Cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống chi tiết nhất

Nếu bạn muốn nhà hàng của mình phát triển một cách bền vững thì việc lập kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng. Hãy cùng Haravan khám phá 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao cần xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng?

Trước khi bắt tay vào tiến hành kinh doanh nhà hàng, việc lập kế hoạch kinh doanh từ đầu sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:

  • Cho bạn một bức tranh tổng quan về việc kinh doanh nhà hàng sẽ bao gồm những khâu nào và cách vận hành ra sao.
  • Biết được tính khả thi của kế hoạch kinh doanh, liệu có thực hiện được hay không và khả năng thành công là bao nhiêu.
  • Dễ dàng quản lý và điều chỉnh tiến độ thực hiện, đảm bảo sự hiệu quả khi kinh doanh.
  • Thu hút các nhà đầu tư để phát triển việc kinh doanh nhà hàng.
  • Giảm thiểu tình trạng thiếu hụt chi phí, quản lý nguồn tài chính tốt hơn.

kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống càng chi tiết càng tăng khả năng thành công khi chính thức hoạt động.

2. Hướng dẫn 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống

Dưới đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh, phát triển nhà hàng cho bạn tham khảo:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và thực hiện các khảo sát nhằm mục đích biết được sản phẩm, dịch vụ của bạn có phù hợp với thị hiếu của người dùng và xu hướng của thị trường hay không.
Sự thành công khi kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng. Các thông tin như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể, như vậy bạn sẽ tìm được cho mình định hướng phát triển kinh doanh phù hợp.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Bạn nên hiểu rằng, mỗi người sẽ có sở thích và gu ăn uống khác nhau, rất khó để làm hài lòng tất cả mọi người. Do vậy, bạn nên tập trung vào một tệp khách hàng cụ thể để phục vụ thật tốt. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu dựa vào các tiêu chí như độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc,...
Ví dụ:
Khách hàng có độ tuổi trên 30, có điều kiện tài chính vững vàng, thích sự sang trọng và kín đáo, đòi hỏi các món ăn phải chất lượng cao và bày trí đẹp mắt.
Hoặc khách hàng lứa tuổi từ 15 - 25, tài chính thấp đến trung bình, thích sự mới mẻ, không yêu cầu quá cao về chất lượng món ăn hay cách trang trí thức ăn.

Có được chân dung khách hàng mục tiêu giúp bạn dễ xác định hướng kinh doanh nhà hàng.

Bước 3: Chuẩn bị nguồn vốn

Tài chính cũng là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần chú ý khi kinh doanh nhà hàng ăn uống. Tùy vào mức vốn hiện có mà bạn xác định được quy mô kinh doanh cũng như hướng phát triển của nhà hàng.
Các chi phí cần chuẩn bị gồm phí thuê mặt bằng kinh doanh, phí xây dựng/trang trí nhà hàng, phí thuê nhân viên, phí mua vật dụng cho nhà hàng, phí quảng cáo nhà hàng,...Ngoài ra, bạn cũng cần có một khoản phí dự phòng cho các trường hợp phát sinh, tránh tình trạng thiếu hụt chi phí ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.

Bước 4: Lên ý tưởng kinh doanh nhà hàng

Khi xác định được khách hàng mục tiêu, bạn sẽ lên được các ý tưởng và quy mô kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn như phong cách nhà hàng là hiện đại hay truyền thống, cao cấp hay bình dân; hình thức kinh doanh nhà hàng dạng restaurant, buffet hay fast food; quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn.

kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh cần dựa trên sự hiểu biết của bạn, xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh nhà hàng nên được đặt ở những vị trí giao thông thuận tiện, gần với khách hàng mục tiêu, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh và đặc biệt là chi phí không vượt quá nguồn vốn sẵn có.
Ví dụ: Nhà hàng dạng fast food nên đặt gần các trường học, công ty hoặc nhà hàng dạng buffet nên đặt ở trung tâm thương mại, khu chung cư đông dân.
Bước 6: Thiết kế không gian và menu nhà hàng
Về không gian nhà hàng, khách hàng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng món ăn mà còn cả không gian, cách trang trí bên trong nhà hàng. Họ muốn vừa ăn ngon vừa có thể tận hưởng bầu không khí và chụp ảnh check-in. Do vậy bạn nên chọn các đơn vị chuyên thiết kế nhà hàng để mang đến trải nghiệm cho khách hàng tốt nhất.
Về menu nhà hàng, bạn nên xây dựng thực đơn đa dạng, có những món chủ lực để tạo sự độc đáo cho nhà hàng. Ngoài ra, khi thiết kế menu, bạn cũng cần định giá phù hợp, cân đối định lượng và có cách sắp xếp, lựa chọn hình ảnh món ăn bắt mắt để thu hút khách hàng.

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Không gian và menu nhà hàng ấn tượng là cách để “ghi điểm” với các khách hàng.

Bước 7: Đầu tư các thiết bị, dụng cụ cho nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng cần trang bị rất nhiều dụng cụ và vật dụng như dụng cụ, thiết bị nấu nướng (bếp, tủ lạnh, nồi, chảo,...), dụng cụ ăn uống (đĩa, bát, đũa, muỗng,...), vật dụng khác (bàn, ghế, khăn trải bàn,...), thiết bị quản lý nhà hàng (máy tính, máy pos quẹt thẻ, máy in hóa đơn,...).
Bạn cần chuẩn bị 1 danh sách những thứ cần mua để dễ kiểm soát, không bị thiếu trước hụt sau và chọn đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng để hạn chế các hư hỏng.

Bước 8: Có kế hoạch quảng bá nhà hàng

Lập kế hoạch marketing là bước tiếp theo trong xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống. Ngay cả khi nhà hàng đã đáp ứng được các tiêu chí như món ăn ngon, không gian đẹp, giá cả hợp lý thì vẫn khó để thành công nếu không có ai biết đến nhà hàng của bạn.
Do vậy, việc thực hiện quảng cáo nhà hàng, phổ biến nhất là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram là cách tiếp cận, thu hút các khách hàng mục tiêu để họ đến và sử dụng dịch vụ của bạn.

Bước 9: Thiết lập quy trình bán hàng

Để nhà hàng vận hành trơn tru và hiệu quả, bạn không thể bỏ qua bước xây dựng quy trình bán hàng. Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có quy trình hoạt động khác nhau, từ khâu nhận order món, nấu ăn, phục vụ món ăn, thanh toán đến khâu giải quyết khiếu nại của khách hàng, quản lý hàng hóa,... Ngoài ra, nếu nhà hàng của bạn có kinh doanh online thì cũng nên xây dựng quy trình bán hàng riêng để dễ quản lý hơn.

kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống

Có quy trình bán hàng bài bản càng làm tăng tính chuyên nghiệp cho nhà hàng của bạn.

Bước 10: Tuyển nhân viên

Để nhà hàng hoạt động một cách hiệu quả và phục vụ khách hàng tốt nhất, bạn cần xây dựng hệ thống nhân sự với nhiều vị trí như quản lý cửa hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, nhân viên nhà bếp,...
Chưa kể, việc kinh doanh sẽ ngày càng được mở rộng, số lượng nhân viên tăng cao, thậm chí hàng trăm người. Vì thế bạn cần quản lý nhân sự hiệu quả để tránh những trường hợp mất kỷ cương trong nội bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào những hoạt động liên quan đến training, nâng cao kỹ năng cho nhân viên để tăng năng suất làm việc.

Bước 11: Sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp

Khi kinh doanh nhà hàng, bạn thường gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản thu chi, doanh thu, lợi nhuận cũng như các hoạt động khác như nhập nguyên liệu, kiểm soát tồn kho, quản lý nhân viên,...Do vậy, việc đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp là rất cần thiết, giúp bạn dễ dàng kiểm soát mọi thứ và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Hararetail là phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt nhất hiện nay khi đã đồng hành cùng nhiều đối tác lớn như Aeon, Winmart, The Coffee House, Dell,...Phần mềm này tích hợp nhiều tính năng quản lý trên cùng một nền tảng, đồng thời có sự đồng bộ giữa online và offline giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn.
Các tính năng nổi bật của Hararetail gồm:

  • Mọi khâu quản lý được tự động hóa, không cần thực hiện thủ công, hạn chế các sai sót và tiết kiệm thời gian.
  • Thanh toán nhanh chóng, phương thức thanh toán đa dạng, xuất hóa đơn dễ dàng.
  • Quản lý dữ liệu khách hàng, phân loại khách hàng nhanh chóng.
  • Kiểm tra và quản lý tồn kho chính xác.
  • Quản lý và cập nhật thông tin các món ăn.
  • Quản lý nhân viên dễ dàng, chính xác.
  • Báo cáo doanh thu, lợi nhuận, các chi phí liên quan vào từng thời điểm.
  • Quản lý tiện lợi từ xa trên điện thoại di động.

> Dùng thử Hararetail hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay tại đây!

xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh dễ dàng với Hararetail.

Qua các bước hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc kinh doanh nhà hàng ăn uống, đạt hiệu quả cao và tăng trưởng doanh thu vượt trội nhé.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan: