Performance marketing là gì? Tổng hợp kiến thức chi tiết, cụ thể

Các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà bán hàng với các bên trung gian qua tiếp thị đang ngày một nở rộ. Nhất là trong thời đại công nghệ số, có rất nhiều những “biến tấu” trong bán hàng để thu hút khách hàng tiềm năng. Trong đó phải kể đến Performance marketing. Performance marketing là gì và đâu là sức hút của hình thức này? Cùng khám phá bài viết sau để trả lời bạn nhé!

1. Performance marketing là gì?

Performance Marketing là gì?

Performance marketing trong marketing gắn với hiệu suất, đo lường

Performance marketing là một nhánh của digital marketing (phát triển marketing dựa trên kỹ thuật số hiện đại).

Hình thức performance marketing gắn với hiệu suất. Hiệu suất này được đo lường bằng những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra như tăng doanh số bán hàng, tăng lượt tiếp cận, thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, lượt tải xuống,...

Performance marketing là sự kết hợp giữa quảng cáo trả phí với tiếp thị thương hiệu. Và việc trả phí chỉ diễn ra khi mục tiêu được hoàn thành.

Cả nhà kinh doanh (cá nhân, doanh nghiệp), đơn vị liên kết (affiliate) hay người xuất bản (publisher) đều có lợi khi tiến hành performance marketing. Cả hai bên đều hướng đến hiệu suất, đạt mục tiêu.

2. Vai trò của Performance marketing

  • Được ứng dụng trong hầu hết các giai đoạn truyền thông

Doanh nghiệp tận dụng performance marketing trong các giai đoạn của marketing. Performance marketing không chỉ hướng đến bán hàng mà còn có giá trị lan tỏa độ nhận diện thương hiệu.

  • Giúp kiểm soát, hạn chế rủi ro cho hoạt động marketing

Qua performance marketing, doanh nghiệp có thể cân đối dòng tiền. Trong giai đoạn chạy chiến dịch hiệu quả, doanh nghiệp tăng đầu tư và khi hiệu quả chiến dịch giảm, doanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư để xoay dòng vốn sau đó.

  • Báo cáo rõ ràng, số liệu cụ thể, minh bạch

Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo vấn đề doanh số, đảm bảo nguồn vốn và linh hoạt trong đầu tư.

Số liệu góp phần giúp doanh nghiệp nắm rõ KPI cũng như đảm bảo chuẩn chỉnh đầu ra liên quan đến thuế, đến giấy tờ kinh doanh.

Performance Marketing là gì?

Vai trò quan trọng của Performance marketing

3. Cách thức hoạt động của Performance marketing

Performance Marketing là gì?

Cách thức hoạt động chung của Performance Marketing

3.1 Retailers và Merchants

Nhà bán lẻ, doanh nghiệp hoặc công ty, những người muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ được gọi là Advertisers. Họ muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thông qua Affiliate, Publisher - nhà xuất bản, đối tác liên kết trung gian.

Cách thức này rất phù hợp với các ngành hàng thời trang, F&B, thể thao, sức khỏe,...Người tiêu dùng ngày nay tin tưởng vào những giới thiệu, review của người dùng uy tín.

3.2 Affiliates và Publishers

Nói về Affiliate và Publisher là nói đến những tối tác tiếp thị rất hiệu quả trong doanh nghiệp hiện nay. Họ sẽ nhận sản phẩm từ thương hiệu, từ công ty, quảng bá sản phẩm đó và nhận về hoa hồng.

Affiliate và Publisher tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến là các web, các link bán hàng qua sàn thương mại điện tử như Shopee, Tik tok hay trang web,...

Trường hợp các Influencer, những người có sức ảnh hưởng cũng được xem là một publisher. Với tầm ảnh hưởng của mình, họ sẽ tiến hành các hoạt động quảng bá, quảng cáo, đưa ra những trải nghiệm của mình và từ đó hướng dẫn, đánh giá để người mua mua hàng.

Đặc biệt, với những giới thiệu từ influencer, người tiêu dùng bao giờ cũng sẽ nhận về những ưu đãi đặc biệt cho người theo dõi.

3.3 Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms

Với hình thức performance marketing này, mạng lưới đối tác liên kết được mở rộng và tạo nên một “sàn giao dịch” giúp kết nối doanh nghiệp với các đối tác liên kết.

Performance marketing dưới hình thức này sẽ:

  • Cung cấp công cụ như banner, text links
  • Giúp theo dõi, quản lý, clicks và tạo chuyển đổi
  • Trung gian thanh toán hoa hồng, như ngân hàng

3.4 Affiliate Managers và OPMs

Hình thức này đã và đang được đề xuất gắn với affiliate, với quảng bá qua từ khóa, qua các công cụ tìm kiếm.

Chương trình performance marketing trong giai đoạn này mang tính “chuyên nghiệp” vì có những hỗ trợ từ các bên in house, agency,... Và mạng lưới marketing đủ lớn để tạo ra được những quảng bá trong doanh nghiệp, tăng uy tín cho sản phẩm.

4. Ưu điểm của digital performance marketing là gì?

4.1 Hiệu suất, cụ thể nên dễ theo dõi

Các chiến dịch Performance Marketing đều được tạo ra với mục đích rõ ràng thông qua những theo dõi, đo lường cụ thể.

Với các công cụ phân tích dữ liệu được thiết kế đặc biệt, những nhân viên chuyên phụ trách Performance Marketing sẽ nắm được những thay đổi cụ thể trong quá trình áp dụng chiến dịch.

Từ những đổi thay trong con số, công ty, doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược trước mắt và lâu dài.

Performance Marketing là gì?

Hiệu suất cụ thể trong Performance marketing

4.2 Rủi ro thấp

Từ căn cứ về số liệu được cung cấp mà các marketer sẽ biết hiệu quả chiến dịch. Họ dễ dàng đánh giá các yếu tố môi trường, yếu tố lâu bền của chiến dịch.

Nhờ đó, rủi ro kinh tế được giảm thiểu tối đa và giúp kiểm chứng vấn đề về chạy chiến dịch.

Performance Marketing là gì?

Performance marketing giúp hạn chế rủi ro khi làm marketing

4.3 Tập trung vào ROI

ROI là viết tắt của cụm Return on Investment – tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.

Performance Marketing rất chú ý tới ROI khi thực hiện chiến dịch. Trọng tâm của hoạt động Performance Marketing là hướng vào việc cải thiện độ hiệu quả của dòng tiền bỏ ra cho chi phí marketing.

Từ đó, tạo động lực để hướng đến nâng cao hình ảnh thương hiệu, khu biệt khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh số bán hàng.

Performance Marketing là gì?

Performance marketing tập trung vào ROI

5. Các hình thức thanh toán trong digital performance marketing

5.1 Pay per click

Hình thức pay per click diễn ra khi có một lần nhấp chuột vào link, vào quảng cáo. Nhà bán lẻ, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho đơn vị liên kết cho mỗi lần nhấp chuột đó.

Đây là hình thức phổ biến nhất và dễ thao tác nhất trong performance marketing.

Performance Marketing là gì?

Pay per click trong Performance marketing

5.2 Pay per Lead

Cao hơn so với pay per click, pay per land là chi phí cho khách hàng tiềm năng. Tức là, khách hàng có phản hồi, có hành động thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ hay không.

Hình thức performance marketing này đòi hỏi, hướng đến hành vi khách hàng: điền form, bình luận, tương tác,...nhằm tạo ra chuyển đổi.

Các thông tin khách hàng được cung cấp và tạo thành danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Performance Marketing là gì?

Pay per lead trong Performance marketing

5.3 Pay per sale

Pay per sale là thỏa thuận giữa nhà bán lẻ, doanh nghiệp với đơn vị liên kết. Các đơn vị liên kết sẽ lấy hàng, nhập hàng với số lượng cụ thể và thu tiền từ phần phí chênh lệch giữa các bên.

5.4 Pay per X

Kí tự X ở đây muốn chỉ mục tiêu mà doanh nghiệp, nhà bán hàng quan tâm. Đó là data khách hàng, là những click chuột, là số hàng hóa được bán, là số lượt tải xuống,...

6. 5 hình thức Performance marketing phổ biến

6.1 Affiliate marketing

Affiliate marketing, hay tiếp thị liên kết là hình thức phổ biến nhất trên thị trường performance marketing. Hình thức này là một dạng mô giới.

Những người làm Affiliate marketing có thể là những tiktoker, reviewer,...miễn là họ có traffic và tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

Performance Marketing là gì?

Hình thức Performance: Affiliate marketing

6.2 Native advertising

Native advertising là hình thức truyền thông mất phí.

Native advertising không phải một quảng cáo mà chỉ được đặt trên web như một tin tức bình thường. Song, vị trí của những native advertising thường là đầu, cạnh, phần trung tâm thông tin mà người dùng muốn tìm kiếm - đắc địa.

Việc trả phí trên Native advertising được thực hiện qua mỗi lần hiển thị hoặc mỗi một lần nhấp.

Performance Marketing là gì?

Hình thức Performance: Native advertising

6.3 Sponsored content

Sponsored Content dành cho các Influencer - những người đã có ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội và có sẵn các tài nguyên, nội dung.

Các Influencer sẽ đăng bài giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp, công ty và đặt link bán hàng để những người quan tâm có thể theo dõi. Yếu tố được bán không chỉ là sản phẩm, dịch vụ mà còn là uy tín, thương hiệu của Influencer đó.

Do vậy, bạn phải chấp nhận nguồn phí lớn hơn khi muốn hợp tác với Influencer.

Performance Marketing là gì?

Hình thức Performance: Sponsored Content

6.4 Social media marketing

Với hình thức Social media marketing, bạn sẽ sử dụng các nền tảng truyền thông để thu hút traffic. Phổ biến các kênh thu hút traffic lớn có thể kể đến là Facebook, Pinterest, Instagram, Tik Tok,..

Các số liệu trong social media được thống kê rất rõ ràng, cụ thể và có cả những so sánh, đánh giá nhằm tăng hiệu suất. Do đó, khi thực hiện performance marketing, Social Media Marketing là hướng đi hiệu quả bạn không nên bỏ qua.

Performance Marketing là gì?

Hình thức Performance: Social media marketing

6.5 Search Engine Marketing

Với Search engine marketing – tiếp thị sử dụng, có hai lựa chọn dành cho công ty, doanh nghiệp. Một là dạng tiếp cận tự nhiên (organic) và hai là dạng tiếp thị trả phí (paid).

  • Với dạng tiếp cận tự nhiên - organic, người dùng không trả tiền mà dùng các thuật toán để đẩy thông tin về sản phẩm, dịch vụ lên đầu. Phổ biến nhất chính là hoạt động SEO.
  • Dạng trả phí - Paid Search. Doanh nghiệp, công ty sẽ trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google để lên top và tiếp cận khách hàng tiềm năng thật sự.

Performance Marketing là gì?

Hình thức Performance: Search engine marketing

7. Kết luận

Performance marketing là gì? Hy vọng bài viết rên đã cho bạn có thêm những thông tin bổ ích. Nếu biết tận dụng, sử dụng một cách hiệu quả performance marketing, chắc chắn, bạn sẽ giúp doanh số bán hàng tăng vọt và ngày càng “nâng tầm” bản thân trong kinh doanh.

--------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Bài viết liên quan: