Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc áp dụng mô hình kinh doanh trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu của hầu hết các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng doanh nghiệp trực tuyến của bạn phát triển một cách hiệu quả và tối ưu, việc lập kế hoạch kinh doanh online chính là bước quan trọng để định hướng cho mọi hoạt động.
Vậy lập kế hoạch kinh doanh trực tuyến thế nào cho hiệu quả? Tham khảo ngay 9 bước cơ bản trong bài viết này.
1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng đi và cách giải quyết kịp thời khi gặp vấn đề không mong đợi.
Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh trực tuyến cho người mới bắt đầu
Mặt khác, nghiên cứu thị trường còn giúp bạn định hướng kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro, tìm được thị trường và phân khúc khách hàng tiềm năng, hiểu rõ nhu cầu và thói quen mua sắm của người dùng… Do vậy, đây là một bước cực kỳ quan trọng trong việc lập kế hoạch bán hàng online cho người mới bắt đầu.
2. Nghiên cứu sản phẩm
Trong kế hoạch kinh doanh online, việc nghiên cứu sản phẩm là một hoạt động quan trọng khi phát triển sản phẩm mới, giúp bạn tìm được điểm mạnh, điểm yếu và điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ so với các thương hiệu cung cấp trước đó. Hơn thế nữa, còn có thể đánh giá tính khả thi với điều kiện thị trường và khách hàng thực tế.
Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có điều kiện thuê dịch vụ nghiên cứu sản phẩm chuyên nghiệp trước khi lập kế hoạch bán hàng online, bạn có thể thử tham khảo các nguồn sau:
Dựa vào nguồn thông tin có sẵn như báo, tạp chí, đánh giá từ khách hàng, báo cáo của đối thủ,…
Tham khảo ý kiến cá nhân có chuyên môn như người chịu trách nhiệm sản xuất, chuyên gia nghiên cứu, khách hàng mục tiêu…
Thực hiện thử nghiệm sản phẩm bằng cách công bố các chiến dịch dùng thử, trải nghiệm… miễn phí để thu thập phản hồi từ khách hàng.
Nghiên cứu sản phẩm giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu so với các thương hiệu tương tự để cải thiện chất lượng sản phẩm
>>> Xem thêm: Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả cho doanh nghiệp
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định, quan sát, so sánh và học hỏi từ những doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự với bạn. Thông qua thông tin đã tổng hợp, bạn sẽ nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó, phát triển ưu điểm sẵn có và tìm hướng giải quyết cho các khuyết điểm tồn đọng, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng nhiều nhất và tăng doanh thu mạnh mẽ.
Bạn có thể dễ dàng tìm được thông tin đối thủ qua Google và các công cụ tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, khách hàng, truyền thông xã hội, blog, diễn đàn, ấn phẩm thương mại…
Bạn nên tận dụng tối đa điểm mạnh và khắc phục nhanh điểm yếu của đối thủ để đem lại một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng
4. Định vị và xây dựng thương hiệu
Định vị thương hiệu giúp xây dựng vị trí nhất định cho thương hiệu đó trong tiềm thức khách hàng. Định vị thương hiệu kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và sự thống nhất trong toàn bộ kế hoạch bán hàng online.
Một ví dụ định vị và xây dựng thương hiệu thành công mỹ mãn chính là Apple. Quan niệm của đa số người tiêu dùng về Apple là một thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp với thiết kế sang trọng, hiện đại, nhiều tính năng ưu việt và có độ bền cao.
Mặc dù mức giá cao hơn hẳn các thương hiệu khác cùng ngành như Samsung, Huawei, LG,… nhưng người dùng vẫn luôn mong muốn sở hữu Apple trước tiên.
Định vị và xây dựng thương hiệu giúp kích thích nhu cầu mua hàng hiệu quả
>>> Xem thêm bài viết: Tái định vị thương hiệu là gì - Bước ngoặt thành công cho doanh nghiệp
5. Xác định sứ mệnh và nhiệm vụ nhãn hàng
Sứ mệnh nhãn hàng là mục đích, lý do, căn cứ mà công ty ra đời, tồn tại và phát triển. Bạn có thể tìm một câu slogan phù hợp thể hiện sứ mệnh này. Nhiệm vụ nhãn hàng là triển khai những công việc cần làm để hiện thực hóa sứ mệnh đó.
Xác định được sứ mệnh và nhiệm vụ nhãn hàng, bạn sẽ ít bị “xao nhãng” khỏi hướng kinh doanh và tiếp cận khách hàng đã hoạch định. Đồng thời thông qua đó, tìm được thị trường đúng đắn hơn cũng như tạo ra sự nhất quán cho sự nghiệp kinh doanh online dài hạn.
Xác định được sứ mệnh và nhiệm vụ giúp nhãn hàng đi đúng hướng, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất
6. Xác định và phân bổ ngân sách
Bạn nên tìm cách phân bổ phù hợp nguồn vốn cho từng hành động trong từng giai đoạn tương ứng. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng “độn ngân sách” khiến quỹ công ty thiếu hụt.
Không những thế, bạn cũng cần phải có hệ thống quản lý nguồn tiền ra - vào kỹ càng nhằm đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của sản phẩm, chiến lược quảng cáo và điều chỉnh cho phù hợp trong đợt ra mắt tiếp theo.
Bạn cần phân bổ ngân sách hợp lý, hạn chế tình trạng “khan hiếm” nguồn tiền cho việc sản xuất và quảng bá sản phẩm
>>> Xem thêm: Ngân sách là gì và cách sử dụng hiệu quả để phát triển doanh nghiệp
7. Xác định mục tiêu tiếp thị
7.1 Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn là điều cần thực hiện theo năm, đi đôi với chiến lược và tầm nhìn của công ty. Xác định mục tiêu dài hạn giúp bạn hiểu rõ mong muốn của mình là gì và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện ước mơ.
7.2 Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là sự hiện thực hóa của mục tiêu dài hạn. Việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn giúp bạn đánh giá được nỗ lực của bản thân và kiểm tra hiệu suất công việc.
Nhìn chung, mục tiêu tiếp thị phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phục vụ đánh giá quá trình kinh doanh tốt hơn.
Mục tiêu là cơ sở định hướng và đánh giá hiệu suất của kế hoạch kinh doanh online
8. Lập kế hoạch và thực hiện marketing online
Marketing online là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh online. Chiến dịch này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với người mua hàng mà còn góp phần đo lường chính xác mức độ phủ sóng và thành công của sản phẩm mới.
Một kế hoạch Marketing online toàn diện cần mô phỏng toàn bộ các mục tiêu và hoạt động cần thiết, đi kèm với thời gian và đối tượng thực hiện. Thêm vào đó là tận dụng tốt các công cụ quảng cáo bán hàng sau:
SEO Website (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): SEO (Search Engine Optimization) là một kỹ thuật quảng cáo đặc biệt, được phát triển từ khi Internet xuất hiện. Mục đích chính của SEO Website là đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… để người dùng biết đến thương hiệu.
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): Là một mô hình quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Trong đó, các nhà phân phối (có thể gọi là cộng tác viên bán hàng) sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua hàng bằng nội dung sáng tạo của chính mình, từ đó, nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.
Facebook Ads (quảng cáo Facebook): Là một dịch vụ quảng cáo phát triển bởi Facebook. Đây là dạng quảng cáo trả phí để hiển thị chương trình ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng tiềm năng trên nền tảng Facebook và các trang mạng đã liên kết.
Marketing online sẽ tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa nhãn hàng và người mua bằng cách cung cấp thông tin hữu ích
9. Giám sát và đánh giá kết quả
Khi có được một kế hoạch kinh doanh online hoàn chỉnh, bạn sẽ tiến hành thử nghiệm trên thị trường mục tiêu. Sau đó, đừng quên đánh giá hiệu quả thực hiện để xem kế hoạch có phù hợp với điều kiện thực tế chưa. Từ đó, điều chỉnh cho phù hợp cho những dự án sau.
Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh online không khó nhưng sẽ gây trở ngại với các chủ shop lần đầu kinh doanh, startup mới khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn tiếp thị và đánh giá kết quả. Để giải quyết vấn đề này cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí kinh doanh, nhiều người đã lựa chọn cho mình một phần mềm quản lý bán hàng. Điển hình như Hararetail - ứng dụng quản lý tốt nhất cho nhà bán lẻ đa kênh.
Hararetail là một giải pháp quản trị bán lẻ mạnh mẽ, chuyên nghiệp, giúp tăng lượt khách hàng mua trở lại từ đa kênh và hướng đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, gắn kết. Thêm vào đó, bạn có thể kiểm soát việc kinh doanh cũng như xử lý các vấn đề về vận chuyển, doanh thu một cách nhanh chóng chỉ trong 1 ứng dụng.
Có gì bên nổi bật bên trong ứng dụng Hararetail?
Nghiệp vụ bán lẻ O2O (Online - To - Offline): Phục vụ tốt và chuyên nghiệp hầu hết nghiệp vụ bán lẻ và xử lý đơn hàng tại chuỗi cửa hàng offline hay online như tra cứu, đổi - trả, đặt giao hàng, thanh toán, báo cáo…
Hệ thống quản lý tập trung OmniChannel: Đồng bộ thông tin dữ liệu đa kênh theo thời gian thực, vận hành linh hoạt, tăng chuyển đổi đơn hàng và mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.
Mở rộng kinh doanh online với các kênh thương mại điện tử: Nhờ vào tính năng này, bạn dễ dàng đồng bộ thông tin từ website lên các sàn thương mại điện tử nhanh chóng. Từ đó, tạo điều kiện khẳng định thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng cũng như thương hiệu.
Hỗ trợ quản lý sản phẩm và giám sát hàng tồn kho: Việc kiểm tra số lượng sản phẩm, hàng tồn kho cực kỳ dễ dàng vì mọi thông tin liên quan như tên, số lượng nhập, barcode, đã đặt, khả dụng… đều được trình bày logic, dễ hiểu.
Báo cáo doanh thu, doanh số bán hàng trực quan, chi tiết: Phần báo cáo trình bày mọi thông tin cơ bản như tổng đơn hàng, giá vốn, lợi nhuận, số lượng hàng đã bán, hàng bán chạy… giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh cách kinh doanh và quảng cáo cho phù hợp để tăng doanh thu nhiều nhất.
Phần mềm quản lý bán hàng Hararetail đem lại trải nghiệm tuyệt vời và tiện lợi trong quản lý, kiểm soát hàng hóa đa kênh
>>> Trải nghiệm dùng thử Hararetail hoàn toàn miễn phí:
10. Kết luận:
Tóm lại, việc lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả là một quy trình phức tạp nhưng đầy giá trị. Bằng cách tuân thủ các bước hướng dẫn trong bài viết này và kết hợp với sự sáng tạo và quyết tâm, bạn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh online mạnh mẽ, tiết kiệm và tối ưu, giúp đưa doanh nghiệp của bạn đến một tầm cao mới và đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Với 9 bước thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh online bên trên, hy vọng bạn đã có thể tự tạo cho mình một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả, chi tiết và phù hợp với mặt hàng dự tính. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm bài viết có cùng chủ đề: