Phần mềm quản lý nhà hàng là “cánh tay phải” đắc lực giúp người kinh doanh quản lý và giám sát toàn diện, từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý vấn đề, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về 7 phần mềm quản lý nhà hàng đang được ưa chuộng hiện nay nhé!
1. Phần mềm quản lý nhà hàng là gì?
Phần mềm quản lý nhà hàng là phần mềm được xây dựng nhằm hỗ trợ các công việc kinh doanh nhà hàng thêm hiệu quả thông qua các tính năng như gọi món và thanh toán, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên, theo dõi thu chi, giám sát tồn kho... Từ đó giúp tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí vận hành.
Phần mềm quản lý nhà hàng là trợ thủ đắc lực giúp việc kinh doanh cửa hàng ăn uống trở nên dễ dàng hơn
2. Có mấy loại phần mềm quản lý nhà hàng?
Có 3 loại phần mềm quản lý nhà hàng cơ bản:
2.1 Phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí
Có những phần mềm cho phép sử dụng miễn phí giúp gia tăng trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Tuy nhiên, các phần mềm này thông thường chỉ cho phép người dùng trải nghiệm một vài tính năng cơ bản như bán hàng, tính tiền... trong khoảng thời gian ngắn và độ bảo mật không cao. Vì thế, các phần mềm này chỉ phù hợp với những quán ăn nhỏ muốn tiết kiệm chi phí.
2.2 Phân loại phần mềm quản lý nhà hàng dựa trên nền tảng công nghệ
Ở loại này, phần mềm quản lý nhà hàng được thiết lập dưới dạng lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises) - một dạng mô hình phần mềm được cài đặt từ hệ thống máy chủ và truyền đến những thiết bị liên quan khác trong phạm vi doanh nghiệp cho phép. Loại phần mềm này có tính ổn định cao, đơn giản, dễ dùng và bảo mật tốt, rất phù hợp cho những nhà hàng lớn hoặc chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên, bạn phải phải trả trọn phí trong 1 lần với mức phí khá cao.
2.3 Phân loại dựa trên xuất xứ
Loại này gồm phần mềm quản lý nhà hàng nội địa Việt Nam và phần mềm quản lý nhà hàng toàn thế giới. Theo đó, các phần mềm quốc tế dù có tính năng đa dạng nhưng không thể kết nối với các đơn vị giao hàng công nghệ hoặc liên kết thanh toán điện tử Việt Nam và có giá thành khá đắt. Trong khi đó, một số phần mềm trong nước giá vừa ổn vừa chứa đa dạng tính năng được nhiều người ưa chuộng hơn như Hararetail, IPOS, CukCuk...
3. 5 tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều phần mềm quản lý nhà hàng khác nhau. Để tìm được phần mềm phù hợp với đặc thù kinh doanh, bạn cần lưu ý 5 tiêu chí sau:
3.1 Giao diện thân thiện, dễ hiểu và dễ sử dụng
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng là điều đầu tiên bạn nên chú trọng khi lựa chọn. Bởi khi kinh doanh, không phải lúc nào bạn cũng là người trực tiếp quản lý và dùng phần mềm. Vì vậy, nên lựa chọn phần mềm được thiết kế đơn giản, người dùng dễ dàng thao tác và có thể linh hoạt thay đổi phù hợp với quy trình cửa hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian sử dụng cũng như dễ dàng hướng dẫn nhân viên sử dụng.
3.2 Quản lý tốt toàn diện
Việc lựa chọn một phần mềm quản lý nhà hàng có đa dạng tính năng, có thể quản lý chuỗi cửa hàng sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi vấn đề và xử lý kịp thời. Tốt nhất là nên chọn phần mềm có chức năng báo cáo kinh doanh từng chi nhánh để mọi thứ được rõ ràng và dễ hiểu hơn.
3.3 Đảm bảo an toàn dữ liệu
Với người làm kinh doanh, việc bảo mật dữ liệu phải luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc liên tục cập nhật dữ liệu nhanh chóng, phần mềm cũng phải được hoàn toàn bảo mật thông tin mới được gọi là chất lượng.
Việc bảo mật dữ liệu là cơ sở quan trọng để lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất
3.4 Tương thích với đa dạng thiết bị
Đây là tiêu chí quan trọng mà chủ cửa hàng cần lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng, đặc biệt với những ai đang quản lý chuỗi hoặc kinh doanh nhà hàng như một việc làm tay trái. Bởi lẽ, bạn không thể liên tục có mặt ở cửa hàng và quản lý mọi thứ. Vậy nên, chọn phần mềm có thể dễ dàng cài đặt và theo dõi từ xa trên đa dạng thiết bị từ laptop, PC đến di động và sử dụng linh hoạt trên mọi hệ điều hành như window, IOS, Android là điều rất cần thiết.
3.5 Có đội ngũ tư vấn và hỗ trợ
Ngoài chất lượng sản phẩm, một phần mềm tốt phải đi đôi với chất lượng dịch vụ, cụ thể là đội ngũ tư vấn hỗ trợ. Theo đó, sau khi đã mua và hoàn tất thủ tục với bên cung cấp dịch vụ, nếu người dùng phát sinh sự cố gì cũng có thể dễ dàng liên hệ và được xử lý ngay lập tức thì phần mềm đó mới nên được tin dùng.
4. TOP 7 phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp nhất hiện nay
Dưới đây là gợi ý 7 phần mềm quản lý nhà hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn:
4.1 Hararetail - phần mềm quản lý nhà hàng linh hoạt
Hararetail là phần mềm quản lý nhà hàng được xây dựng và phát triển bởi Haravan - một công ty chuyên về cung cấp các giải pháp quản lý và bán hàng đa kênh hiệu quả. Hiện nay, Hararetail được hơn 50.000 người kinh doanh tin dùng, trong đó có các “ông lớn” như Vinamilk, Biti’s, Aeon, Juno, Maison...
Khi sử dụng Hararetail, người kinh doanh có thể theo dõi và quản lý mọi thông tin từ xa vì toàn bộ nghiệp vụ bán hàng đều được xử lý và cập nhật tự động liên tục trong một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng duy nhất được bảo mật cao. Một vài tính năng hữu ích mà Hararetail cung cấp gồm bán và đổi trả hàng, mở rộng kinh doanh online qua các trang thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng, quản lý từng sản phẩm và giám sát tồn kho, báo cáo trực quan và chi tiết...
Ngoài ra, trước khi sử dụng, khách hàng còn có thể dùng thử phần mềm miễn phí và nếu hài lòng, chỉ từ 200.000 đồng/tháng, chủ kinh doanh sẽ sở hữu được phần mềm quản lý vận hành và bán hàng hiệu quả, giúp thúc đẩy doanh thu.
Đặc biệt, Hararetail còn đem đến cho người dùng giải pháp Omnichannel (giải pháp quản lý bán hàng đa kênh tập trung) với quy trình khép kín chuyên nghiệp từ đặt hàng - sản xuất - giao hàng - thanh toán - xác nhận và chấm điểm. Mọi bước được vận hành linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp, mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời cho khách hàng.
Hararetail với những tính năng nổi bật giúp quản lý nhà hàng hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng
4.2 Phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet
Phần mềm này được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo. Với phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như đặt hàng, thanh toán, xem mức thu chi theo ngày... bằng giao diện Tiếng Việt dễ hiểu. Phần mềm này cho phép dùng thử miễn phí 10 ngày, sau thời gian đó bạn phải trả phí từ 99.000 - 229.000 đồng/tháng tùy theo gói dịch vụ bạn chọn và không phát sinh phí khởi tạo.
Phần mềm quản lý KiotViet là một trong những phần mềm được nhiều nhà hàng vừa và nhỏ tin dùng
4.3 Phần mềm quản lý nhà hàng SoftNet Restaurant
Điểm cộng lớn nhất của Softnet Restaurant đó là có thể xử lý dữ liệu ổn định ngay cả khi không có kết nối Internet. Các dữ liệu được Softnet cập nhật tự động và liên tục, giúp chủ cửa hàng dù quản lý từ xa cũng có thể tiếp cận thông tin ngay lập tức. Các con số trong Softnet được xử lý rõ ràng, rút gọn để bất kỳ ai cũng dễ hiểu và sử dụng.
Tuy nhiên phần mềm có một vài chức năng chuyên sâu, chỉ phù hợp với chuỗi cửa hàng vừa và lớn, không phù hợp và không tiết kiệm chi phí vận hành cho các cửa hàng nhỏ.
4.4 Quản lý nhà hàng tiện lợi với IPOS
Điểm cộng đầu tiên mà phần mềm này mang lại chính là việc phần mềm được sử dụng chuyên biệt cho ngành F&B. IPOS có thể dùng trên đa dạng hệ điều hành, có chức năng như mọi phần mềm khác, điển hình là đặt hàng, kiểm kê kho, quản lý doanh thu và lưu lại mọi thao tác dù bạn đã xóa hóa đơn hoặc thay đổi lịch sử, giúp hạn chế cao khả năng gian lận.
4.5 Phần mềm quản lý quán ăn CukCuk
CukCuk là phần mềm do công ty Cổ phần Misa cung cấp. Đây là phần mềm non trẻ, mới ra đời năm 2017 nhưng nhanh chóng nhận được sự tin dùng vì giao diện khá đơn giản, bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không cần am hiểu công nghệ. Khác với KiotViet, phần mềm quản lý CukCuk có phân chia tính năng theo từng nghiệp vụ giúp chủ doanh nghiệp dễ quản lý từng phần việc riêng biệt. Phần mềm này còn có thể dùng cho đa dạng thiết bị và hệ điều hành cùng lúc.
Phần mềm quản lý nhà hàng CukCuk với nhiều tính năng giúp người dùng sử dụng thuận tiện
4.6 Phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả Sapo FnB
Mặc dù mới “trình làng” từ năm 2019 nhưng Sapo đã được gọi tên trong danh sách các phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả hiện nay. Vì được sản xuất chuyên biệt cho ngành F&B nên Sapo mang đầy đủ các tính năng hỗ trợ phù hợp nhu cầu người dùng như hỗ trợ bán hàng (gồm đặt hàng, thanh toán liên kết buôn bán trên các phần mềm giao hàng công nghệ,...) và hỗ trợ quản lý (quản lý hóa đơn khách hàng, nhân viên, báo cáo kinh doanh,...).
Tuy nhiên, vì đây là phần mềm mới nên không có các tính năng cao cấp và đôi khi có thể xảy ra lỗi, vì vậy ứng dụng này không phù hợp để sử dụng cho các nhà hàng lớn cần quy trình quản lý chuyên sâu và phức tạp.
4.7 Phần mềm quản lý nhà hàng DCorp R-Keeper
Một phần mềm đang được ứng dụng trên toàn thế giới và cung cấp quản lý cho hơn 100.000 chủ kinh doanh trong lĩnh vực F&B phải kể đến DCorp R-Keeper. Vì là phần mềm đa quốc gia nên DCorp R-Keeper được đánh giá cao về những tính năng từ cơ bản đến chuyên sâu như quản lý từng nghiệp vụ, quản lý khoa, tự động chăm sóc khách hàng, hệ thống tự động xác nhận đặt bàn và đặc biệt là cung cấp nền tảng bán hàng đa kênh tương tự như Haravan.
Dù vậy, DCorp R-Keeper vẫn mang những nhược điểm riêng. Vì được cung cấp đa quốc gia nên phần mềm không quá tương thích với thị phần nhà hàng Việt Nam. Thêm nữa, DCorp R-Keeper có mức chi phí quy đổi tiền Việt khá cao, không những vậy bạn còn bị phát sinh thêm chi phí bảo dưỡng và nâng cấp trong quá trình sử dụng. Một điểm trừ nữa ở phần mềm này chính là chỉ dùng được ở máy có cấu hình cao. Vậy nên, phần mềm chỉ phù hợp với những chuỗi cửa hàng lớn, đòi hỏi quy trình quản lý chuyên sâu.
Trên đây là những phần mềm quản lý nhà hàng được nhiều người kinh doanh ưa chuộng hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin và có thể lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp nhất nhé.
>> Xem thêm: