Mục tiêu SMART là gì? Cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART

Mục tiêu SMART là một mô hình đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng, thiết lập và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Vậy nguyên tắc SMART là gì? Làm thế nào để thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART? Hãy theo dõi bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!

1. Nguyên tắc SMART là gì?

muc-tieu-smart

Nguyên tắc SMART giúp doanh nghiệp thiết lập và đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu

Nguyên tắc SMART là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là mô hình “thông minh” giúp doanh nghiệp thiết lập và đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch Marketing.

Nhờ mô hình SMART, doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu Marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, và nhà quản lý cũng có thể loại bỏ được những hoạt động không phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Chẳng hạn: Nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh thu - giảm thiểu chi phí, thì bạn nên tránh phung phí ngân sách vào những hàng hóa không cần thiết hoặc mang lại lợi nhuận thấp.

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART sẽ đánh giá các mục tiêu Marketing dựa trên 5 tiêu chí sau:

  • S - Specific (Tính cụ thể)
  • M - Measurable (Đo lường được)
  • A - Attainable (Tính khả thi)
  • R - Relevant (Sự liên quan)
  • T - Time bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

2. Lợi ích của nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

2.1 Cụ thể hóa mục tiêu

muc-tieu-smart

Phương pháp SMART giúp cụ thể hóa mục tiêu

Thông thường, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới cho quý tiếp theo sau khi kết thúc một quý. Nhiều doanh nghiệp sẽ hào hứng đặt ra những mục tiêu vĩ mô và tham vọng lớn. Tuy nhiên, hầu hết những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ và không có tính khả thi trong thực tế.

Lúc này, quy tắc SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu của mình bằng những chỉ số đo lường cụ thể. Nhờ đó, những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt sẽ hiện ra trên một bức tranh cụ thể và rõ ràng.

2.2 Cung cấp những kết quả chính xác và nhanh hơn

Ngay từ bước thiết lập mục tiêu, phương pháp SMART đã nhấn mạnh sự quan trọng của tính cụ thể và có thể đo lường. Chẳng hạn như: Đâu là mục tiêu mà đội ngũ Marketing cần đạt được? Mục tiêu đó có thể đo lường được không và đo bằng công cụ nào? Họ cần hoàn thành mục tiêu đó ở mức độ như thế nào? Kết quả đo lường được như thế nào mới được xem là đạt chuẩn?

Nhờ những yếu tố trên, đội ngũ Marketing có thể xác định được kết quả công việc đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu chưa, họ sẽ biết cần phải điều chỉnh gì trong công việc để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của Haravan.

muc-tieu-smart

Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail

HaraRetail có những ưu điểm nổi trội mà các app quản lý bán hàng khác khó có được như:

  • Giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin khách hàng ở cả offline lẫn online. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều thứ họ muốn hơn nhờ hiểu rõ tâm lý khách hàng.
  • Báo cáo chi tiết, chính xác và nhanh chóng về hàng tồn kho, đổi trả hàng, doanh thu,... ở 1 cửa hàng hay 100 cửa hàng.
  • HaraRetail có hệ thống xử lý đơn hàng đa kênh thông minh giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý các đơn hàng online.
  • Chủ cửa hàng có thể nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên nhờ tính năng phân quyền nhân viên chi tiết.
  • Đặc biệt, HaraRetail là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Các doanh nghiệp cần vay mà đủ điều kiện của ngân hàng đưa ra thì, họ sẽ được vay 3 tỷ đồng kèm theo các ưu đãi tín dụng khác.

Tuy là có nhiều tính năng là vậy nhưng HaraRetail lại rất dễ sử dụng. Chủ doanh nghiệp không rành về công nghệ thì cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail để quản lý công việc kinh doanh của cửa hàng mình chỉ sau 1 - 2 lần sử dụng.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của HaraRetail mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,... đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm quản lý bán hàng mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

2.3 Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

muc-tieu-smart

Mô hình SMART giúp gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Mô hình SMART có thể đo lường và xác định một cách cụ thể, chính xác nhất. Vì vậy, đội ngũ nhân viên Marketing sẽ có định hướng cụ thể trong quá trình làm việc nhằm đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời, việc hạn chế thời gian tuy tạo áp lực nhưng cũng sẽ là động lực để học hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có thể sử dụng phương pháp SMART để tạo động lực cho nhân viên. Chẳng hạn: Nếu như mục tiêu của doanh nghiệp là gia tăng doanh số thì bạn có thể lập ra phần thưởng cho mỗi mốc doanh thu. Khi nhân viên đạt được các mốc nhất định thì sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra.

2.4 Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

Một trong những lợi ích của mô hình SMART chính là phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Quy tắc SMART sẽ giúp bạn liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự liên kết này chính là cầu nối gắn kết giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh tập thể khi đối diện với khó khăn.

2.5 Giảm căng thẳng trong công việc

muc-tieu-smart

Quy tắc SMART giúp giảm căng thẳng trong công việc

Năng suất của nhân viên cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như doanh nghiệp không thể xác định mục tiêu cụ thể. Họ sẽ bắt đầu cảm thấy bản thân không có định hướng và không biết cần phải làm gì. Về lâu dài, việc này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Việc thiết lập mục tiêu SMART sẽ giúp họ có thể chủ động xác lập mục tiêu cá nhân phù hợp với năng lực bản thân mà vẫn đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Qua đó, nhân viên sẽ thư giãn và tập trung tinh thần để làm việc hơn do không bị quá tải công việc.

3. Cách thiết lập mục tiêu SMART

3.1 Specific (Cụ thể)

muc-tieu-smart

Tính cụ thể trong nguyên tắc SMART

Specific có thể hiểu là việc các mục tiêu càng được đề ra chi tiết và cụ thể thì doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng nắm bắt và đo lường mức độ khả thi của các hoạt động. Còn nếu chỉ tóm gọn mục tiêu chung chung thì việc đo lường mức độ khả thi sẽ rất khó và không đem lại hiệu quả. Để thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn mong muốn đạt được cái gì?
  • Ai sẽ là người làm?
  • Làm thế nào để thực hiện và những chiến lược sẽ được sử dụng?
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu?
  • Khi nào mục tiêu này được hoàn thành?
  • Mục tiêu có đem lại một kết quả rõ ràng?

Chẳng hạn: Mục tiêu của bạn là “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng A trong công ty”. Đây không phải là một mục tiêu có tính cụ thể. Thay vào đó, mục tiêu theo mô hình SMART sẽ là “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng A trên Facebook thêm 30% so với tháng trước”.

3.2 Measurable (Đo lường được)

Tiêu chí tiếp theo bạn cần đảm bảo khi xác định mục tiêu dựa trên phương pháp SMART là Measurable. Tính đo lường là cách dễ nhất cho bạn hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất theo từng mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Với mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng A trên Facebook thêm 30% so với tháng trước”, bạn hoàn toàn có thể đo lường bằng công cụ quản lý fanpage của Facebook. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm lượt like trang, lượng tương tác, chia sẻ, bình luận bài viết,… Những yếu tố này được thể hiện bằng con số cụ thể qua những dữ liệu do Facebook thu thập.

3.3 Attainable (Tính khả thi)

muc-tieu-smart

Tính khả thi trong mô hình SMART

Việc đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân và mọi người làm việc, tuy nhiên nếu nặng quá sẽ thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được.

Do đó, tính khả thi sẽ giúp các nhà quản lý nghiêm túc xem xét nội lực doanh nghiệp, khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên, tiềm lực để bứt phá. Đây là động lực để mỗi thành viên trong công ty có thể cố gắng, thách thức giới hạn, đạt đến thành công.

Chẳng hạn: Nếu đặt mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng A trên Facebook thêm 30% so với tháng trước” thì bạn cần đảm bảo đội ngũ Marketing có khả năng thực hiện. Đồng thời mục tiêu này sẽ khả thi nếu độ nhận diện của nhãn hàng A trên Facebook đã tăng khoảng 20% vào tháng trước.

3.4 Relevant (Tính thực tế)

Chữ R này trong mô hình SMART có 2 trường phái dùng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tế và số còn lại dùng từ RELEVANT nghĩa là Liên quan.

Tuy nhiên, chúng đều có nghĩa chung là mục tiêu của doanh nghiệp thì phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung, nó phải giải quyết được các vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải.

Mục tiêu của từng nhân viên thì phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực chức vụ đang làm, phù hợp với mục đích phát triển công ty.

Ví dụ: Với mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 30% so với tháng trước” thì bạn cần xem xét liệu tăng độ nhận diện có giúp tăng doanh số nhãn hàng A lên hay không? Mục tiêu này có giúp đảm bảo đạt mục tiêu doanh thu mà doanh nghiệp đã đề ra không?

3.5 Time bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

muc-tieu-smart

Tính thời gian trong quy tắc SMART

Thiết lập thời gian dựa theo mô hình SMART sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên đi đúng theo một lịch trình cụ thể. Một mục tiêu có tính thời gian cụ thể sẽ giúp nhà quản lý và đội ngũ nhân viên hoàn thành đúng các công việc theo một lịch trình rõ ràng.

Ví dụ: Việc đặt ra mục tiêu “Tăng độ nhận diện của nhãn hàng B trên Facebook thêm 30% so với tháng trước” nghĩa là công việc này sẽ được đo lường theo tháng. Phòng Marketing cần đưa ra các chiến lược cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra sau một tháng thực hiện.

4. Ví dụ về mục tiêu theo SMART

Ví dụ về mục tiêu theo SMART - Tuyển dụng nhân sự:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tuyển dụng đủ nhu cầu nhân sự mới của công ty
  • M – Measurable (Tính đo lường): 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với nhu cầu tuyển dụng và khả năng tài chính hiện nay, tôi muốn tuyển dụng 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đủ nhân sự đáp ứng triển khai dự án mới ký kết.
  • T – Time bound (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/04/2023.

Ví dụ về mục tiêu theo SMART - Tăng lưu lượng truy cập website sản phẩm:

muc-tieu-smart

Ví dụ về tăng lưu lượng truy cập website sản phẩm

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm.
  • M – Measurable (Tính đo lường): Với mức tăng ít nhất 10% mỗi tháng.
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng đăng tải ít nhất 5 bài viết chuẩn SEO, giải quyết vấn đề khách hàng đang quan tâm cho website, tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm lên ít nhất 10% mỗi tháng.
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
  • T – Time bound (Tính thời điểm): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện ngay từ tháng 3/2023.

Ví dụ về mục tiêu theo SMART - Phát triển team thiết kế:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế
  • M – Measurable (Tính đo lường): Thêm ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng chi trả quỹ lương và năng lực đào tạo của team thiết kế hiện nay, tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế với ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo khối lượng, tiến độ công việc trong quý I - 2023 và thời gian tiếp theo
  • T – Time bound (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 30/03/2023.

Ví dụ về mục tiêu theo SMART - Gia tăng sự hài lòng của khách hàng:

muc-tieu-smart

Ví dụ về gia tăng sự hài lòng của khách hàng

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn team Chăm sóc khách hàng nhận được sự hài lòng cao của khách hàng
  • M – Measurable (Tính đo lường): Với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team Chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn team nhận được sự hài lòng cao của khách hàng, với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
  • T – Time bound (Tính thời điểm): Mục tiêu cần được thực hiện ngay trong 3/2023.

5. Phân biệt mục tiêu SMART với OKR

muc-tieu-smart

Phân biệt mục tiêu SMART với OKR

Điểm chung:

Điểm chung đầu tiên dễ dàng nhận thấy là cả hai mô hình đều dựa trên mô hình Quản lý mục tiêu (MBO) của Peter Drucker. Cả mô hình OKR và phương pháp SMART đều được đặc trưng bởi MBO với niềm tin rằng mục tiêu là chìa khóa phát triển của tổ chức.

Cả hai mô hình đều chứa các tiêu chí đặc trưng cho mô hình này. Dù chỉ có 3 chữ viết tắt nhưng nhìn chung OKR bao hàm tất cả các tiêu chí thiết lập mục tiêu SMART.

So sánh sau đây giúp chứng minh rằng OKR đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như SMART:

  • Tính cụ thể: Các mục tiêu cần được xác định và định hướng rõ ràng, trong khi Kết quả chính sẽ đi sâu vào ý nghĩa của việc hoàn thành chúng.
  • Có thể đo lường được: Hiệu suất chính luôn bao gồm các số liệu đo lường tiến độ hướng tới mục tiêu.
  • Khả thi: OKR phải khả thi với thời gian và nguồn lực sẵn có của công ty. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham vọng khi thiết lập tiêu chuẩn cho các kết quả chính. Đạt 70% giới hạn có thể coi là thành công.
  • Mức độ phù hợp: Tất cả các mô hình OKR (ngoại trừ OKR cuối cùng) được sắp xếp theo thứ tự đánh giá tăng dần, cung cấp một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
  • Thời hạn để đạt được mục tiêu: Đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho mỗi OKR. OKR cho toàn công ty thường là 1 năm, đối với các nhóm khác là khoảng 1 quý.

Cả hai mô hình SMART và OKR đều xác định một khuôn khổ không chính thức được tạo ra và thay đổi theo thời gian khi hoạt động kinh doanh. Điều này trái ngược với các mô hình quản lý khác được áp dụng trong các tổ chức nghiên cứu, chính phủ hoặc tổ chức chuyên nghiệp.

Khác biệt:

Trong SMART, các mục tiêu được thiết lập riêng biệt, hoàn toàn đơn giản và dễ nhớ. OKR cũng đưa ra các tiêu chí, nhưng phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu và cách đo lường tiến độ hướng tới mục tiêu thông qua các kết quả chính.

  • Ở điểm này, chữ M viết tắt của SMART cũng dễ gây nhầm lẫn vì có nhiều biến thể của chữ M đại diện cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, chữ M có thể có nghĩa là đo lường được (Measurable), có ý nghĩa (meaningful) hoặc thúc đẩy (motivational).
  • Thay đổi ý nghĩa thành một chữ M khác có thể thay đổi cấu trúc và trọng tâm của mục tiêu SMART, làm giảm tầm quan trọng của việc đo lường tiến độ hướng tới mục tiêu - trong khi OKRs luôn được đảm bảo.

OKR không giải quyết các mục tiêu một cách riêng lẻ.

Sự khác biệt lớn giữa các mục tiêu OKR và SMART là các mục tiêu được tạo theo cấp độ và khung thời gian.

  • OKR ở đầu hệ thống phân cấp có thể mất 5 - 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Những mục tiêu này đi đôi với tầm nhìn (doanh nghiệp muốn ở đâu trong 5 - 10 năm tới) và sứ mệnh của công ty (mục tiêu của chúng ta là gì?).
  • Mô hình của OKR là phụ và thường kéo dài 1 năm. Nó thể hiện chiến lược của công ty được thể hiện dưới dạng 3 - 5 mục tiêu mà toàn bộ tổ chức phấn đấu có được. Mô hình OKR doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết mọi hoạt động của tổ chức, đặt ra mục tiêu rõ ràng cho nhân viên và làm chuẩn mực cho mô hình OKR của các bộ phận khác.

Mô hình OKR cho thấy một bức tranh theo ngữ cảnh về mục tiêu - các cấp độ của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa những mục tiêu trong các cấp độ này. Còn mục tiêu SMART chỉ tập trung vào việc xem xét tạo ra mục tiêu riêng biệt.

6. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã chia sẻ cho bạn về nguyên tắc đặt mục tiêu SMART, đồng thời cũng đã bật mí cho bạn cách thiết lập mục tiêu theo mô hình này. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về mục tiêu SMART và có thể áp dụng chúng để thiết lập, đạt được mục tiêu. Chúc bạn thành công!

-------------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: