hay không. Sau đó, hãy xem xét và thực hiện những thay đổi ngay lập tức, hướng tới điều gì đó mới mẻ hơn hoặc loại bỏ chúng nếu cần thiết. Một số câu hỏi giúp bạn xác định điểm yếu như sau:
- Những việc nào bạn đang làm chưa đạt tiêu chuẩn?
- Có những lời nhận xét chưa tốt nào về bạn?
- Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
- Nguồn lực về nhân viên, cơ sở vật chất hiện tại có tốt hay không?
O - Opportunities (Cơ hội): là đề cập đến các yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự thuận lợi hoặc một lợi thế cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức. Điều này có thể đến từ sự nở rộ của thị trường, xu hướng công nghệ phát triển, đối thủ đang gặp vấn đề,... Một số câu hỏi giúp bạn xác định cơ hội của doanh nghiệp là:
- Những điều kiện khách quan nào từ bên ngoài có thể giúp bạn phát triển ưu điểm của mình?
- Những xu hướng công nghệ nào bạn có thể nắm bắt để phát triển?
- Các chính sách nào của Chính phủ có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp?
T - Threats (Nguy cơ): là các yếu tố bên ngoài có thể gây hại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố điển hình có thể kể đến như: dịch bệnh, biến động thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách của Chính phủ,... Tất nhiên, bạn sẽ không thể kiểm soát được các nguy cơ nhưng có thể lường trước và đưa ra các phương án dự phòng. Để xác định thách thức của doanh nghiệp, bạn có thể dựa vào một số câu hỏi sau:
- Những chính sách nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn?
- Có những đối thủ tiềm năng nào đang phát triển mạnh?
- Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của bạn?
Trước khi phân tích SWOT, bạn hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách các điểm mạnh và điểm yếu có thể xác định được của bạn. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn doanh nghiệp của mình ở đâu trong tương lai. Hãy nhìn xem bạn đang ở đâu. Cuối cùng, sử dụng kết quả phân tích SWOT của bạn để thiết kế các mục tiêu bạn dự định hoàn thành và phát triển một kế hoạch hành động để hoàn thành chúng.
Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.
Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan
Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
- Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
- Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
- Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
- Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:
- Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
- Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
- Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.
2.6 Luôn lấy khách hàng làm trung tâm
Một nghiên cứu cho thấy, hơn 80% doanh thu của một doanh nghiệp đến từ 20% khách hàng của họ. Khách hàng trung thành chính là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp bạn thành công. Do đó, hãy cho họ tham gia vào các chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị và phát triển sản phẩm mới của bạn. Chia sẻ các nghiên cứu điển hình, xem xét quan điểm của họ, tiếp thu phản hồi của họ (cả tốt và xấu) và khiến họ cảm thấy mình quan trọng.
Ví dụ: Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới - Starbucks, luôn coi trọng trải nghiệm khách hàng của họ. Khi tuyển dụng, các nhân viên tiềm năng được kiểm tra về thái độ tốt, quan tâm đến khách hàng và nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của họ. Công ty cũng sẽ không ngại đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể mang lại.
2.7 Đặt các mục tiêu thông minh và phát triển các chiến lược có thể đạt được chúng
Đặt các mục tiêu thông minh và phát triển các chiến lược có thể đạt được chúng
Hãy viết ra các mục tiêu của bạn. Điều này sẽ cho bạn sự rõ ràng và giúp bạn dễ dàng đạt được chúng hơn. Sau đó, sử dụng phương pháp thiết lập mục tiêu SMART để giữ cho bản thân luôn tập trung:
S - Specific (Cụ thể): Bạn cần một mục tiêu cụ thể, không mơ hồ, không chung chung, một mục tiêu càng cụ thể thì việc thực hiện càng trở nên dễ dàng. Ví dụ như, trong trường hợp bạn muốn mua nhà. Thay vì “tôi muốn mua nhà” bạn hãy đặt mục tiêu “tôi sẽ tiết kiệm”.
M - Measurable (Đo lường được): Công việc có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng đo lường. Có nghĩa là khi thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn cần gắn mục tiêu với mức độ đánh giá cụ thể. Việc đưa ra mức độ cụ thể trong đo lường sẽ thúc đẩy sự cố gắng trong bạn.
A - Attainable (Khả năng thực hiện được): Bạn cần phải nhìn nhận vào khả năng của bản thân trước khi đưa ra cho mình một kết quả cần đạt được. Việc đưa ra một kết quả quá cao sẽ khiến bạn chán nản và dẫn đến tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn sẽ lập cho mình một mục tiêu đơn giản, dễ dàng, bởi khi mục tiêu quá dễ dàng đạt được sẽ không tạo cho bạn cảm giác hứng thú để đạt được nó.
R - Relevant (Tính thực tế): Tính thực tế cũng đồng nghĩa với khả năng thực hiện. Bạn nên vạch định rõ ràng các yếu tố nhằm mục đích tăng tính thực tế cho mục tiêu của mình như: nhân lực, thời gian, tiền bạc,…
T - Time bound (Đặt khung thời gian): Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của bạn. Và nó cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bản thân bạn. Nếu thời gian đặt ra chưa phù hợp với mục tiêu bạn có thể điều chỉnh nó sao cho hợp lý nhất để có thể đạt được mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất.
3. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã chia sẻ cho bạn 12 nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ và cách vực dậy mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin giá trị trên con đường khởi nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
--------------
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm: