Tổng quan kiến thức về Local Marketing và cách làm Local Marketing thành công

Khái niệm Local Marketing hiện nay vẫn còn khá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Nhưng bạn biết không, loại hình Marketing này vô cùng đặc biệt và có thể mang đến nhiều lợi ích không những cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng. Sau đây Haravan sẽ tổng hợp tất tần tật những kiến thức liên quan đến marketing địa phương cho bạn tham khảo nhé!

1. Local Marketing là gì?

Tổng quan về Local Marketing

Khái niệm Local marketing là gì?

Local Marketing hay còn được là marketing địa phương là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng đến cộng đồng xung quanh. Những chiến dịch thường hướng đến người dân địa phương thay vì thị trường đại chúng. Nó đặc biệt hiệu quả đối với thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ mang đậm bản sắc vùng miền. Marketing địa phương sẽ tạo ra những giá trị có ích và tạo lợi thế nhất định cho địa phương ấy để cạnh tranh với các địa phương khác. Chính vì thế không những có thể áp dụng được cho lĩnh vực kinh doanh mà còn có thể mở rộng ra những lĩnh vực khác như chính trị xã hội và văn hóa.

2. Đặc điểm của Local Marketing

2.1 Mang tính cộng đồng cao

Các chương trình, chiến dịch được sử dụng trong chiến lược marketing địa phương tổng thể sẽ mang tính cộng động cao. Vì vậy, nó sẽ có sự tham gia của tất cả mọi người từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, công ty, người dân đến cả người dân, doanh nghiệp, khách du lịch của các nơi khác.

2.2 Dựa trên tiêu chuẩn của người dân

Sự thành công của local marketing được xác định dựa trên các tiêu chuẩn về sự thỏa mãn của người dân. Hầu hết người dân thích mua sắm và ăn uống gần nhà của họ để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn. Mọi người có thói quen tạo danh sách cửa hàng quen thuộc của riêng họ về khu vực xung quanh – nơi có các cửa hàng mà họ yêu thích. Họ có thói quen mua sắm và ăn uống dựa trên kinh nghiệm, thói quen và thường chỉ mua hàng ở những nơi đã từng đến. Các tiêu chí đó có thể là khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và đặc biệt là năng lực tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong địa phương. Bởi vì Marketing địa phương cho phép một doanh nghiệp phát triển cơ sở khách hàng lặp lại ở vùng lân cận gần ngay với địa điểm của họ. Bán kính ảnh hưởng thường là khoảng 15km hoặc nhỏ hơn ở đô thị – nơi có mức độ cạnh tranh cao.

2.3 Chỉ có thể đo lường và đánh giá sau một thời gian hoạt động

Khác với các hoạt động marketing của các doanh nghiệp, công ty được xây dựng nhằm đạt các lợi ích kinh doanh khác nhau. Các chiến lược marketing địa phương sẽ chỉ được phép đánh giá, đo lường về mặt hiệu quả sau một khoảng thời gian dài đưa vào triển khai.

Tổng quan về Local Marketing

Thời gian đo lường hiệu quả của Marketing địa phương

3. Phân đoạn thị trường trong Local Marketing là gì?

Phân đoạn thị trường trong local marketing đó chính là có sự phân bổ nguồn lực và tài chính cho nhiều nguồn khác nhau khi thực hiện chiến dịch. Ví dụ về marketing địa phương đó chính là có những ý tưởng riêng biệt cho từng loại khách hàng. Và sẽ rất dư thừa và tốn kém khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho một địa phương cụ thể nhưng lại chạy quảng cáo phạm vi toàn quốc. Vậy nên cần tập trung hiệu quả vào nhóm khách hàng địa phương sẽ mang lại hiệu quả cao và thu lại doanh thu như ý.

Bên cạnh đó nữa là phải vận dụng nhiều phương tiện Marketing khác nhau để tiếp cận được thị trường mục tiêu. Local Marketing vẫn có thể dùng radio, TV, và quảng cáo in ấn dù trong thời đại kỹ thuật số. Từ đó có thể dễ dàng theo dõi và nhận được những phản hồi từ phía khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Tổng quan về Local Marketing

Phân đoạn thị trường trong Local marketing

4. Mục tiêu của Local Marketing là gì?

Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp

Việc phát triển và tạo điều kiện làm việc cho người dân địa phương để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân bản địa và cũng giúp cho các doanh nghiệp làm ăn phát triển. Dần dần có những đóng góp hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế cho địa phương.

Thu hút khách du lịch

Đối với những địa phương có danh lam thắng cảnh hoặc có tiềm năng phát triển du lịch thì cần chú trọng vào việc Local Marketing. Điều này giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch hơn và quảng bá cho hình ảnh của địa phương trong mắt bạn bè quốc tế. Bởi vì nhận thấy nhu cầu du lịch của người dân ngày càng cao, hiểu được nhu cầu đó nên hoạt động đầu tư cho du lịch là cần thiết cho tiến trình gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế.

Xuất khẩu hàng hóa

Địa phương có những đặc sản nổi tiếng thì các sản phẩm mang thương hiệu địa phương khi xuất khẩu cũng có lợi thế hơn. Được nhiều người dân địa phương tin dùng và kiểm chứng chất lượng sản phẩm cũng phần nào giúp cho việc xuất khẩu được thuận lợi hơn. Ngoài ra, các hoạt động xuất khẩu hàng hóa đóng góp rất lớn cho hoạt động phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh cho địa phương.

Tổng quan về Local Marketing

Xuất khẩu sản phẩm địa phương mang lại lợi nhuận cao

5. Những chiến thuật Local Marketing

Chiến thuật tiếp thị địa phương truyền thống

Đây là những hoạt động triển khai chiến lược Local Marketing cơ bản và truyền thống khi không sử dụng nhiều tới Internet hay công nghệ. Ví dụ như: thu thập thông tin cá nhân khách hàng bằng cách khảo sát, gửi ưu đãi giảm giá trực tiếp khi khách đến cửa hàng, tham gia hoặc tài trợ các sự kiện địa phương; phát tờ rơi, voucher; sử dụng banner, standee tại cửa hàng;… Thông thường hoạt động này sẽ giúp thu hút khách hàng khi họ đi ngang qua cửa hàng của bạn.

Chiến thuật Marketing địa phương nền tảng kỹ thuật số

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có xu hướng mua sắm online và tìm kiếm thông tin thông qua các nền tảng mạng xã hội. Họ thường xuyên sử dụng điện thoại, truy cập Internet để tìm kiếm vị trí doanh nghiệp qua Google Maps, tìm hiểu chất lượng sản phẩm dịch vụ qua các bài review hoặc phản hồi từ khách hàng cũ của doanh nghiệp,…Nhìn thấy được những sự thay đổi mạnh mẽ này thì các doanh nghiệp khi làm Marketing địa phương cần áp dụng thêm kỹ thuật số là điều tất yếu. Hiện nay, doanh nghiệp có thể tận dụng rất nhiều nền tảng để tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình như: Google, Facebook, Instagram, Youtube,… Mỗi kênh sẽ có đặc điểm, thuật toán, cách tối ưu khác nhau. Nhưng nhìn chung khi thực hiện tiếp thị địa phương doanh nghiệp nên tập trung tới các yếu tố: Local SEO, Content Marketing, quảng cáo mất phí,… Quan trọng là việc kết hợp Marketing đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, đạt hiệu quả cao hơn.

Tổng quan về Local Marketing

Các chiến thuật marketing địa phương

6. Quy trình làm Local Marketing cực chuẩn

Bước 1: Lựa chọn kênh và đối tượng

Bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng chiến lược Marketing địa phương thì doanh nghiệp phải nhận định và đánh giá về ưu điểm, hạn chế của địa phương. Từ đó xác định được mục tiêu cần đạt được của chiến dịch. Việc xác định chính xác đối tượng nhận tin tiếp thị sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian quảng cáo, truyền thông. Sau khi xác định được 2 điều trên sẽ tiến hành lựa chọn kênh marketing. Kênh marketing phù hợp sẽ giúp cho các hoạt động được triển khai trong chiến dịch đạt hiệu quả tối ưu. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của chiến dịch local marketing..

Bước 2: Tạo dựng hình ảnh và nội dung

Yếu tố để khách hàng ấn tượng và quyết định lựa chọn mua sản phẩm đến từ những ấn tượng ban đầu khi họ nhìn thấy sản phẩm. Chính vì thế phải xây dựng được những nội dung và thông điệp truyền thông chỉnh chu và chuyên nghiệp. Hơn cả những điều thông thường nào khác, hình ảnh và nội dung trong truyền thông được nhớ đến như là “bộ mặt” của một địa phương. Việc tạo ra hình ảnh và nội dung chuyên nghiệp sẽ tạo nên nhiều thiện cảm cho đối tượng nhận được.

Bước 3: Thiết lập mối quan hệ

Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ không chỉ đơn giản là gặp gỡ khi giao dịch trực tiếp với khách hàng. Sâu sắc hơn đó là những kết nối trên mạng xã hội, các chủ cửa hàng cần phải tương tác và kết nối với khách hàng gián tiếp qua fanpage và website của địa phương. Bên cạnh đó cần phải giữ mối liên hệ khăng khít và tốt đẹp với chính quyền địa phương để cùng hợp tác để tạo nên những giá trị hữu ích cho người dân trong khu vực và cả những du khách khi ghé đến.

Tổng quan về Local Marketing

Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi

Bước 4: Thường xuyên phản hồi khách hàng

Phản hồi khách hàng thường xuyên và nhanh chóng sẽ tạo được cho khách hàng nhiều thiện cảm khi tiếp xúc. Bên cạnh có được những tình cảm của khách hàng thì còn có ích cho quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Cụ thể là khi doanh nghiệp chủ động hỏi thăm khách hàng về những cảm nhận khi dùng sản phẩm và từ đó nhận ra những khuyết điểm. Sau khi biết được những vấn đề của khách hàng thì doanh nghiệp có thể nghiên cứu và phát triển những phương án để cải tiến sản phẩm.

7. Những yếu tố dẫn đến sự thành công của Local Marketing

Độ nhận diện thương hiệu

Nâng cao độ nhận diện thương hiệu tại thị trường mục tiêu chính góp phần giúp chiến dịch local marketing thành công. Điều đầu tiên mà bạn làm là định vị sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp nằm ở phân khúc trên thị trường? Những đối thủ cạnh tranh là ai? Định hình nhóm khách hàng mục tiêu muốn hướng tới là ai? Tiếp đến xây dựng hình ảnh, nội dung thể hiện toàn bộ giá trị cốt lõi mà thương hiệu có thể mang đến cho người dùng. Trong đó các yếu tố như tên, logo, câu chuyện thương hiệu,… cần được đặc biệt chú trọng.

Tổng quan về Local Marketing

Gia tăng độ nhận diện thương hiệu

SEO local

SEO local là yếu tố không thể thiếu trong local marketing. Vì tính chất chiến dịch được thực hiện tại một địa phương cụ thể. Nên việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm gắn liền với vị trí tương ứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thành công của chiến dịch. Về cơ bản, đây được xem như quá trình tối ưu hóa từ khóa liên quan tới một địa phương cụ thể.

Tối ưu landing page

Đối với bất cứ chiến dịch marketing nào thì trang đích cũng vô cùng quan trọng. Lợi ích của việc tối ưu trang đích sẽ giúp bạn dẫn dắt khách hàng đến một hành động cụ thể nào đó. Ngoài các nội dung chung như bố cục, CTA, màu sắc,… nó còn cần được xây dựng sao cho dễ thao tác và thân thiện với người dùng. Quản lý website an toàn và tránh dẫn dắt họ vào những đường link không hề liên quan tới địa phương. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào đội ngũ thiết kế website có chuyên môn và kiến thức, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản.

Tận dụng mạng xã hội

Có thể thấy, đối tượng khách hàng mục tiêu của local marketing khá hẹp và chỉ gói gọn trong một khu vực cụ thể. Chính vì vậy nên doanh nghiệp cần khai thác tối đa nguồn lực quảng bá cho thương hiệu của mình. Trong đó mạng xã hội là công cụ vô cùng phù hợp và có thể tiết kiệm chi phí. Bởi đây đang là kênh truyền thông thu hút người dùng nhất hiện nay. Người dùng không chỉ tra cứu thông tin mà còn tham khảo các bình luận, đánh giá từ những người dùng trước. Do đó, hãy tận dụng mọi thông tin tích cực, nhận xét tốt về sản phẩm, dịch vụ để xây dựng niềm tin với khách hàng của bạn.

8. Kết luận

Những thông tin liên quan đến Local Marketing đã được Haravan tổng hợp vô cùng chi tiết và đầy đủ trong bài viết trên. Tuy khái niệm này còn nhiều người xa lạ với nhiều người nhưng tin chắc rằng trong tương lai sẽ là một xu hướng phát triển và đóng góp nhiều giá trị cho xã hội. Vì vậy Haravan mong rằng các bạn sẽ nhanh chóng vận dụng những kiến thức trên vào việc kinh doanh và gặt hái được nhiều thành công.

--------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Paid Owned Earned là gì

>> Xem thêm bài viết:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: