Tuyệt chiêu mở cửa hàng kinh doanh gạo hiệu quả hái ra tiền

Với một thị trường tiêu thụ gạo sôi nổi như hiện nay thì việc kinh doanh gạo trở thành ngành kinh doanh đầy hứa hẹn đột phá trong tương lai. Vậy tuyệt chiêu kinh doanh gạo trở nên thuận lợi và thu hút khách hàng thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chia sẻ bí kíp kinh doanh gạo hái ra tiền

1. Các loại hình kinh doanh gạo bạn nên biết

Gạo là mặt hàng có nguồn cung ổn định nên thường được kinh doanh theo hình thức bán lẻ như bán tại các ki ốt chợ truyền thống, phân phối trong siêu thị, đại lý bán lẻ, hay bán buôn cho các đại lý tổng. Tuy nhiên phổ biến hơn cả là hình thức mở cửa hàng gạo với đa dạng loại gạo.

2. Quy trình kinh doanh gạo

Gạo là lương thực cần thiết của cuộc sống hằng ngày, để kinh doanh gạo thành công bạn cũng cần phải có quy trình kinh doanh gạo của mình để việc kinh doanh thuận tiện hơn. Dưới đây là quy trình kinh doanh gạo bạn có thể tham khảo nhé.

2.1. Chuẩn bị nguồn tiền, chi phí

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra bởi những người mới kinh doanh gạo như:

  • Tổng số tiền cần kinh doanh gạo là bao nhiêu?

  • Số tiền để đầu tư ban đầu?

  • Cần bao nhiêu tiền để nhập gạo?

  • Số tiền tối thiểu để trụ được trong vòng 6 tháng đến 1 năm?

  • Số tiền chi hàng tháng?

Khi kinh doanh bất cứ mặt hàng gì đều cần vốn và chi phí kinh doanh ban đầu. Với việc kinh doanh gạo thì cần một chi phí ban đầu để bắt đầu nhập gạo và bắt đầu một hành trình kinh doanh gạo hiệu quả hơn. Kinh doanh gạo ban đầu cũng là bước thử nghiệm bạn hãy nhập những nguồn gạo từ địa phương, càng đa dạng càng tốt để khách hàng lựa chọn. Sau đó hãy khảo sát những vị khách để biết được loại gạo nào được chọn lựa nhất, từ đó bạn cân đối với nguồn gạo của mình để nhập về số lượng phù hợp. Thông thường ở giai đoạn ban đầu bạn sẽ nhập khoảng 1 - 2 tấn với chi phí khoảng 20 - 30 triệu sau đó hãy nâng dần số lượng theo tình hình kinh doanh.

Chi phí kinh doanh gạo

Chi phí kinh doanh gạo

Ngoài ra bạn cũng cần thêm chi phí cố định như chi phí mặt bằng (nếu phải đi thuê), tiền điện, nước, internet, chi phí trưng bày như cân, thùng gạo, pallet chất gạo, kệ trưng bày,...

Hãy quan sát tình hình kinh doanh của quán để bạn có thể xoay dòng tiền một cách dễ dàng hơn.

2.2. Tìm hiểu thị trường, xác định địa điểm

Tìm hiểu thị trường trong việc kinh doanh gạo chính là tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm gạo của khách hàng. Bạn cần xem thói quen mua hàng của khách là gì và kiểu gạo nào được ưa chuộng tại khu vực bạn kinh doanh. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập gạo và lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Kinh doanh gạo cần mặt bằng rộng rãi để chứa được số lượng gạo nhất định. Ngoài ra bạn cũng cần chọn mặt bằng ở địa hình bằng phẳng tránh phải đi lại lên xuống nhiều gây khó khăn cho việc bê gạo. Ngoài ra trong quá trình chọn bạn phải chú ý tới địa điểm kinh doanh gạo phải thông thoáng, có ánh sáng tránh những khu vực ẩm, hay ngập khi gặp mưa đặc biệt là ở trong các thành phố.

Bạn cũng nên bố trí cửa hàng gạo gọn gàng, có lối đi cho khách xem gạo. Những loại nào là gạo mới hay gạo được ưa chuộng nhiều nhất thì bạn nên để ở hàng đầu. Ghi tên gạo lên trên thùng gạo hoặc cắm biển tên cho bao gạo để khách dễ dàng phân biệt.

2.3. Phân tích đối thủ, xác định khách hàng mục tiêu

Vào lúc bắt đầu kinh doanh gạo, bạn hãy xem xung quanh khu vực bạn có cửa hàng bán cùng phân khúc gạo với bạn không. Nếu có hãy tìm hiểu xem cửa hàng kinh doanh gạo có điều gì đặc biệt, có đông khách không và tại sao. Từ việc phân tích đối thủ bạn sẽ tìm ra điểm khác biệt cho việc kinh doanh gạo của bạn ngoài ra còn tránh được những sai lầm từ người đi trước.

Phân tích đối thủ, khách hàng mục tiêu giúp kế hoạch kinh doanh gạo hiệu quả

Phân tích đối thủ, khách hàng mục tiêu giúp kế hoạch kinh doanh gạo hiệu quả

Trong mô hình kinh doanh gạo mà các bạn chọn, bạn nhắm tới khách hàng mục tiêu là ai? Là người bán buôn hay bán lẻ, là khách hàng tập thể như công ty, trường học, quán ăn, nhà hàng, hay là các khách hàng cần nguyên liệu chế biến thành thực phẩm như nấu rượu, bún, phở, bánh,... Tùy thuộc vào khả năng và mục tiêu kinh doanh mà bạn chọn cho mình khách hàng kinh doanh phù hợp sau đó mở rộng thêm khách hàng mục tiêu.

2.4. Xây dựng danh sách gạo

Một cửa hàng đa dạng loại gạo rất cần thiết, hãy dựa vào nghiên cứu thị trường và khách hàng để xây dựng lên danh sách gạo cửa hàng nên kinh doanh. Người Việt thường muốn ăn những gạo chất lượng, có tính chất gạo thơm, dẻo ngọt, dẻo vừa, xốp mềm và nở thường,... Các loại gạo phổ biến như: gạo Đài Loan, gạo ST21, gạo ST25, gạo tám thơm, gạo nàng xuân, gạo bắc hương,...

Mỗi một loại gạo có tính chất khác nhau

Mỗi một loại gạo có tính chất khác nhau

2.5. Tìm nhà cung cấp gạo uy tín

Việc tìm nhà cung cấp gạo là một việc quan trọng trong kinh doanh gạo vì việc tìm được nguồn gạo vừa giá cả hợp lý, lại đảm bảo chất lượng gạo giúp bạn có uy tín với khách hàng. Ngoài khi tìm nhà cung cấp bạn cần phải lưu ý những chính sách chiết khấu hay hỗ trợ trong quá trình lấy hàng và bán, đảm bảo nguồn cung ổn định để đảm bảo kết quả kinh doanh.

2.6. Quản lý kho hàng

Việc kinh doanh gạo phải quản lý số lượng gạo lớn và số lượng gạo theo từng thương hiệu. Ngoài ra bạn còn phải quản lý kho hàng làm sao để tránh thất thoát và cập nhật được số lượng gạo trong kho cho hợp lý để còn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Quản lý kho hàng còn là quản lý nhập xuất, đảm bảo hiệu quả bán ra cũng như quản lý công nợ của khách hàng.

Quản lý xuất - nhập kho gạo giúp chủ động kế hoạch kinh doanh gạo

Quản lý xuất - nhập kho gạo giúp chủ động kế hoạch kinh doanh gạo

Một số phần mềm quản lý bán hàng như phần mềm Haravan giúp cho chủ kinh doanh quản lý được toàn bộ hệ thống kinh doanh gạo của mình một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và thông minh. Đặc biệt có những báo cáo giúp cho chủ kinh doanh cập nhật được số lượng thừa thiếu trong kho một cách chi tiết điều này giúp hạn chế những sai sót cũng như đảm bảo cho việc vận hành kinh doanh gạo được trơn tru.

2.7. Quảng cáo, marketing kinh doanh gạo

Muốn buôn bán gạo hiệu quả thì điều tiên quyết bạn cần phải làm là quảng cáo, marketing thật tốt. Nếu bạn có vị trí kinh doanh sầm gần khu đông dân là điều rất tốt, nhưng bạn cũng đừng lo nếu bạn không được may mắn có được vị trí buôn bán đẹp. Những phương thức quảng cáo và tiếp thị sẽ giúp được việc kinh doanh gạo hiệu quả hơn như: sử dụng các chương trình khuyến mại, quảng cáo trực tiếp bằng việc phát tờ rơi, quảng cáo trên các kênh mạng xã hội. Còn khi bạn có điều kiện hơn bạn có thể tạo website bán hàng và đăng bán sản phẩm trên web của bạn.

3. Kinh nghiệm kinh doanh gạo thành công

  • Chất lượng sản phẩm: Để đạt thành công trong kinh doanh gạo, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất. Khách hàng đánh giá cao gạo có hương vị tốt, hạt gạo trắng, dẻo, không bị hỏng hóc hay côn trùng gây hại. Để đảm bảo chất lượng, bạn cần lựa chọn các nguồn gạo đáng tin cậy, kiểm tra và thực hiện quy trình sản xuất và lưu trữ gạo đúng quy chuẩn. Nếu gạo của bạn có chất lượng cao, khách hàng sẽ tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh tốt cho thương hiệu của bạn.

  • Thúc đẩy khách hàng bằng các chương trình khuyến mại: Để thu hút thêm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tạo thêm các chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng thân thiết hoặc khi có ai đó giới thiệu tới cửa hàng của bạn. Ngoài việc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì chương trình tri ân khách hàng bằng các quần quà đơn giản như nước mắm, mì chính, đường,...thì khách sẽ phấn khởi và lần sau sẽ đến cửa hàng của bạn.

  • Chăm sóc khách hàng: Hãy làm sự khác biệt của chiến lược kinh doanh gạo của bạn bằng cách gọi điện hỏi thăm khách hàng sử dụng gạo này chất lượng như thế nào? Có muốn đổi sang gạo khác ăn thử không? Và nhắn với khách hãy quay lại cửa hàng của mình khi cần mua gạo.

Bí kíp kinh doanh gạo thành công

Bí kíp kinh doanh gạo thành công

  • Tiếp thị, mở rộng kênh bán hàng: Một trong những cách thúc đẩy thêm doanh thu của việc kinh doanh gạo chính là tiếp thị mở rộng thị trường bằng cách mở rộng kênh buôn bán. Ngoài buôn bán trực tiếp tại cửa hàng bạn có thể bán trực tuyến hay bán hàng đa kênh trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee,...Nếu có điều kiện bạn hãy tạo thêm trang website của mình để khách từ ở những nơi xa có thể ghé thăm và đặt hàng. Từ đó việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn nhiều.

4. Cách quảng bá cửa hàng kinh doanh gạo

4.1. Cho khách hàng dùng thử gạo

Cho khách dùng thử gạo là một cách quảng cáo hiệu quả

Cho khách dùng thử gạo là một cách quảng cáo hiệu quả

Trong giai đoạn đầu kinh doanh gạo, để khách hàng biết được sản phẩm và việc bạn bán gạo, bạn có thể cho khách hàng dùng thử gạo hoặc tặng khách 1 - 2kg ăn thử. Ví dụ như khi bạn khảo sát thị trường thì món quà tặng cho mọi người hoàn thành xong khảo sát chính là tặng gạo. Từ đó bạn hãy giới thiệu việc kinh doanh gạo của bạn cho khách hàng, chỉ cần mọi người nhắn tin hoặc gọi điện cho bạn là bạn mang tới cho khách hàng. Là cách quảng cáo truyền thống nhưng mang lại hiệu quả cao. Đây là cách tiếp cận khách hàng trực tiếp và truyền thống và vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên khi cho khách dùng thử gạo bạn phải lựa chọn gạo có chất lượng tốt phù hợp với đối tượng bạn hướng tới.

4.2. Tận dụng quan hệ sẵn có

Hãy tận dụng mối quan hệ của bạn và những người hàng xóm để mọi người giới thiệu và tiếp thị giúp việc kinh doanh gạo hoặc đơn giản là mua gạo của bạn rồi cho bạn nhận xét ăn loại gạo nào ngon. Chắc chắn nhờ có sự giới thiệu của bạn bè và những người xung quanh thì cửa hàng của bạn sẽ đông khách và việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn.

4.3. Quảng cáo, tiếp thị cho những người ở quanh khu vực kinh doanh

Bạn có thể quảng cáo tiếp thị cho mọi người xung quanh bằng việc phát tờ rơi, quảng cáo tại đài phát thanh để mọi người biết đến việc kinh doanh của bạn nhiều hơn và việc kinh doanh gạo của bạn thu hút được được nhiều khách hàng.

4.4. Quảng cáo vào các khách hàng tập thể

Khách hàng tập thể là nguồn khách hàng cố định và ổn định nhất, tuy nhiên để tiếp thị và quảng cáo cho đối tượng khách hàng này cần phải có các giấy tờ hóa đơn và giấy an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo uy tín và an toàn cho khách hàng lớn. Ngoài ra đối với khách hàng lớn thì bạn cũng cần phải để một mức giá hợp lý với chiết khấu phù hợp để có được những hợp đồng lớn.

Khách hàng tập thể là một nguồn khách ổn định với lượng tiêu thụ lớn

Khách hàng tập thể là một nguồn khách ổn định với lượng tiêu thụ lớn

6. Thị trường kinh doanh gạo tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và lực lượng lao động dồi dào, nước ta có thể sản xuất gạo với quy mô lớn và chất lượng cao. Điều này tạo ra tiềm năng và cơ hội kinh doanh rất lớn trong ngành gạo.
Đồng thời, gạo là mặt hàng không thể thiếu của người dân Việt, bởi vậy thị trường tiêu thụ gạo cũng luôn được ổn định so với các mặt hàng hàng. Thị trường kinh doanh gạo tại Việt Nam không nhiều biến động và sự canh tranh gay gắt nhưng chất lượng gạo ngon vẫn chưa được chú trọng tới chất lượng dinh dưỡng. Ngoài ra người dân Việt chọn gạo để ăn cũng theo cảm tính như ăn ngon miệng hay cho giá cả hợp lý mà dẫn đến đặc tính của sản phẩm không có chứng nhận và bao bì sản phẩm vẫn còn chưa được đẹp mắt.

Thị trường kinh doanh gạo trong nước ổn định

Thị trường kinh doanh gạo trong nước ổn định

7. Kết luận

Trên đây là những bí kíp kinh doanh gạo hái ra tiền để giúp bạn bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này. Hãy cập nhật những kiến thức về gạo và những công nghệ về quản lý giúp việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả và được tối đa lợi nhuận.


Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: