Do xe máy đang là phương tiện được người dân Việt Nam sử dụng nhiều nhất trên thị trường nên kinh doanh phụ tùng xe máy cũng là một trong các lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Nhưng để có thể kinh doanh thành công thì bạn cần phải có những kiến thức nhất định về thị trường. Sau đây, Haravan sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy thành công cho người mới bắt đầu.
1. Tiềm năng kinh doanh phụ tùng xe máy hiện nay
Tiềm năng kinh doanh phụ tùng xe máy hiện nay
Hiện nay, ở Việt Nam, xe máy là phương tiện được người dân sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Vậy nên nhu cầu sửa chữa hay thay thế phụ tùng xe là rất lớn. Để kinh doanh được mặt hàng này bạn cần có một lượng kiến thức nhất định. Do đây là một thị trường khá mới mẻ nên việc áng chừng vốn đầu tư cũng gây nên khó khăn cho việc lên kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, việc kinh doanh phụ tùng xe máy sẽ là một môi trường kinh doanh rất có tiềm năng.
2. Chi phí mở cửa hàng phụ tùng xe máy là bao nhiêu?
2.1 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh phụ tùng xe máy
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh là chi phí không thể thiếu khi mở cửa hàng phụ tùng xe máy. Nếu như bạn đã có sẵn mặt bằng để kinh doanh, thì đó là điều may mắn cũng như lợi thế cực lớn bởi bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá để đầu tư vào việc khác.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có mặt bằng để buôn bán phụ tùng xe máy thì bạn buộc phải đi thuê và chi phí mà bạn phải bỏ ra để tìm được địa điểm ưng ý là không hề nhỏ. Chưa kể đến một số nơi còn bắt bạn phải đóng tiền thuê mặt bằng 1 năm/lần thì số tiền bỏ ra ban đầu còn nhân lên gấp bội.
Chi phí thuê mặt bằng mở đại lý phụ tùng xe máy thường cao hơn so với chi phí thuê mặt bằng để kinh doanh các lĩnh vực khác bởi đây thuộc vào dạng kinh doanh nhiều rủi ro, có thể gây bẩn, gây hư hại tới nhà cửa nên chủ nhà sẽ tính cả khấu hao tài sản cố định vào tiền thuê.
Ví dụ, nếu bạn định mở cửa hàng phụ tùng xe máy ở các thành phố lớn, diện tích khoảng 20m2 thì chi phí thuê mặt bằng hàng tháng sẽ khoảng 7 - 8 triệu là bình thường. Chính vì vậy, khi đi thuê mặt bằng, bạn nên đàm phán sao cho chủ nhà đồng ý cho thanh toán 3 tháng/lần để tiết kiệm được chi phí ban đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tối ưu khoản chi phí thuê mặt bằng này bằng cách chọn địa điểm kinh doanh là những ngôi nhà ở trong ngõ, hoặc những ngôi nhà không quá khang trang. Như vậy thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng và chủ nhà cũng khó có thể ép giá thuê của bạn.
2.2 Chi phí nhập phụ tùng xe máy
Chi phí nhập phụ tùng xe máy
Khi mở đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy thì hiển nhiên không thể thiếu chi phí nhập phụ tùng xe máy. Mỗi một dòng xe máy khác nhau đều có riêng một dòng phụ tùng khác nhau. Chính vì vậy, nếu ngay từ đầu bạn không xác định được mình sẽ tập trung vào phụ tùng dòng xe nào có nhu cầu cao nhất thì chi phí nhập phụ tùng xe máy rất khó để xác định.
Bởi nếu cứ nhập theo cảm tính, không có sự tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu, sản phẩm nào cũng nhập thì bao nhiêu tiền cũng chẳng đủ, đã vậy nguy cơ tồn hàng dẫn đến thâm hụt vốn lại càng cao.
Phụ kiện cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy
Nếu bạn muốn mở cửa hàng phụ tùng xe máy càng lớn, mặt hàng càng đa dạng thì số vốn bỏ ra lúc đầu càng nhiều và ngược lại. Do việc mở đại lý phụ tùng xe máy càng lớn thì càng khó xác định chính xác số vốn cần bỏ ra bao nhiêu nên sau đây, Haravan sẽ lấy ví dụ về số vốn lúc đầu cần bỏ ra để mở cửa hàng phụ tùng xe máy nhỏ:
Giả sử bạn chọn buôn bán phụ tùng xe máy nhỏ thì ban đầu, bạn cần chuẩn bị khoảng 70 triệu đồng để thuê mặt bằng và nhập thật nhiều dầu nhớt, kính chiếu hậu, xăm, đèn, lốp, budi, yếm, má đĩa, dây phanh,... bởi đây là những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất, bất kỳ một loại xe máy nào cũng cần đến. Lưu ý rằng 70 triệu đồng này chưa tính tiền mua máy móc hỗ trợ. Tùy vào loại máy móc và số lượng mà bạn muốn mua, hãy ước chừng và cộng thêm vốn nếu cần thiết.
2.3 Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên khi mở cửa hàng phụ tùng xe máy
Khoản vốn tiếp theo mà bạn cần phải tính khi buôn bán phụ tùng xe máy đó chính là chi phí thuê nhân viên (hay thợ sửa chữa, thay thế). Bởi khi mở cửa hàng phụ tùng xe máy, bạn không thể nào một mình làm hết tất cả được. Hơn nữa, thợ sửa chữa, thay thế phụ tùng xe máy cần phải có thời gian học và thực hành, có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được.
Do đó, một tháng trung bình bạn sẽ cần bỏ thêm 6 - 7 triệu đồng/ 1 thợ. Tuy nhiên, nếu bạn mở đại lý phụ tùng xe máy nhỏ, và bạn đã hoàn toàn tự tin vào tay nghề của mình, thì bạn không cần phải tính đến khoản phí này.
Theo Haravan, để tối ưu được khoản chi phí này, bạn nên dựa vào khả năng của mình để lên kế hoạch cho phù hợp với nguồn lực. Trước khi tự mở đại lý phụ tùng xe máy, bạn có thể xin vào làm thợ của các trung tâm sửa chữa, thay lắp phụ tùng xe máy. Sau khi đã học đủ các kỹ năng liên quan, cộng thêm việc đã có kha khá vốn, thì lúc đó bạn hãy tự mở cửa hàng phụ tùng xe máy cho riêng mình.
2.4 Chi phí thuê kho
Chi phí thuê kho kinh doanh phụ tùng xe máy
Khi buôn bán phụ tùng xe máy, để khách hàng cũng như bản thân dễ dàng tìm kiếm thì chắc chắn cửa hàng của bạn không thể thiếu các loại giá, kệ. Hãy sắp xếp các loại hàng hóa sao cho thận gọn gàng, khoa học để vừa gây ấn tượng với khách hàng, tạo niềm tin, vừa bảo vệ tốt chất lượng hàng hóa, thuận lợi hơn cho công việc kinh doanh của bạn. Khoản chi phí cho không gian lưu trữ, bày bán phụ tùng này sẽ không vượt quá 10 triệu đồng.
2.5 Chi phí lưu trữ lưu động
Chi phí lưu trữ lưu động khi kinh doanh phụ tùng xe máy
Khi kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào, thì tuyệt đối không thể không tính đến khoản chi phí duy trì cửa hàng. Ban đầu, khi cửa hàng bạn chưa có lượng khách ổn định hoặc lượng khách không lớn, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí, hoặc bạn cần triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế thì khoản vốn duy trì này rất nên chuẩn bị từ trước. Thời gian đầu, bạn chỉ cần để sẵn khoảng 20 triệu để duy trì cửa hàng là ổn.
Bên cạnh các loại chi phí cần thiết mà Haravan đã nhắc đến ở trên, rất nhiều các khoản chi phí khác mà bạn cần chi trả như chi phí quảng cáo, marketing (như phát tờ rơi, rửa xe miễn phí trong ngày đầu khai chương,...), chi phí mua phần mềm quản lý để quản lý các nhà cung cấp, quản lý số lượng tồn kho, nhập vào, bán ra,...
Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng phụ tùng xe máy, bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí thuê quản lý, chi phí thuê kiểm toán kho và bạn chỉ cần đầu tư một lần duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thuận tiện hơn trong việc kinh doanh rất nhiều.
Ngoài ra, nếu như bạn chưa biết sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nào để việc kinh doanh trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, thì bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan.
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel Haravan sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mới ở đa kênh, tăng gấp 3 lần tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân sự, xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, Haravan Omnichannel cũng sẽ giúp doanh nghiệp:
- Dễ dàng tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng và giúp cho doanh nghiệp của bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Quản lý hiệu quả data của khách hàng.
- Tăng mức độ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như chi phí quản lý giảm đáng kể.
- Tăng trưởng doanh thu vượt bậc, đạt hiệu suất kinh doanh tối ưu. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
3. Kinh nghiệm mở đại lý phụ tùng xe máy thành công
3.1 Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy
Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy
Cũng giống như rất nhiều ngành nghề khác, để việc kinh doanh trở nên đơn giản và hiệu quả, thì điều đầu tiên mà bạn cần làm trước khi mở cửa hàng phụ tùng xe máy đó chính là nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu.
Nếu như bạn định kinh doanh phụ tùng xe máy dành cho các loại xe thông dụng, thì khách hàng của bạn có thể là bất cứ ai, từ nhân viên văn phòng đến những người dân lao động chân tay,... Vậy nên, bạn cần phải xem xem khu vực bạn định mở đại lý phụ tùng xe máy đã có ai kinh doanh mặt hàng này hay chưa? Nếu có thì có đắt khách không? Họ đang kinh doanh theo mô hình nào?
Nếu như bạn hướng tới kinh doanh các dòng xe phân khối lớn, thì nhóm khách hàng mục tiêu và yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng phụ tùng cũng sẽ khác. Bên cạnh đó, phụ tùng cho các loại xe máy này giá cả cũng cao hơn và khó tìm hơn so với các loại xe thông dụng. Đồng thời, các tay chơi xe thường cũng sẽ giới thiệu cho nhau các cửa hàng phụ tùng uy tín để thay thế, sửa chữa khi cần.
Vậy nên, nếu ban đầu bạn mới chỉ có vốn kinh doanh mà chưa có quan hệ rộng rãi hoặc ngược lại, thì bạn nên hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với một người khác để tận dụng được thế mạnh của hai bên. Khi đó, việc kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường kinh doanh, bạn cũng cần phải tập trung phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình để học hỏi và rút ra được kinh nghiệm buôn bán phụ tùng xe máy cho bản thân. Hãy đi khảo sát nơi mình đang sinh sống xem có những đối thủ cạnh tranh nào, hoặc bạn có thể tìm kiếm họ thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,... Tiếp đó, hãy dành thời gian để ghé thăm các cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thành công và phân tích cách kinh doanh phụ tùng xe máy của họ, từ giá kinh doanh phụ tùng xe máy đến đối tượng khách hàng, số lượng hàng tồn kho,...
Qua việc thu thập dữ liệu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy cho bản thân. Với những kinh nghiệm mà bản thân có được, bạn hãy xây dựng tập hợp các giá trị cốt lõi cho sản phẩm, dịch vụ và tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình.
3.3 Tìm nhà cung cấp phụ tùng xe máy
Tìm nhà cung cấp phụ tùng xe máy
Sau khi hoàn thành các bước mà Haravan đã nói ở trên, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm cách nhập phụ tùng xe máy. Về cơ bản, bạn có thể nhập hàng theo các cách sau:
Nhập hàng từ các công ty cung cấp phụ tùng xe máy: Khi bạn nhập hàng từ chính các công ty chuyên cung cấp phụ tùng xe máy, bạn sẽ được hỗ trợ về giá lẫn chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, để được vậy thì bạn cần phải nhập số lượng hàng hóa lớn, hoặc là nhập nhỏ lẻ nhưng với mức giá cao hơn.
Nhập hàng từ đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy: Tuy không có quy mô to như các công ty sản xuất, nhưng khi nhập hàng từ các đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy, bạn có thể lấy số lượng bao nhiêu tùy thích, dựa theo số vốn bạn có và quy mô cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, có một nhược điểm là giá nhập hàng từ các đại lý này chắc chắn sẽ cao hơn giá của các công ty sản xuất.
Hàng ngoại nhập: Các phụ tùng xe máy như dầu nhớt, lốp xe,... thường được nhập từ các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc,... do có mức giá cả hợp lý và giao thương khá thuận lợi. Chính vì vậy mà cách này được rất nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để tiết kiệm được phần nào chi phí.
3.4 Lên kế hoạch tiếp thị phụ tùng xe máy
Để nhiều người biết đến cửa hàng phụ tùng xe máy của bạn hơn, bạn nên sử dụng cả kênh tiếp thị online lẫn offline. Hãy bắt đầu thâm nhập thị trường bằng việc thành lập một website, đăng ký Facebook, Zalo,... để quảng bá và tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.
Bên cạnh đó, Haravan cũng khuyên bạn nên kinh doanh phụ tùng online. Bởi xu thế mua sắm trực tuyến ngày càng lớn, việc kinh doanh phụ tùng xe máy online sẽ giúp bạn mở rộng được tệp khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số cho cửa hàng bạn.
Để tiếp cận được khách hàng trong khu vực bạn mở đại lý phụ tùng xe máy, bạn cũng nên tham gia vào các triển lãm xe, hội chợ tại địa phương và các khu vực lân cận nhằm quảng cáo cho cửa hàng phụ tùng xe máy của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia vào các hội nhóm đam mê xe, hay các hội nhóm mở lớp dạy sửa chữa xe máy để tăng độ phổ biến cho thương hiệu và quảng bá sản phẩm kinh doanh của mình.
Nếu như bạn chưa biết tạo lập một website thương mại điện tử ra sao thì bạn có thể sử dụng phần mềm xây dựng website Haraweb của Haravan.
Phần mềm xây dựng website Haraweb của Haravan
Haraweb sẽ giúp cho bạn tạo dựng được website một cách dễ dàng, hiệu quả với các tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:
- Cung cấp SSL miễn phí giúp bảo mật và xây dựng uy tín cho Website. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng sở hữu website chuyên nghiệp theo nhu cầu, không phải tốn thời gian, chi phí thuê kỹ thuật viên thiết kế.
- Có được một Website chuẩn SEO, tối ưu hóa tìm kiếm theo tiêu chuẩn của Google. Giúp doanh nghiệp truyền tải sứ mệnh, tầm nhìn, câu chuyện riêng, từ đó tăng mức độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng.
- Trang bị nền tảng quảng cáo đa kênh miễn phí.
- Tính năng Responsive cho nhiều thiết bị, hỗ trợ trải nghiệm mượt mà trên di động. Qua đó mà doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian mua sắm cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Dễ dàng kết nối với sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm chi phí vận hành, cụ thể là chi phí nhân sự, mặt bằng hoặc chi phí marketing. Qua đó mà có thể tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận bán hàng.
- Liên kết với công cụ quảng cáo Facebook, Zalo, Chatbot giúp cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng.
- Báo cáo đa kênh trực quan, chi tiết giúp cho bạn dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp mình hơn.
4. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã bật mí cho bạn những kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy thành công cho người mới bắt đầu. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức để có thể thỏa mãn đam mê và áp dụng chúng hiệu quả vào công việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: