Lưu ngay 10 bí quyết kinh doanh nhà hàng thành công

Kinh doanh nhà hàng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp bởi tệp khách hàng trong lĩnh vực này rất lớn và đa dạng. Cũng chính vì vậy mà dẫn đến mức độ cạnh tranh cao, khiến nhiều chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình mở nhà hàng. Hãy nắm vững 10 bí quyết kinh doanh thành công dưới đây để gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà hàng của mình nhé!

1. Mô hình kinh doanh nhà hàng là gì?

Hiện nay, mô hình nhà hàng thường cung cấp những sản phẩm tự chế biến và các mặt hàng nhập về để bán, được vận hành bởi nhiều bộ phận như kinh doanh, lễ tân, kế toán, marketing, phục vụ. Thời gian hoạt động của nhà hàng kéo dài trong khoảng 6 đến 24 giờ mỗi ngày và lượng doanh thu thường thay đổi theo mùa.

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn có thể cân nhắc tham khảo một số mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay, bao gồm:

1.1 Nhà hàng buffet

Đây là dạng nhà hàng tự phục vụ, nói cách khác là khách hàng sẽ tự lấy thức ăn yêu thích ở quầy và thưởng thức. Thông thường, mỗi suất ăn ở đây sẽ có những mức giá cố định và không giới hạn số món cũng như khối lượng đồ ăn.

Mở nhà hàng theo mô hình này sẽ giúp tận dụng nguyên liệu theo mùa, cắt giảm nhân sự và gia tăng lợi nhuận từ các dịch vụ đi kèm.

1.2 Nhà hàng casual dining

Mô hình casual dining có tệp khách hàng mục tiêu khá đa dạng bởi thiết kế sang trọng nhưng giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên, khách hàng đến với nhà hàng casual dining chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội. Có thể kể đến một số nhà hàng casual dining thành công hiện nay như: Thái Express, Al Fresco’s, Baozi...

Mô hình nhà hàng casual dining được thiết kế sang trọng nhưng giá cả phải chăng

Mô hình nhà hàng casual dining được thiết kế sang trọng nhưng giá cả phải chăng.

1.3 Nhà hàng bistro

Đây là mô hình kinh doanh có quy mô không quá lớn mang phong cách Châu Âu kết hợp giữa nhà hàng và cà phê. Với không gian ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng, nhà hàng bistro thường được khách hàng lựa chọn trong các cuộc hẹn ăn trưa hoặc buổi gặp mặt nhanh chóng. Nhà hàng này thường cung cấp cơm trưa, các món ăn nhẹ và đồ uống phổ biến.

1.4 Nhà hàng fastfood

Đúng như tên gọi, nhà hàng fastfood chủ yếu cung cấp các món ăn nhanh đơn giản đáp ứng nhu cầu của tệp khách hàng có lối sống hiện đại và bận rộn. Thông thường, những món ăn trong thực đơn fastfood thường được chế biến nhanh chóng để khách hàng có thể gói mang đi. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh nhà hàng này có thể dễ dàng mở rộng phạm vi khách hàng và gia tăng doanh thu bằng cách kết hợp với các đơn vị giao hàng.

1.5 Nhà hàng banquet hall

Mô hình nhà hàng banquet hall thường được biết đến với không gian rộng rãi và chuyên phục vụ khách hàng số lượng lớn, điển hình như tổ chức tiệc cưới. Khi mở nhà hàng banquet hall, bạn cần tuyển chọn được đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp với thực đơn chế biến từ khai vị, món chính, món phụ đến tráng miệng.

1.6 Nhà hàng nhượng quyền

Để thành công khi kinh doanh nhà hàng theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, bạn chỉ cần chuẩn bị nguồn vốn đầu tư và lựa chọn địa điểm phù hợp mà không cần quá lo lắng về thương hiệu, sản phẩm, thiết kế và chiến lược marketing. Đây là mô hình kinh doanh giúp nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi số vốn ban đầu, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần lựa chọn được thương hiệu có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Bạn chỉ cần chuẩn bị vốn và lựa chọn địa điểm nếu mở nhà hàng nhượng quyền

Bạn chỉ cần chuẩn bị vốn và lựa chọn địa điểm nếu mở nhà hàng nhượng quyền.

2. TOP 10 điều bạn cần biết khi mở nhà hàng kinh doanh

Trên thực tế, nhà đầu tư cần tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững những kiến thức cần thiết mới có thể kinh doanh mô hình nhà hàng thành công. Dưới đây là TOP 10 những điều bạn cần biết trước khi kinh doanh nhà hàng.

2.1. Chọn mô hình kinh doanh cửa hàng phù hợp

Chọn mô hình kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện sau khi quyết định kinh doanh nhà hàng. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp giúp bạn xác định hướng đi đúng đắn, đánh giá tiềm năng phát triển từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiện tại và trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn mô hình phù hợp với nguồn vốn đầu tư nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính trong quá trình kinh doanh. Bạn nên dựa vào tệp khách hàng mục tiêu và phân tích nhu cầu thị trường để lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp nhất tại thời điểm đó.

2.2. Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường là cách giúp bạn xác định chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả phù hợp với mô hình nhà hàng đã chọn ban đầu. Theo kinh nghiệm thực tế, để mở nhà hàng thành công, bạn chỉ cần tập trung vào 5-10% thị trường và phục vụ tốt nhóm khách hàng mục tiêu này.

Cụ thể, bạn có thể tiến hành tìm hiểu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu dựa vào các yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, sở thích, nhu cầu ăn uống... Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân tích đối thủ cạnh tranh, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của những nhà hàng khác cũng như nhìn nhận điểm mạnh/yếu của mình để kinh doanh hiệu quả hơn.

Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh giúp tăng tỷ lệ thành công khi mở nhà hàng

Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh giúp tăng tỷ lệ thành công khi mở nhà hàng.

2.3. Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ

Nguồn vốn kinh doanh nhà hàng chủ yếu phụ thuộc vào quy mô, địa điểm và mô hình mà bạn lựa chọn. Nếu chưa có đủ nguồn vốn, bạn có thể tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, thể hiện rõ tiềm lực phát triển của mô hình nhà hàng mà mình lựa chọn.

Sau đó, bạn dựa vào bản kế hoạch kêu gọi nguồn vốn từ gia đình và bạn bè. Ngoài ra, ngân hàng cũng là nơi có thể hỗ trợ tài chính giúp bạn thực hiện kế hoạch mở nhà hàng dưới hình thức vay vốn với lãi suất phù hợp.

2.4. Chọn mặt bằng thích hợp

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp chính là một trong những cách mà bạn có thể dễ dàng thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bạn cần dành thời gian khảo sát trước các địa điểm mà mình hướng tới. Điều này sẽ xác định rõ tình trạng kinh doanh và mức độ cạnh tranh ở các khu vực đó.

Vị trí đắc địa để kinh doanh nhà hàng thành công chính là những nơi có mật độ dân cư đông đúc, gần trung tâm hoặc các khu công nghiệp, đồng thời nằm trên các trục đường giao thông rộng rãi, thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng.

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng thích hợp là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng thích hợp là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách.

2.5. Thiết kế không gian thu hút

Thiết kế nhà hàng bắt mắt cũng là cách thu hút khách hàng hiệu quả mà nhiều chủ cửa hàng đang áp dụng hiện nay. Trên thực tế, phong cách thiết kế phải phù hợp với mô hình kinh doanh và tệp khách hàng mục tiêu của nhà hàng. Kết hợp yếu tố thẩm mỹ, màu sắc, âm thanh và ánh sáng nổi bật.

Đồng thời, bạn cần phân chia diện tích nhà hàng với các khu vực chính như: 40-60% khu ăn uống, 30% khu chế biến và phần còn lại dành cho lưu trữ, văn phòng và sinh hoạt. Bên cạnh đó, ở khu vực ăn uống cần sắp xếp số lượng bàn ghế hợp lý, tránh trường hợp kê quá nhiều bàn ghế tạo cảm giác chật chội, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Thêm nữa, nhà hàng nên sử dụng các loại bàn dành cho 2 người để có thể lắp ghép, phục vụ các nhóm khách hàng đông người. Linh hoạt trong phục vụ cũng là cách kinh doanh thu hút được số lượng khách hàng lớn đấy.

2.6. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại

Muốn thu hút và giữ chân khách hàng ghé thăm nhà hàng của mình, bạn cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại trong không gian của quán như:

  • Khu vực đón khách: Nhà hàng nên thiết kế bãi gửi xe riêng rộng rãi; quầy thu ngân, quầy đồ ăn và đồ uống cũng cần chú trọng yếu tố thẩm mỹ.

  • Khu vực nhà bếp: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu vực này để khẳng định uy tín nhà hàng. Đồng thời, thiết kế thêm hệ thống thoát nước, lọc dầu, hút mùi, xả khói và đặc biệt chú trọng đến phòng cháy chữa cháy khi sử dụng gas.

  • Khu vực chế biến: Bạn nên sắp xếp khu chế biến gần khu nhà bếp để thuận tiện cho bộ phận đầu bếp. Bố trí khu vực riêng biệt dành cho việc nhận - cất giữ nguyên liệu, sơ chế, rửa bát và nơi đựng rác.

  • Khu vực phục vụ khách hàng: Hãy dành nhiều thời gian thiết kế và bố trí trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất phù hợp cho khu phục vụ khách hàng. Thiết kế khu vực này đòi hỏi tính thẩm mỹ cao giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt khi tới nhà hàng.

Chủ nhà hàng nên dành thời gian thiết kế khu vực khách hàng với trang thiết bị hiện đại

Chủ nhà hàng nên dành thời gian thiết kế khu vực khách hàng với trang thiết bị hiện đại.

2.7. Xác định tên nhà hàng, menu và mức giá cho từng món ăn

Khi đặt tên nhà hàng, bạn cần chú ý các yếu tố như dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được mô hình kinh doanh và sản phẩm chính của quán. Bên cạnh đó, hình ảnh menu cần được thiết kế đẹp mắt và phù hợp với phong cách của nhà hàng. Tên các món ăn trong menu dễ hiểu và thể hiện nguyên liệu chính trong từng món giúp khách hàng dễ hình dung.

Ngoài ra, bạn cùng bếp trưởng nên nghiên cứu công thức chế biến hợp lý để cân bằng định lượng thức ăn trong từng món sao cho vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, vừa tiết kiệm nguồn nguyên liệu nhưng vẫn tạo ra món ăn hấp dẫn. Bạn cũng nên đưa ra quy định về khối lượng nguyên liệu và gia vị nhập vào - xuất ra, nhờ đó dễ dàng quản lý khi mở nhà hàng.

Dựa vào quá trình định lượng thức ăn, bạn sẽ tiến hành xác định mức giá phù hợp với chi phí nguyên vật liệu và mặt bằng giá chung trên thị trường. Theo kinh nghiệm, mức giá của món ăn sẽ cao hơn 30-35% tổng chi phí bỏ ra cho việc chế biến thì mới có thể gia tăng lợi nhuận.

>> Tham khảo thêm: Cách đặt tên thương hiệu thành công, dễ nhớ

2.8. Chuẩn bị các giấy phép cần thiết vận hành nhà hàng

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép chính là một trong những bước quan trọng giúp nhà hàng nâng cao uy tín, duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài một cách hợp pháp và tránh những rắc rối về sau. Khi kinh doanh nhà hàng, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy phép quan trọng như:

  • Giấy phép kinh doanh.

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Giấy phép kinh doanh các mặt hàng đồ uống có cồn như rượu, bia...

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh để nhà hàng hoạt động thuận lợi hơn

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh để nhà hàng hoạt động thuận lợi hơn.

2.9. Có kế hoạch marketing cho nhà hàng

Từ trước tới nay, marketing truyền miệng luôn là phương pháp quảng cáo hiệu quả trong lĩnh vực mở nhà hàng. Bên cạnh đó, nếu thông điệp quảng cáo của bạn mang ý nghĩa khác biệt với các đối thủ cạnh tranh sẽ khẳng định uy tín và tạo ấn tượng trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc khai trương kèm theo chương trình giảm giá hoặc tặng phiếu ăn miễn phí. Đăng ký quảng cáo trên các diễn đàn ẩm thực, tạp chí và sách hướng dẫn du lịch cũng là hình thức marketing được nhiều chủ nhà hàng sử dụng hiện nay.

Đồng thời, áp dụng chiến lược quảng cáo thông qua website hoặc các trang mạng xã hội cũng là cách hiệu quả giúp mở rộng phạm vi khách hàng và gia tăng doanh thu khi kinh doanh nhà hàng.

2.10. Sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp hỗ trợ kinh doanh

Khi công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sử dụng phần mềm quản lý hỗ trợ chính là phương án tốt nhất giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn có thể theo dõi hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, phần mềm chuyên nghiệp cũng giúp bạn theo dõi tình trạng tồn kho và quản lý nhân sự dễ dàng.

Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh giúp chủ cửa hàng tiết kiệm thời gian và công sức

Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh giúp chủ cửa hàng tiết kiệm thời gian và công sức.

Hararetail - phần mềm quản lý kinh doanh tích hợp tất cả nghiệp vụ trên 1 nền tảng

Hararetail ghi điểm với người dùng bởi khả năng quản lý chuyên nghiệp, dù là online hay offline, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và tăng trưởng doanh thu vượt trội.

  • Nghiệp vụ bán lẻ O2O: Xử lý đơn hàng ngay tại cửa hàng hoặc khi kết hợp với bán online như tiếp nhận đơn hàng, tạo đơn, thanh toán nhiều phương thức, giao hàng, kiểm soát các nguyên liệu tồn kho, báo cáo cuối ngày,...
  • Hệ thống quản lý tập trung Omnichannel Operation: Đồng bộ dữ liệu liên quan đến khách hàng, sản phẩm ở cả online và offline theo thời gian thực. Người bán dễ dàng kiểm soát tình trạng bán hàng, vận hành kinh doanh linh hoạt, mang lại trải nghiệm ăn uống tối ưu cho khách hàng.
  • Hệ thống trung tâm quản lý đơn hàng OPC: Đối với các đơn hàng đặt online, tính năng này giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng, tối ưu chi phí giao hàng và tăng tỷ lệ giao hàng thành công.

>> Tìm hiểu thêm về Hararetail TẠI ĐÂY:

Có thể thấy, kinh doanh nhà hàng là lĩnh vực phổ biến được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, không phải ai bắt tay vào kinh doanh cũng có thể thành công. Điều quan trọng là bạn cần nắm vững những kinh nghiệm cũng như bí quyết giúp bạn thành công trong quá trình kinh doanh mô hình nhà hàng này.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Tết bán gì nhiều tiền? Các mặt hàng kinh doanh Tết hot nhất năm 2023

21/09/2022 MKT Ngan

Khởi nghiệp kinh doanh: Các bước startup thành công

30/08/2022 MKT Ngan

Tổng hợp 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả tối ưu

16/08/2022 Tuấn Anh