Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả cho doanh nghiệp

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn là vấn đề vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với những biến đổi của thị trường và liên tục mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Vậy sản phẩm mới là gì? Quy trình phát triển sản phẩm mới ra sao? Hãy đọc bài viết sau để tìm ra câu trả lời!

1. Sản phẩm mới là gì?

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Sản phẩm mới là những sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng

Sản phẩm mới là gì? Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm mới là những sản phẩm được tạo ra nhằm thỏa mãn mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng, mang đến những lợi ích riêng biệt và được chào bán trên thị trường. Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm mới phải nhất quán về cả 2 phương diện: tiến bộ về mặt kỹ thuật và tiến bộ về mặt kinh tế.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, sản phẩm mới được chia thành 2 loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối.

  • Sản phẩm mới tương đối:

Là những sản phẩm đầu tiên mà một doanh nghiệp sản xuất và đưa chúng vào bán trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm này không phải là mới đối với tất cả các doanh nghiệp và thị trường. Do chi phí phát triển loại sản phẩm này thường thấp nhưng khó định vị thương hiệu trên thị trường nên những sản phẩm này thường được xem như là một trong những cách mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn nhưng đòi hỏi cạnh tranh tương đối cao.

  • Sản phẩm mới tuyệt đối:

Đây là những sản phẩm mới đối với cả thị trường lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào phát triển loại sản phẩm này thì sẽ được coi là “người tiên phong” trong việc sản xuất chúng. Do đây là một sản phẩm mới hoàn toàn, được ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên nên để phát triển được chúng là cả một quá trình tương đối khó khăn và phức tạp. Chi phí phát triển sản phẩm mới tuyệt đối dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường khá cao.

2. Những phương pháp phát triển sản phẩm mới

2.1 Hoàn thiện sản phẩm hiện có

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới bằng cách hoàn thiện sản phẩm hiện có

Một trong những giải pháp khá tối ưu đối với những doanh nghiệp sản xuất là hoàn thiện sản phẩm hiện có. Bởi doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoàn thiện sản phẩm dựa trên những nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng, của thị trường. Có 2 cách hoàn thiện sản phẩm hiện có dựa trên quá trình đánh giá và nghiên cứu mà doanh nghiệp có thể thực hiện như:

  • Hoàn thiện sản phẩm về hình thức:

Quá trình này sẽ không tác động đến công dụng hay giá trị sử dụng của sản phẩm bên trong mà chỉ tập trung thay đổi các yếu tố bên ngoài như bao bì, tên gọi thu hút khách hàng hơn, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

  • Hoàn thiện sản phẩm về nội dung:

Quá trình này thường có những thay đổi tương đối lớn bên trong sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng hay tối ưu chi phí sản xuất. Sự thay đổi này thường được tập trung ở nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất để hoàn thiện sản phẩm.

2.2 Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn

Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn luôn là yếu tố mang nhiều thử thách nhưng nếu thành công thì cũng đem lại không ít lợi ích cho doanh nghiệp. Để có thể tìm kiếm cũng như phát triển thêm các ý tưởng về sản phẩm và đảm bảo được khả năng tiêu thụ khi sản phẩm được hoàn thiện, ra mắt trên thị trường thì các doanh nghiệp thường tìm ra các cơ hội, dự định về sản phẩm mới dựa trên việc phân đoạn khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.

Các doanh nghiệp cần đảm bảo các quy trình phát triển sản phẩm mới, từ ý tưởng, sản xuất đến phân phối để hoạt động vận hành và tạo ra sản phẩm mới được diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo khả năng kiểm soát và đánh giá được chất lượng sản phẩm cũng như sự đón nhận của khách hàng, nhà bán lẻ và hiệu quả bán ra.

Đối với việc phát triển sản phẩm mới hoàn toàn thì kế hoạch truyền thông, Marketing cần được xây dựng một cách chặt chẽ, rõ ràng và kiểm soát sát sao nhất. Bởi trên thực tế, truyền thông là cách tốt nhất để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu.

Tùy vào tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đưa ra các hình thức Marketing khác nhau như truyền thông tại cửa hàng hay gian hàng dùng thử, truyền thông online,...

Nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành theo mô hình D2C, để phủ rộng thêm thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng thì việc mở rộng các kênh bán là cần thiết. Mặt khác, nếu doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất, để đảm bảo khả năng tiêu thụ thì việc lựa chọn kênh phân phối là điều bắt buộc. Bạn có thể lựa chọn các kênh như nhà phân phối, đại lý hay nhà bán lẻ trực tiếp để đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

3. Các bước phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp

3.1 Bước 1: Phác thảo ý tưởng sản phẩm mới

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Phác thảo ý tưởng sản phẩm mới

Bước đầu trên trong các bước phát triển sản phẩm mới đó chính là phác thảo ý tưởng. Một doanh nghiệp có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ý tưởng khác nhau cho sản phẩm mới của mình. Tuy nhiên, trong số những ý tưởng đó hãy chọn ra một vài ý tưởng vượt trội, có tính khả thi và được dự đoán mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng phương pháp SCAMPER để tạo ra được một ý tưởng sản phẩm mới tuyệt vời:

  • Substitute (Thay thế): Hãy xem xét có thể thay thế bước nào trong quy trình sản xuất này hay không? Hoặc có thể thay thế nguyên liệu của sản phẩm phẩm này bằng một nguyên liệu khác tốt hơn được không?
  • Combine (Kết hợp): Những sản phẩm nào có thể kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm đột phá hơn?
  • Adapt (Thích nghi): Ở đây, có thể được hiểu là sự vay mượn về tính năng, công dụng của một sản phẩm này để sử dụng cho một trường hợp khác.
  • Modify (Điều chỉnh): Màu sắc, kích thước, hình dáng của sản phẩm này nên điều chỉnh như thế nào để phù hợp hơn? Tính năng của sản phẩm nên cải thiện thế nào để đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng?
  • Put (Sử dụng vào mục đích khác): Sản phẩm này của bạn có thể dùng vào một mục đích khác so với tính năng ban đầu của nó hay không?
  • Eliminate (Loại bỏ): Cân nhắc loại bỏ đi những tính năng thừa, không hữu dụng đối với người dùng trên sản phẩm. Việc này sẽ khiến sản phẩm của bạn trông đơn giản hơn và giá thành sẽ rẻ hơn vì đã loại bỏ bớt tính năng. Từ đây mà bạn có thể dễ dàng thu hút người dùng.
  • Reverse (Đảo ngược): Hãy đảo ngược quy trình phục vụ với sản phẩm của mình.

3.2 Bước 2: Đánh giá, sàng lọc ý tưởng

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Đánh giá và sàng lọc các ý tưởng sau khi phác thảo

Ở bước tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới, bạn cần tiến hành đánh giá và sàng lọc các ý tưởng sau khi phác thảo. Việc đánh giá, sàng lọc sẽ giúp bạn chọn được ý tưởng tốt nhất trong tất cả các ý tưởng đã đề ra.

Trong giai đoạn sàng lọc này, doanh nghiệp cần tránh hai loại sai lầm:

  • Sai lầm bỏ sót (drop-error) là khi doanh nghiệp gạt bỏ đi một ý tưởng hay.
  • Sai lầm để lọt lưới (go-error) xảy ra khi doanh nghiệp chấp nhận một ý tưởng dở và đưa nó vào triển khai, tung ra thị trường.

Mục đích của việc sàng lọc này là nhằm chỉ ra và loại bỏ những ý tưởng kém cỏi càng sớm càng tốt. Bởi chi phí cho việc phát triển sản phẩm mới qua mỗi giai đoạn sẽ tăng lên đáng kể. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có phương pháp sàng lọc có hiệu quả.

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của việc phát triển sản phẩm mới (lợi nhuận, doanh số, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng thêm uy tín) trên thị trường mục tiêu của nó và tình hình cạnh tranh, ước tính sơ bộ quy mô thị trường, giá bán dự kiến, thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển và chi phí sản xuất, khả năng sinh lợi.

Để việc lọc ý tưởng trở nên dễ dàng và hiệu quả, doanh nghiệp có thể triển khai một số bí quyết sau:

  • Tạo form và gửi khảo sát tới người dùng để nhận được thông tin chân thực nhất.
  • Chia sẻ ý tưởng của bạn cho bạn bè hay người thân để họ cho bạn ý kiến khách quan nhất.
  • Nghiên cứu nhu cầu trực tuyến của người dùng bằng các công cụ như Google Trend, Facebook audience insight,...
  • Đăng trên các diễn đàn xã hội, group facebook,… để lấy ý kiến

3.3 Bước 3: Tạo và thử nghiệm concept

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Tạo và thử nghiệm concept

Đây được coi là một trong các bước phát triển sản phẩm mới vô cùng quan trọng bởi ý tưởng của bạn sẽ được chi tiết và cụ thể hóa nhờ vào concept. Các concept cần đưa vào thử nghiệm theo từng nhóm đối tượng người tiêu dùng để xác định được tính hiệu quả của nó. Bạn có thể thực hiện thử nghiệm thông qua phỏng vấn hoặc sử dụng khảo sát định lượng để thu thập được những thông tin cần thiết nhất trong kế hoạch phát triển sản phẩm mới của mình.

3.4 Bước 4: Xây dựng kế hoạch Product Branding

Việc xây dựng kế hoạch Product Branding cụ thể để có thể giới thiệu sản phẩm mới đến tay người dùng là một trong các bước phát triển sản phẩm mới đặc biệt quan trọng.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp chuyển đổi các thuộc tính từ khách hàng thành các thuộc tính kỹ thuật. Để thực hiện điều đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà Marketing, kỹ sư thiết kế và chế tạo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý là trong giai đoạn này không chỉ phát triển phần chức năng (sản phẩm) mà còn tập trung phát triển các thuộc tính tâm lý. Hay nói cách khác, giai đoạn này là giai đoạn xây dựng một thương hiệu cụ thể để thỏa mãn nhu cầu chức năng và tâm lý của khách hàng mục tiêu.

3.5 Bước 5: Phân tích tài chính dự án

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Phân tích tài chính dự án

Ở bước này, doanh nghiệp cần triển khai khái quát chiến lược Marketing sẽ sử dụng để đưa sản phẩm vào thị trường. Kế hoạch chiến lược Marketing nên có 3 phần sau:

  • Thứ nhất: Mô tả quy mô, cấu trúc và cách ứng xử của thị trường mục tiêu, kế hoạch định vị và tiêu thụ sản phẩm, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường và mức lợi nhuận dự kiến trong những năm đầu tiên.
  • Thứ hai: Dự kiến giá bán, chiến lược phân phối và ngân sách Marketing cho năm đầu tiên.
  • Thứ ba: Trình bày doanh số dự tính về lâu dài, mục tiêu lợi nhuận phải đạt và chiến lược Marketing mix theo thời gian.

3.6 Bước 6: Triển khai quy trình phát triển sản phẩm mới

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới, quyết định sự thành bại của sản phẩm trước khi nó được tung ra thị trường. Sau khi đã phân tích tài chính và có đủ nguồn lực để triển khai, bước này bạn sẽ bắt đầu tạo mẫu với nhiều phiên bản vật lý dựa trên khái niệm của sản phẩm đã xây dựng ra trước đó.

Với nhiều mẫu khác nhau, bạn cần loại bỏ những mẫu chưa đạt yêu cầu, cải thiện dần để tạo được mẫu khiến bạn hài lòng nhất. Tùy vào sản phẩm doanh nghiệp đang phát triển mà thời gian nghiên cứu có thể là một đến hai tuần, một hai tháng hoặc có thể trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, mẫu sản phẩm trong quá trình phát triển cũng cần thường xuyên phải kiểm tra đi, kiểm tra lại để đảm bảo được yếu tố về an toàn lẫn hiệu quả.

3.7 Bước 7: Thử nghiệm trong phạm vi cố định

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Thử nghiệm trong phạm vi cố định

Để giải đáp những băn khoăn, không chắc chắn về tính hiệu quả của sản phẩm cũng như kế hoạch tiếp thị, lúc này, bạn có thể sử dụng phương án thử nghiệm trên thị trường giả lập. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thử nghiệm các yếu tố liên quan trước khi quyết định đầu tư sản phẩm một cách đầy đủ.

Có thể chọn thử nghiệm thị trường theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như tặng kèm, bán với số lượng ít hay giới thiệu ở siêu thị, hội chợ,… Các đánh giá và báo cáo sau đó sẽ cho ra các căn cứ để điều chỉnh các kế hoạch phát triển sản phẩm.

3.8 Bước 8: Đưa sản phẩm ra thị trường

Bước cuối cùng trong kế hoạch phát triển sản phẩm mới đó chính là đưa sản phẩm ra thị trường. Việc thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường giúp cho ban lãnh đạo có đủ dữ liệu để đi tới quyết định cuối cùng là nên tung sản phẩm mới đó ra thị trường hay không? Trong giai đoạn thương mại hóa sản phẩm mới, doanh nghiệp cần quyết định 4 vấn đề sau:

  • Khi nào? (thời điểm): Lúc nào sản phẩm mới cần được tung ra thị trường? Bạn có thể phân chia ước lệ ba thời điểm cần thương mại hóa sản phẩm mới là: tung sản phẩm ra thị trường trước tiên, tung sản phẩm mới ra thị trường đồng thời với các đối thủ cạnh tranh, tung sản phẩm ra thị trường muộn hơn.
  • Ở đâu? (khu vực địa lý): Doanh nghiệp phải quyết định sẽ tung sản phẩm mới ra ở một địa điểm duy nhất, ở một vùng, ở nhiều vùng, trong toàn quốc hay trên thị trường quốc tế?
  • Cho ai? (thị trường mục tiêu): Doanh nghiệp hướng hoạt động phân phối và truyền thông vào những nhóm khách hàng nào?
  • Như thế nào: Doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch hành động nào nhằm giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường ngày càng được mở rộng?

4. Ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Quy trình phát triển sản phẩm mới của Nike

Để hiểu rõ hơn về quy trình đã nói ở trên, sau đây Haravan sẽ nêu ra ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới của Nike:

Lên ý tưởng: Nike đã cho xây dựng một phòng nghiên cứu thể thao Nike (NSRL) để phục vụ việc nghiên cứu và lên ý tưởng cho sản phẩm thông qua nhu cầu của các vận động viên. Các nhà khoa học của Nike đã phát triển ra rất nhiều công cụ đo lường và phân tích như cảm biến cơ, máy quét bàn chân, máy phân tích hơi thở, máy quay video tốc độ cao có khả năng tạo ra một phiên bản 3D của bàn chân con người trên thực tế.

Sàng lọc ý tưởng: Sau khi nghiên cứu, NSRL sẽ chốt ý tưởng và chuẩn bị một bản thiết kế tóm tắt. Bản thiết kế này sau đó sẽ được chuyển qua phòng phát triển SP - một vườn ươm cho các dự án mới, để phát triển thành sản phẩm thực tế.

Tạo và thử nghiệm concept: Nike đã cho ra mắt Nike Free - đôi giày cho phép bàn chân có thể di chuyển, uốn cong và bám giống như khi chạy chân trần. Đây là giày tập luyện giúp bổ trợ và đào tạo người dùng, không phải là sự thay thế cho các đôi giày thể thao khác của Nike.

Xây dựng kế hoạch Product Branding: Nike tiếp cận người tiêu dùng bằng những cách sau:

  • Sử dụng Celebrity: Cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo, tay vợt Maria Sharapova và nhà vô địch Wimbledon Roger Federer là những vận động viên được sử dụng trong các TVC để quảng cáo Nike Free.
  • Website: Trang web Nike Free được sử dụng để giải thích cách phát triển dòng giày này và lợi ích của giày luyện tập. Bên cạnh đó, Nike còn sử dụng câu chuyện của những huấn luyện viên và vận động viên nổi tiếng, vì họ là những người được người tiêu dùng mục tiêu biết đến và có thể giúp kể câu chuyện về sản phẩm.
  • Đào tạo nội bộ: Nike luôn đảm bảo nhân viên làm việc trong các cửa hàng của mình hiểu rõ về sản phẩm cũng như lợi ích và cách sử dụng nó.

Phân tích tài chính:

  • Dòng giày chuyên dùng cho chạy bộ chiếm 24% doanh thu của Nike trong năm 2011.

  • Nike Free dự kiến sẽ tăng tổng doanh thu lên 4% và tăng doanh thu của dòng giày chạy bộ lên 30% trong năm 2012 và các năm sau đó, trở thành dòng chủ lực.

Triển khai quy trình phát triển sản phẩm mới: Nhiều mô hình sẽ được tạo ra nhằm truyền tải cảm giác “chạy chân trần” từ ý tưởng ban đầu. Nhà nghiên cứu đã phát triển các mô hình mẫu bằng cách sử dụng bất kỳ vật liệu nào có thể sao chép bàn chân trần của con người. Kết quả cuối cùng cho ra một đôi giày có mặt trong chứa các lỗ nhỏ, cho phép bản chân được bảo vệ nhưng vẫn tạo cảm giác tự do.

Thử nghiệm:

  • Trước khi Nike Free được đưa ra bày bán rộng rãi trên thị trường, Nike đã tiến hành thử nghiệm độc lập với các vận động viên phải thường xuyên tập thể dục. Trong một thử nghiệm kéo dài 6 tháng, 110 người đã được chọn ra để chạy bộ mỗi ngày bằng đôi giày này.
  • Kết quả cho thấy, Nike Free không chỉ có công dụng như một đôi giày chạy bộ mà còn giúp người ta rèn luyện kỹ năng. Những vận động viên trong nhóm sau khi thử nghiệm xong nhận thấy khả năng thể thao của mình trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn trước.

Đưa sản phẩm ra thị trường: Nike đã quyết định tung sản phẩm Nike Free ra thị trường từ châu Âu đến châu Á và tiếp tục bán đều đặn dòng giày này cho đến ngày hôm nay.

5. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Sản phẩm mới là gì?”, đồng thời cũng đã nêu ra cho bạn quy trình phát triển sản phẩm mới của một doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về sản phẩm mới và ứng dụng chúng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

--------------

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel - giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Quy trình phát triển sản phẩm mới

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Học viện Haravan - Chia sẻ kiến thức kinh doanh online đa kênh

Ebook miễn phí

Ebook miễn phí

Bí kíp thiết kế website bán hàng Từ A-Z cho mọi chủ shop

Đăng ký tải ngay Ebook

Bài viết liên quan:

Bật mí các cách lấy sỉ mỹ phẩm Hàn Quốc giá rẻ, chất lượng

12/01/2023 MKT Ngoc Anh

Mở quán cơm văn phòng cần biết những mẹo sau để buôn bán đắt khách

15/01/2023 MKT Ngoc Anh

Khởi nghiệp bằng kinh doanh trái cây nhập khẩu có khả thi không?

16/01/2023 MKT Ngoc Anh